Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 351-360 of 67929 (Search time: 0.009 seconds).
  • Article


  • Authors: Bùi Thị Tinh (2022-10)

  • Trên tinh thần phi duy lý, phủ nhận việc tiếp cận con người bằng nhận thức khoa học, K.Jaspers - nhà triết học hiện sinh phương Tây nhấn mạnh nhận thức con người hiện sinh, tự do với tư cách một khả thể vươn tới siêu việt bằng phương pháp đặc thù là “soi vào hiện sinh”, quan sát từng bước đi của hiện sinh để tìm ra con đường đi cho mình “cái mình muốn trở thành”. Để hiện sinh trung thực, con người phải “siêu việt”, vượt qua cách sống tầm thường để khẳng định nhân vị của mình. Hiện sinh là “cửa mở vào siêu việt”, đó là nét đặc sắc trong triết học của Jaspers. Quan niệm này của ông rất có ý nghĩa. Nó góp phần thức tỉnh con người; trong bất kỳ hoàn cảnh, giới hạn nào cũng cần vươn lên, hoạt động sáng tạo, hướng về tương lai để tạo nên bản chất, nhân vị độc đáo của mình.

  • Article


  • Authors: Mai Ngọc Anh (2022-02)

  • Giáo dục đại học không chỉ góp phần đưa Việt Nam từ một quốc gia nghèo trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp, mà còn góp phần giải quyết một sổ vấn đề bất bình đẳng trong xã hội. Tuy nhiên, giáo dục đại học chưa thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng theo chiều sâu, sự gắn kết giữa giáo dục đại học với doanh nghiệp trong phối hợp nghiên cứu, giảng dạy còn hạn chế, do đó, nghiên cứu đưa ra hai nhóm khuyến nghị nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2025 trên cơ sở thúc đẩy sự liên kết giữa giáo dục đại học và phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. Cụ thể là: (I) phát triển giáo dục đại học tinh hoa, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu; (II) thúc đẩy gắn kết giáo dục đại học với doanh nghiệp và thị trường lao động.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Mai Hoa (2022-09)

  • Bài viết trình bày lý luận cánh tả thời đại hậu công nghiệp về bản chất của toàn cầu hóa, đồng thời phân tích quan niệm của trường phái này về bản chất của toàn cầu hóa ở các phương diện cơ bản, như toàn cầu hóa công nghệ, toàn cầu hóa kinh tế-xã hội, toàn cầu hóa chính trị và tinh thần. Qua đó, bài viết khẳng định, toàn cầu hóa mà lý luận cánh tả thời đại hậu công nghiệp đề cập đến ở đây thực chất là phương thức, chính sách của các cường quốc tư bản dùng để thực hiện tham vọng làm chủ thế giới của mình. Hệ quả của nó gắn liền với chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh, bạo lực đe dọa cuộc sống của loài người. Do đó, để loại bỏ những hiểm họa này, thiết lập nền hòa bình, thịnh vượng trên thế giới, cần phải loại bỏ toàn cầu hóa ở phương diện này.

  • Article


  • Authors: Đào Thị Minh Thảo (2022-08)

  • Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra quan điểm và các nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Bài viết làm rõ hơn quan điểm của Đại hội XIII về xây dựng Đảng ở ba nội dung: chính trị, tư tưởng và đạo đức; tình hình tiến hành công tác này và một số nhiệm vụ cần thực hiện để hoàn thành mục tiêu “xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh dạo, cầm quyền của Đảng” theo tinh thần của Đại hội XIII.

  • Article


  • Authors: Vũ Quang Hiển (2022-08)

  • Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939- 1945), từ những quan điểm quân sự trong giai đoạn 1930- 1939, đường lối quân sự của Đảng ngày càng rõ nét, chủ yếu là đường lối khởi nghĩa vũ trang, thể hiện qua việc Đảng chỉ đạo công cuộc chuẩn bị lực lượng và tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; tiến hành khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn, tiến lên chớp đúng thời cơ tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị giành thắng lợi. Đó là nét độc đáo về nghệ thuật quân sự giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám.

  • Article


  • Authors: Đinh Văn Thụy;  Advisor: Tạp chí Triết học (2022-10)

  • Trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò của các chủ thể, các mối quan hệ trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, bài viết đánh giá thực trạng các chủ thể, các mối quan hệ đó trong bối cảnh hiện nay, từ đó đề ra giải pháp nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Lê Minh Toàn; Dương Hải Hà (2022-02)

  • Năm 2020, Singapore xếp hạng 11 thế giới về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) (EGDI) của Liên Hợp Quốc (LHQ). Mục tiêu xây dựng Chính phủ số của Singapore là làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn với trọng tâm rõ ràng - tạo và cung cấp trải nghiệm người dùng lấy công dân làm trung tâm, giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cũng như tham vọng đưa Singapore trở thành một Quốc gia thông minh (smart nation) đầu tiên trên thế giới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Minh Đảo (2022-08)

  • Sau khi quân Nhật đầu hàng đồng minh (15-8-1945),Xứ ủy tiền phong ở Nam Bộ họp bàn quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền, nhưng còn ý kiến cho rằng "khởi nghĩa bây giờ là phiêu lưu", sẽ thất bại như hồi năm 1940. Để có cơ sở thực tiễn, Xứ úy chọn tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An) khởi nghĩa thí điểm. Cuộc khởi nghĩa ở Tân An diễn ra nhanh chóng thắng lợi, quân Nhật không kịp hành động nào. Cuộc khỏi nghĩa ở Tân An thắng lợi là góp phần quan trọng vào thắng lợi Tổng khỏi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở Nam Bộ.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Vũ Hồng Thanh (2022-02)

  • Ở Việt Nam, trong hơn 70 năm xây dựng và phát triển, ngành bưu chính luôn là một kênh bảo đảm các hoạt động cung cấp thông tin liên lạc thiết yếu, quen thuộc và tin cậy cho xã hội. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành “Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” (Quyết định số 158/2001/QÐ-TTg). Sau 20 năm thực hiện Chiến lược, lĩnh vực bưu chính đã có những đóng góp quan trọng, tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên hiện nay, sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường bưu chính, của thị trường thương mại điện tử (TMĐT). Cùng với đó, sự phát triển của công nghệ số gắn với cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư làm thay đổi phương thức kinh doanh và tiêu dùng dịch vụ, mở ra cơ hội mới cho phát triển lĩnh vực ...

  • Article


  • Authors: Vũ Thị Thu Hằng (2022-07)

  • Thực hiện dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn là quá trình hiện thực hóa quyền được biết, bàn bạc, tham gia góp ý kiến, thực hiện và kiểm tra, giám sát của người dân đối với các công việc của nhà nước, xã hội và cộng đồng, cũng như đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Quá trình thực hiện các nội dung này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, như thể chế, pháp luật, trình độ nhận thức của người dân và văn hóa làng xã truyền thống. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích sự ảnh hưởng của văn hóa làng xã truyền thống đến quyền bàn bạc và tham gia đóng góp ý kiến của người dân.