Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 411-420 of 67929 (Search time: 0.014 seconds).
  • Article


  • Authors: Trần Đoàn (2022-08)

  • Ngay từ khi thành lập, Đảng đã xác định thiết lập các mối quan hệ quốc tế, trước hết là với phong trào cộng sản và công nhân thế giới, các dân tộc thuộc địa. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định: "thực hành liên lạc với bị áp bức các dân tộc và vô sản giai cấp thế giới". Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng từng bước xác lập mối quan hệ với các đảng cộng sản, với lực lượng tiến bộ, lực lượng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài để đấu tranh giành độc lập, đồng thời, đóng góp vào phong trào cách mạng thế giới.

  • Article


  • Authors: Phạm Thanh Tùng (2022-09)

  • Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang không thoát ly sản xuất, một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước, tài sản của nhân dân; là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương khi có chiến tranh. Trong 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986- 2021), Đảng tiếp tục lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ phát triển rộng khắp, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở, cơ quan, đơn vị.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Lan (2022-09)

  • Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mởi từ năm 1986 đến nay, cùng với việc đề ra chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, Đảng đã có nhiều quan điểm đổi mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Qua đó, đã góp phần vào những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới hiện nay. Bài viết góp phần làm rõ quan điểm của Đảng qua các đại hội thời kỳ đổi mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Kim Tôn (2022-08)

  • Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp cách mạng nước ta.Trong mỗi giai đoạn lịch sử khácnhau, việc thực hiện hai nhiệm vụ này cần có chiến lược và sách lược phù hợp. Đối vởi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng luôn quan tâm nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để hoàn thiện hơn chiến lược bảo vệ Tổ quôc trong tình hình mới, đó là nội dung bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Để thực hiện chiến lược này đòi hỏi cần có sự tham gia của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân với những nhiệm vụ cụ thể trên các lĩnh vực có liên quan.

  • Article


  • Authors: Hoàng Thế Anh (2022-02)

  • Bài viết phân tích chính sách thu hút nhân tài của Đảng và Chính phủ Trung Quốc sau cái cách mở cửa cho thấy: tương ứng với trình độ phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi giai đoạn khác nhau, Trung Quốc đã áp dụng các chính sách thu hút nhân tài khác nhau. Cụ thể là giai đoạn đầu cải cách mở cửa, do trình độ phát triên kinh tế, xã hội thấp, cần phải tạo ra được môi trường, cơ sở để đào tạo, thu hút nhân tài, Trung Quốc đã tiến hành cải cách hệ thống giáo dục, xây dựng đội ngũ chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học, cử người ra nước ngoài học tập, thu hút nhân tài vào Trung Quôc. Khi trình độ kinh tế, xã hội bắt đầu phát triển hơn, Trung Quốc đã thay đổi tư duy về thu hút nhân tài, đề ra yêu cầu, định vị mới để thu hút nhân tài, cải cách thể chế quản lý nhân tài, thực hiện nhiều chỉnh sách ư...

  • Article


  • Authors: Phạm Hùng Cường (2022-02)

  • Lấy hệ thống siêu thị Co.opmart làm trường hợp nghiên cứu và triển khai khảo sát cảm nhận của người tiêu dùng, nghiên cứu này chỉ ra rằng: (1) trong gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng, chất lượng và giả cả sản phẩm mà siêu thị cung cấp có vai trò lớn nhất; (2) trong tăng cường truyền thông thương hiệu, quảng cáo trên truyền hình sẽ có hiệu quả lớn nhất; (3) trong mở rộng và cải tiến thương hiệu, thay đổi mẫu mã, logo thương hiệu và phát triền nhãn hàng riêng của siêu thị sẽ có thể là các biện pháp phát triển thương hiệu hiệu quả nhất. Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra các biện pháp cần được các siêu thị ở Việt Nam quan tâm hơn trong phát triển thương hiệu.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Mai Phương (2022-08)

  • Đại dịch COVID-19 được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đánh giá là "cuộc khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai". Tại Việt Nam, đại dịch COVID-19 cũng đã tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, trong đó nhóm đôi tượng yếu thế bị tác động nặng nề nhất. Nhằm hạn chế những tiêu cực do đại dịch COVID-19 gây ra, Đảng và Nhà nước đã triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, cấp bách, trong đó có chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, nhất là nhóm đôi tượng yếu thế. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách này khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Trần Minh Trưởng (2022-09)

  • Đồng chí Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-1942), đã có đóng góp to lớn đối với việc khôi phục tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1932- 1935. Đồng chí đã được tiếp nhận "Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương" làm cơ sở cho các hoạt động của Đảng, trong đó có công tác củng cố tổ chức và phát triển cán bộ. Trên cơ sở đó, tổ chức bộ máy của Đảng ở trong nước dần được phục hồi và phát triển, Ban Chỉ huy ở ngoài - cơ quan Trung ương của Đảng được thành lập, tiến tới Đại hội lần thứ nhất của Đảng.

  • Article


  • Authors: Phạm Thị Nhuần (2022-08)

  • Sinh thời, Chủ tịch Hổ Chí Minh đã từng căn dặn: "mỗi cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn, thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa". Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức người cán bộ cách mạng được thể hiện trong công tác, phong cách làm việc, quan hệ với quần chúng, tinh thần trách nhiệm, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Quan điểm này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác xây dựng, chinh đốn Đảng hiện nay.

  • Article


  • Authors: Lê Văn Quân (2022-09)

  • Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga là sự kế thừa quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên Xô trước đây. Từ năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga gặp nhiều khó khăn. Nhờ những cố gắng của lãnh đạo cấp cao hai nước, quan hệ đó dần được cải thiện và phát triển trên cơ sở bình đẳng và các bên cùng có lợi. Bài viết làm rõ bối cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga; những kết quả chủ yếu và bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm.