- Article
Authors: Nguyễn Xuân Thắng (2022-08) - -
|
- Article
Authors: Đinh Quang Hải (2022-01) - Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, có hệ thống về vấn đề chợ truyền thống ở vùng Đồng bằng sông cửu Long hiện nay với tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (chợ nông thôn) trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Bài viết này nhằm mục đích góp phần làm rõ hơn những kết quả chủ yếu về xây dựng nông thôn mới ở một số tỉnh, thành ĐBSCL trong thời gian qua và tập trung làm rõ vấn đề chợ nông thôn truyền thống với tiêu chí chợ nông thôn trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới, đánh giá vị trí, vai trò...
|
- Article
Authors: Nguyễn Xuân Cường; Hà Thị Hồng Vân (2022-02) - Nghiên cứu này tìm hiểu kể hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc từ đó đánh giá các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam. Khác với các kế hoạch 5 năm trước đây, kế hoạch 5 năm lần thứ 14 không những đề ra các chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội cho giai đoạn 2021-2025, mà còn đưa ra tầm nhìn phát triển cho Trung Quốc đến năm 2035. Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ 14 được Trung Quốc xác định là thời kỳ quan trọng, then chốt để Trung Quốc chuyển từ xây dựng xã hội khá giả toàn diện sang thực hiện cơ bản hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, cũng là giao điểm lịch sử của “hai mục tiêu 100 năm” - năm 2021 (100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc), năm 2049 (100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa).
|
- Article
Authors: Mai Quốc Dũng (2022-08) - Sau khi thống nhất đất nước, Đại hội IV (1976) của Đảng đã đặt ra vàn đế thu hút vốn đầu tư nước ngoài để góp phần phát triển đất nước nhưng kết quả hết sức hạn chế. Đến Đại hội VI (1986), Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, vấn đế thu hút đầu tư nước ngoài được đặc biệt quan tắm nhằm khơi thông dòng vốn từ bên ngoài vào phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Với những quan điểm đúng đắn của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thu hút vốn đấu tư nước ngoài từng bước được hoàn thiện, nguồn vốn đấu tư tăng trưởng vượt bậc, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
|
- Article
Authors: Phạm Văn Vĩnh; Lê Đức Thuận (2022-09) - Phát triển kinh tế, xây dựng quốc phòng trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là sự kế thừa, phát huy truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc Việt Nam, là sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện chiến tranh cách mạng Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Đảng sớm xác định mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng quốc phòng trên một số nội dung chủ yếu, như: kết hợp trong xây dựng cơ cấu nền kinh tế; kết hợp trong xây dựng căn cứ địa cách mạng; phát huy vai trò lực lượng vũ trang tham gia sàn xuất, kết hợp kinh tế với quốc phòng..., và đã đạt được một số kết quả quan trọng.
|
- Article
Authors: Trần Hồng Hải (2022-09) - Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt những năm gần đây, Đảng xác định: Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đại hội XIII cùa Đảng khẳng định "Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu ". Trong Quân đội, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, các học viện và nhà trường đã tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học; gắn hoạt động nghiên cứu khoa học với các lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ chính trị; nâng cao tính thực tiễn, khả thi của các công trình nghiên cứu,
|
- Article
Authors: Nguyễn Thanh Minh (2022-01) - Ngày 16-11-1994 là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của luật pháp quốc tế khi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982 - UNCLOS bắt đầu có hiệu lực, trở thành cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biển và đại dương. Nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, học giả về luật pháp xem UNCLOS là hiến pháp của đại dương. Quả thực UNCLOS đã được vận dụng hiệu quả để giải quyết nhiều tranh chấp, bất đồng trên biển, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các quốc gia trong giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, phân định biển, hợp tác quốc tế...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Hồng Mai (2022-09) - Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế qua 35 năm đổi mới (1986-2021), Đảng luôn bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế của thời đại. Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới; là đối tác tin cậy của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ; có thị trường rộng lớn, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư lớn trong khu vực và thế giới, đặc biệt là các cường quốc kinh tế. Qua đó, nền kinh tế Việt Nam đạt nhưng thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực.
|
- Article
Authors: Mai Thị Trúc Ngân; Nguyễn Thanh Vân (2022-05) - Bảo hiểm y tế được coi là cần thiết khi có vấn đề về sức khỏe. Số lượng HSSV tham gia BHYT không chỉ có ý nghĩa đối với xã hội mà còn góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh học tập tốt. Nghiên cứu này khẳng định có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT của sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng: Thái độ tham gia BHYT, kỳ vọng của gia đình, nhận thức về nguy cơ rủi ro bệnh tật, kiểm soát hành vi, nhận thức về hành vi xã hội; trong đó, trách nhiệm cá nhân và hiểu biết về BHYT có tác động mạnh nhất. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao chất lượng thực hiện BHYT trong sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, nâng cao tỷ lệ sinh viên tham gia BHYT, đồng thời làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về BHYT...
|
- Article
Authors: Nguyễn Văn Khánh (2022-03) - Để thôn tính nước Đại Nam, thực dân Pháp đã từng bước khuất phục triều đình Nguyễn, buộc vua quan triều Nguyễn phải nhân nhượng ký kết với Pháp từ hiệp ước này đến hiệp ước khác và cuối cùng là Hiệp ước Patenôtre vào ngày 6-6-1884 chấp nhận trở thành thuộc địa cùa nước Pháp. Nhằm độc chiếm quyền cai trị Việt Nam, chính quyền Pháp còn ký Quy ước Thiên Tân vói triều đình Mãn Thanh nhằm loại bỏ ảnh hưởng và các quan hệ của Trung Quốc với nước Đại Nam. Tính cả quá trình xâm lược và cai trị Việt Nam, ngoài các hiệp ước Nhâm Tuất (năm 1862), Giáp Tuất (1874), Quý Mùi (1883), Giáp Thân (1884), thực dân Pháp còn tìm cách thu hẹp rồi tiến đến loại bỏ hoàn toàn quyền lực của triều đình Nguyễn thông qua các văn bản, nghị định, nhất là bản hiệp ước ký giữa Toàn quyền Monguillot với triều Nguyễn...
|