Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 461-470 of 67929 (Search time: 0.014 seconds).
  • Article


  • Authors: Trần Thị Mỹ Hoa (2022-09)

  • Quan hệ liên Triều cho đến nay tuy vẫn rơi vào trạng thái “nóng lạnh thất thường” song đã ấm lên một cách tích cực trong thời gian gần đây. Bài viết làm rõ dấu hiệu tích cực của mối quan hệ này dưới thời tổng thống Moon Jae-in để thấy được thiện chí trên chặng đường cải thiện quan hệ cũng như tương lai của mối quan hệ liên Triều, đặc biệt kể từ sau các hội nghị thượng đỉnh liên Triều được tổ chức vào năm 2018.

  • Article


  • Authors: Trần Thị Hải Yến (2022-08)

  • Trung Quốc là quốc gia đã có hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động từ thiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức từ thiện, các nhà tài trợ, tình nguyện viên, người thụ hưởng và những người tham gia hoạt động từ thiện, thúc đẩy tiến bộ xã hội và chia sẻ thành quả của sự phát triển. Bài viết đề cập đến các nguyên tắc, các nội dung cơ bản của pháp luật từ thiện Trung Quốc. Dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc, bài viết đề xuất một số gợi mở cho Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Hữu Hoàng (2022-03)

  • Già hóa dân số đang trở thành vấn đề xã hội đe dọa đến sự phát triển bền vững toàn cầu. Khoa học và công nghệ phát triển cùng với chuyển đổi số quốc gia được kỳ vọng là "chìa khóa"giúp giải quyết thách thức này. Từ kết quả cuộc khảo sát 256 người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết phân tích hai vấn đề: Thích ứng của người cao tuổi với công nghệ số (DT) ở một số phương diện và thái độ của họ về vai trò của DT đối với việc đảm bảo cuộc sống cho người cao tuổi. Hơn 81% người cao tuổi sử dụng các thiết bị DT hiện đại và tỷ lệ này giảm dần theo độ tuổi. Tuy nhiên, họ lại ít tiếp cận và sử dụng DT để chăm sóc sức khỏe, trừ một số ứng dụng phòng, chống Covid-19. Người cao tuổi yêu thích đọc báo mạng, xem phim và nghe nhạc online, dần mở rộng không gian sống số nhưng cũng yêu thíc...

  • Article


  • Authors: Lê Văn Lợi (2022-03)

  • Trong quá trình xây dựng và phát triển học thuyết khoa học và cách mạng của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã không ngừng đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác. Tinh thần đấu tranh không khoan nhượng ấy không chỉ khiến cho chủ nghĩa Mác luôn vững vàng với thế giới quan duy vật biện chứng, mà còn trờ thành vũ khí lý luận sắc bén cho giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp mình và toàn nhân loại. Cuộc đấu tranh ấy đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta hiện nay.

  • Article


  • Authors: Trần Nguyên Việt (2022-03)

  • Kinh học là học thuyết về các bộ sách kinh điển trong truyền thống tri thức của Trung Quốc liên quan đến việc chú giải và nghiên cứu nội dung các kinh điển Nho giáo. Kinh học Trung Quốc trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài với những cuộc tranh luận gay gắt giữa các khuynh hướng thừa nhận hay phủ định các văn bản được phát hiện dưới các hình thức truyền khẩu hoặc khảo cổ. Ngày nay, khi Trung Quốc đang nỗ lực quảng bá tư tưởng Khổng giáo, vấn đề kinh học về Nho tạng tinh hoa cũng được chú trọng. Trong khi đó, Nho học Việt Nam truyền thống tuy trải qua một thời gian dài nhưng kinh học không được phát triển như ở một số nước trong khu vực. Các kinh điển Nho giáo truyền bá vào Việt Nam chỉ được tiếp thu ở mức độ nhất định vì mục tiêu phục vụ thực tiễn đời sống. Bài viế...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Đức Truyến (2022-03)

  • Khi đặt tên cho môn xã hội học của mình là "Xã hội học hiểu biết", Max Weber muốn coi khái niệm "hiểu biết" như là công cụ nhận thức về hành động xã hội, bởi khác với những hành vi sinh học hay tâm lý, hành động xã hội của con người luôn được dẫn dắt bởi những ý tưởng hay ý nghĩa xã hội. Khi cho rằng sự hiểu biết là cơ sở giải thích hành vi xã hội của con người, Weber nhận định có sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính ở cá nhân hay chủ thể xã hội và tư duy lý tính của nhà khoa học hay chủ thể nhận thức. Khi Weber định nghĩa về xã hội học. ông đã xác lập mối quan hệ vòng tròn giữa các khái niệm "hiểu biết", "diễn giải ” và "giải thích ”, Điều này có nghĩa là sự giải thích khoa học của chủ thể nhận thức phải bắt đầu từ sự diễn giải của chủ thể xã hội về ý nghĩa được nhắm đến theo cách...

  • Article


  • Authors: Phạm Ngọc Hòa (2022-04)

  • Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong quá trinh này, nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chẩt lượng cao (NNLCLC) được xem là nhân tố trung tâm, có vai trò quyểt định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NNLCLC vừa là nguồn lực to lớn, vừa là động lực tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, vừa là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thanh Thủy (2022-03)

  • Dịch Covid-19 ở Việt Nam đã tác động tới mọi mặt đời sống xã hội. Người nghèo trở thành một trong những nhóm đối tượng yếu thế bị ảnh hưởng nặng nề và rõ ràng nhất. Thông qua tổng quan và phân tích tài liệu thứ cấp, tác giả đánh giá những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến các vấn đề: việc làm và thu nhập; tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục đào tạo của người nghèo. Kết quả cho thấy, Covid-19 đã làm sự khác biệt giữa các khu vực, cộng đồng và các nhóm cư dân ngày càng sâu sắc. Bên cạnh đó là những khó khăn mà người nghèo phải đối mặt trong việc đảm bảo sinh kế, phục hồi cuộc sống do những hạn chế trong tiếp cận dịch vụ y tế cũng như khoảng cách trong thụ hưởng giáo dục.

  • Article


  • Authors: Lê Văn Cường (2022)

  • Bài viết trình bày một số vấn đề trong việc dạy và học chữ Nôm tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh công nghệ thông tin đang chi phối mạnh mẽ đến lĩnh vực đào tạo ở bậc đại học. Với ngành đào tạo như Hán Nôm hiện nay, việc dạy và học chữ Nôm đang gặp phải những khó khăn nhất định trong việc triển khai tiến trình đào tạo dưới áp lực của công nghệ số. Do vậy, cần phải có những khó khăn nhất định trong việc triển khai tiến trình đào tạo dưới áp lực của công nghệ số. Do vậy, cần phải có những giải pháp kết hợp giữa các cơ quan hữu quan, phương pháp giảng dạy truyền thống với tiện ích của công nghệ hiện đại sao cho linh hoạt, thích ứng nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đối với việc dạy và học chữ Nôm trong bối cảnh hiện nay.