Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 51-60 of 67929 (Search time: 0.005 seconds).
  • Article


  • Authors: Hoàng Sỹ Tương (2022-01)

  • Chuyển đổi số (CĐS) đang thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của mọi tổ chức, thông qua các công nghệ mới giúp mở ra lợi thế cạnh tranh, mang lại sự hiệu quả, linh hoạt và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Với tình hình các mối đe dọa về an ninh thông tin ngày càng gia tăng, việc CĐS sẽ không thể thành công nếu không xây dựng một chiến lược an ninh mạng phù hợp.

  • Article


  • Authors: Phạm Văn Dương (2022-01)

  • Do các yếu tố đa dạng về tự nhiên, tộc người và truyền thống lịch sử, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và văn hóa, với các sắc thái địa phương, vùng miền và tộc người phong phú. Việc nhận diện giá trị và phát huy vai trò của văn hóa ở mỗi địa phương là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay.

  • Article


  • Authors: Đặng Thị Thu Trang (2022-01)

  • Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Hồng Dương (2022-03)

  • Điếm khời đầu của Phật giáo xứ Huế và miền Trung có thể được ghi dấu bằng sự kiện năm 1558, Nguyễn Hoàng đem gia đình và thuộc hạ vào trấn trị xứ Thuận Hóa. Trải qua hơn 400 năm hình thành và phát triển, di sản Phật giáo ở vùng đất này khả đa dạng cả về tự viện và tông/môn phái. Bài viết trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu đi trước và dữ liệu điền dã tháng 4 năm 2021 bước đầu đề cập đến tiền trình thành lập các tự viện xứ Huế và miền Trung từ thời các chúa Nguyễn đến nay.

  • Article


  • Authors: Mộc Miên (2022-04)

  • Phóng viên Tạp chí TT&TT đã có cuộc trao đổi với TS. Bùi Quang Tuyến, Giám đốc Học viện Viettel - chủ biên của cuốn sách “Phát triển năng lực - Kiến tạo tương lai”. Xuất phát từ quan điểm của nhà tương lai học người Mỹ Alvin Toffler: "Những người mù chữ trong thế kỷ 21 sẽ không phải là những người không biết đọc, biết viết, mà là những người không biết học hỏi, quên đi chính những thứ mình đã học và tiếp tục học cái mới", TS. Bùi Quang Tuyến, Giám đốc Học viện Viettel và các cộng sự đã cho ra mắt cuốn sách chuyên khảo "Phát triển năng lực - Kiến tạo tương lai" được đánh giá là tạo ra "sự bừng tỉnh" cho nhiều doanh nghiệp (DN) tổ chức trong việc "nâng cao năng lực đội ngũ".

  • Article


  • Authors: Minh Thiện (2022-01)

  • COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn giáo dục sâu sắc trên toàn cầu, dẫn đến việc các trường học trên toàn thế giới phải chuyển sang phương pháp giảng dạy trực tuyến, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc dạy và học trực tuyến đang diễn ra trên hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam do đại dịch COVID-19 kể từ ngày khai trường đến nay. Tuy nhiên, việc chuyển đổi đột ngột sang hình thức học trực tuyến đã gây ra nhiều trở ngại, bao gồm khó khăn trong việc hỗ trợ giáo dục, thiếu tương tác trực tiếp và hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ. Các nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ Đại học Monash, Úc chia sẻ suy nghĩ về bối cảnh giáo dục đang thay đổi và đề xuất của họ về cách giải quyết những vấn đề trên cũng như chia sẻ cách thức để việc dạy và học online trở nên hiệu quả hơn.

  • Article


  • Authors: Vũ Ngọc Hưng (2022-01)

  • Cuối tháng 11/2021, Việt Nam đã cấp phép cho ba doanh nghiệp (DN) viễn thông là VNPT, MobiFone và Viettel triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money). Mobile Money đã mở ra cơ hội thu hẹp khoảng cách số về tài chính, tạo cơ hội cho tất cả mọi người được tiếp cận các dịch vụ tài chính hiện đại và đơn giản, góp phần thúc đẩy xã hội số. Tuy nhiên cùng với cơ hội, những nguy cơ về bảo mật và rủi ro khi triển khai Mobile Money là bài toán cần được quan tâm đúng mức.

  • Article


  • Authors: Cristián PARKER G. (2022-06)

  • Mục tiêu của xã hội trên toàn cầu là hướng tới chuyển đổi các mô hình sản xuất và tiêu thụ năng lượng bền vững. Nhân tố tôn giáo đã hỗ trợ những gì cho sự chuyển đổi hướng tới các mô hình năng lượng bền vững và năng lượng tái tạo? Đây là câu hỏi mà các nhà nghiên cứu khoa học xã hội chỉ mới bắt đầu đi tìm câu trả lời. Ở khu vực Mỹ Latin, vấn đề này cũng mới được đặt ra. Bài viết cố gắng tìm lời giái cho câu hỏi đó, bất chấp bản chất phức tạp của định nghĩa về Tôn giáo và Tình cảm tôn giáo (Religiositẻ). Đề tài được tiến hành theo phương pháp luận tổng hợp (une méthodoỉogie mìxte), tác giả phân tích cuộc khảo sát đã được thực hiện trên toàn quốc trong giới sinh viên các trường đại học của Chile. Tác giả khảo cứu mối quan hệ giữa tình cảm tôn giáo, tuyên bố sự lựa chọn tôn giáo và một...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Minh Ngọc; Nguyễn Thị Quế Hương; Mai Thùy Anh; Hoàng Thị Thu Hường (2022-06)

  • Tôn giáo nào cũng đều khuyên răn tin đồ làm việc thiện, đề cao giá trị đạo đức, hướng tới Chân - Thiện - Mỹ, coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của người có đạo. Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam cũng thể hiện quan điểm này trong giáo lỷ, giáo luật, trên cơ sở kế thừa, phát huy tư tưởng Phật giáo để đưa ra tôn chỉ hành đạo cùa mình, đó là "Phước Huệ song tu ”, thể hiện rỗ nét qua việc tham gia hoạt động y tế hướng đến xã hội, Tu phước là đóng góp công sức trí tuệ, tài vật để xây dựng phát triển y dược dân tộc (phòng thuốc Nam) để chữa bệnh miễn phí giúp cho người nghèo. Đây là hoạt động thể hiện tinh thần nhập thế của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam qua các phòng thuốc Nam phước thiện. Bài viết trình bày hoạt đông tợi các phòng thuốc Nam phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hộ...