- Article
Authors: Nguyễn Thu Thủy (2022-11) - Ẩn dụ là một biểu hiện ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc, là công cụ hữu hiệu để nhà quảng cáo chinh phục khách hàng. Bài viết này phân tích ẩn dụ trong slogan quảng cáo dự án bất động sản góp phần làm rõ vai trò của ẩn dụ trong việc nâng cao hiệu quả của slogan quảng cáo.; Metaphor is a linguistic expression rich in images and emotions, which is an effective tool for advertisers to conquer customers. This article analyzes metaphors in slogans advertising real estate projects to contribute to clarifying the role of metaphors in improving the effectiveness of advertising slogans.
|
- Article
Authors: Phạm Hùng Việt (2022-10) - Dựa trên khái niệm yếu tố từ do các nhà ngôn ngữ học Nga gợi ý và loại hình biệt lập của tiếng Việt, bài viết bàn về khái niệm từ bổ nghĩa trong tiếng Việt; việc xác định số lượng thành phần thuật ngữ khi dịch một thuật ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác và vị trí của các từ ngữ pháp trong việc xác định các thành phần thuật ngữ.; Based on the concept of term element suggested by Russian linguists and the isolated type of Vietnamese, the present article discusses the concept of term clement in Vietnamese; the determination of the number of term elements when translating a term from one language to another, and the position of grammatical words in defining the term elements.
|
- Article
Authors: Hoàng Minh Quân (2022-12) - : Xuất phát từ quan điểm nhìn nhận hoạt động giải thích kinh điển Nho học như một phương thức thông diễn, cũng như xuất phát từ những quan điểm về tính lịch sử của chủ thể thông diễn kinh điển của học giả Hoàng Tuấn Kiệt trong công trình Tầm nhìn mới về lịch sử Nho học Đông Á , chúng tôi đi vào phân tích “tính lịch sử” được biểu hiện trong trường hợp Phạm Nguyễn Du với tác phẩm Luận ngữ ngu án của mình. Trong đó, chúng tôi nhấn mạnh đến yếu tố phong khí học tập, môi trường tư tưởng và bối cảnh chính trị như những yếu tố quan trọng tạo nên lính lịch sử của Phạm Nguyễn Du, xem xét ảnh hường của chúng đến cách thức giải thích, bình luận kinh điển của ông, cũng như vai trò cùa chúng trong việc kiến tạo nên những quan niệm mang tính cá nhân của ông. Cụ thể, trong bài viết, chúng tôi lần ...
|
- Article
Authors: Lương Đình Hải (2022-12) - Hệ giá trị Việt Nam bao gồm trong nó nhiều loại hệ giá trị khác nhau nhỏ hơn: hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người, hệ giá trị gia đình, hệ giá trị cộng đồng, hệ giá trị tộc người, hệ giá trị chung nhân loại, v.v.. Trong đó 4 hệ giá trị: quốc gia, văn hóa, gia đình và con người, là “cốt lõi”, là cơ sở, nền tảng của nền văn hóa bác học, văn hóa dân gian và toàn bộ đời sống con người, xã hội Việt Nam. Tài nguyên hệ giá trị là nguồn tài nguyên xã hội quý giá, cần biết giữ gìn, phát huy, phát triển và sử dụng một cách tối đa phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và phát triển con người, Trong bối cảnh mới hiện nay, để tiếp tục xây dựng, phát huy, phát triển, khai thác tốt nhất nguồn lực các hệ giá trị Việt Nam, cần thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu: đổi mới nhận ...
|
- Article
Authors: Nguyễn Đình Hòa (2022-06) - Hiện nay, ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh được coi là một yêu cầu tất yếu, khách quan, là một nhiệm vụ then chốt nhằm đảm bảo sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài viết tập trung luận giải quan niệm có giá trị chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh trong tác phẩm quan trọng "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam'' trên các khía cạnh cơ bản: Vì sao phải xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng, chỉnh đốn Đảng như thế nào và xây dựng, chỉnh đốn Đảng bằng cách nào.
|
- Article
Authors: Vũ Hào Quang (2022-09) - Bài viết tóm tắt sự hình thành và phát triển môn Xã hội học về Dư luận xã hội ở Việt Nam từ năm 1982 đến nay. Môn Xã hội học về Dư luận xã hội (DLXH) được gọi với những cái tên khác nhau tùy thuộc vào cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học. Sự phát triển tư duy lý luận của các nhà nghiên cứu và giảng dạy môn Xã hội học về DLXH cùng khá đa dạng. Tuy nhiên có thể tập hợp thành các cách tiếp cận chính trị học, lâm lý học, xã hội học. báo chí học. Các nghiên cứu đều trình bày các khái niệm cơ bản, các quan điểm lý thuyết, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở trình bày các quan điểm khác nhau trong nghiên cứu DLXH, bài viết trình bày những ứng dụng trong định hướng DLXH phục vụ công tác tư tưởng và hoạch định các chính sách xã hội ở Việt Nam.
|
- Article
Authors: Hà Trọng Thành (2022-12) - Hệ thống chính trị cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) là nền tảng của hệ thống chính trị ở Việt Nam, có vai trò quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, việc xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước hiện nay và trong thời gian tới là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bài viết này trình bày vị trí, vai trò và đặc điểm của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay, góp phần khẳng định thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để phát huy tối ưu vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
|
- Article
Authors: Nguyễn Minh Nguyên (2022-12) - Thời kỳ Edo (1603-1868), còn gọi là thời kỳ Tokugawa, là thời kỳ dài nhất trong lịch sử Nhật Bản. Thời kỳ này có nhiều giai đoạn ổn định, làm tiền đề cho sự phát triển của Nhật Bản sau này. Chu tử học được cho là công cụ để triều đình Mạc phủ Tokugawa điều hành đất nước. Tuy nhiên, ở giai đoạn này xuất hiện nhiều nhà nho, trong đó có Ogyu Sorai đã làm rõ các khái niệm chủ yếu của Nho giáo. Tư tưởng của Ogyu Sorai đã phá vỡ sự thống trị của Chu tử học Nhật Bản lúc đó. Quan niệm “Lễ Nghĩa” của Sorai đều xoay quanh mục tiêu thiên hạ thái bình và lấy xã hội tồn tại bên ngoài là trọng tâm.
|
- Article
Authors: Bùi Thế Cường (2022-09) - Là người nêu sáng kiến và góp phần tổ chức thực hiện Ngày Xã hội học Nam Bộ thường niên, tác giả bài viết suy tư về sự hình thành và diễn tiến của sự kiện này trong 15 năm qua. Bài viết điểm lại lịch sử sự kiện, giới thiệu chủ đề và nội dung chủ yếu, rút ra một số nhận xét và khuyến nghị cho những Ngày Xã hội học Nam Bộ sắp tới.
|
- Article
Authors: Nguyễn Hữu Minh (2022-09) - Sử dụng các kết quả nghiên cứu về gia đình Việt Nam được công bố trong giai đoạn 2001-2020, bài viết nêu lên một số phát hiện chính về bốn mối quan hệ gia đình ở nước ta trong hai thập niên qua: Quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ - con vị thành niên, quan hệ cha mẹ - con đã xây dựng gia đình, và quan hệ anh chị em ruột đã có gia đình riêng. Kết quả cho thấy vai trò người chồng với tư cách là chủ gia đình vẫn tiếp tục phổ biến mặc dù tỷ lệ hai vợ chồng cùng quyết định công việc gia đình đã tăng lên; việc phân công lao động trên cơ sở giới còn duy trì, mặc dù đã có sự chia sẻ cân bằng hơn giữa nam và nữ; những cách thể hiện tình cảm mới giữa vợ và chồng tăng lên. Các bậc cha mẹ quan tâm, đầu tư đến việc học tập, quan hệ bạn bè, chăm sóc con cái ngày càng nhiều hơn, tuy nhiên một số cha ...
|