Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 511-520 of 67929 (Search time: 0.011 seconds).
  • Article


  • Authors: Trần Nguyệt Minh Thu (2022-09)

  • Những năm gần đây, chủ đề tầng lớp trung lưu được nhiều nghiên cứu quan tâm, qua đó xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và cung cấp bằng chứng khoa học cho việc nhận diện sự biến đổi xã hội. Bên cạnh việc xác định tầng lớp trung lưu qua các tiêu chí nghề nghiệp, thu nhập, học vấn, tài sản như các nghiên cứu trước vẫn làm, còn có một phương pháp đo lường khác được mô tả, phân tích trong bài viết này. Tác giá tập trung xác định tầng lớp trung lưu đô thị thông qua ý kiến đánh giá của người dân Hà Nội từ khảo sát xã hội học. Các tiêu chí đo lường và xác định tầng lớp trung lưu bao gồm thu nhập, nghề nghiệp, điều kiện sống, chi tiêu và tiêu dùng, tính tích cực xã hội. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin và hình thành cơ sở khoa học cho việc nhận diện tầng lớp trung lưu...

  • Article


  • Authors: Lê Thị Lan (2022-12)

  • Lê Quý Đôn là nhà bác học trong thế kỷ XVIII có tư tưởng sử dụng kinh học và sử học nhầm bảo vệ và xây dựng nền văn hóa dân tộc. Trong đó, tư tưởng xây dựng nền văn hóa chính trị vương đạo lập trưng vào cốt lõi là xây dựng văn hóa quan chức, lấy học thuyết Nho giáo làm trung tâm, coi trọng trật tự xã hội phong kiến, theo các chuẩn mực đạo đức lễ nghĩa của Nho giáo. Văn hóa quan chức được ông coi là hệ chuẩn văn hóa của xã hội. Ông cũng dành nhiều tâm sức soạn một bộ sử đầy đủ của dân tộc giai đoạn Hậu Lê nhằm mục đích xây dựng một lịch sử quan công bằng, đúng đắn dựa trên một số nguyên tắc làm sử có tính khoa học, khách quan, trung thực và đầy đủ về lịch sử Việt Nam. Những tư tưởng này của Lê Quý Đôn có nhiều giá trị lớn, có ý nghĩa lâu dài trong khoa học chính trị Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Đức Vinh (2022-09)

  • Được xem là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Niềm tin xã hội đã trở thành chủ đề nghiên cứu phổ biển ở nhiều nước trong mấy thập kỷ qua. Ở Việt Nam, mối quan tâm về vấn đề niềm tin xã hội có xu hướng gia tăng, trong khi các nghiên cứu về chủ đề này còn khá hạn chế về số lượng và không thống nhất về khái niệm cũng như phương pháp đo lường. Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước, bài viết xây dựng một khung cơ bản cho thao tác hóa khái niệm niềm tin xã hội ba chiều có thể được vận dụng hiệu quả cho các nghiên cứu xã hội học tiếp theo về niềm tin xã hội, tạo điều kiện cho khả năng so sánh, phân tích, đánh giá niềm tin xã hội ở Việt Nam trong một khung khổ tương đối thống nhất.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Danh Tiên (2022-12)

  • Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX đầy ắp những sự kiện và càng trở nên phong phú, sinh động hơn bởi thắng lợi của chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng năm 1972. Thắng lợi này đã buộc chính quyền R. Nixon phải xuống thang chiến tranh, ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1975. Thắng lợi đó làm nên một "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không; phản ánh tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam; là biểu hiện sinh động của sức mạnh chiến tranh nhân dân thời đại Hồ Chí Minh.

  • Article


  • Authors: Võ Minh Tập (2022)

  • Ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga Yladimir Putin đã ra lệnh mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" vào Ukraine và kéo dài cho đến nay chưa kết thúc. Sự kiện này đã phủ một bóng đen dài khắp châu Âu sang Bắc Mỹ và lan rộng ra phần còn lại của thế giới, trong đó có châu Phi. Cả Nga và Ukraine đã, đang là đối tác kinh tế quan trọng của nhiều nước châu Phi, đặc biệt là quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh Nga với châu Phi. Do đó, cuộc chiến Nga - Ukraine đã gây nên cú sốc toàn cầu nói chung và dễ nhận thấy rõ ở châu Phi nói riêng. Bài viết này đi sâu phân tích lập trường, quan điểm của các nước châu Phi về cuộc sung đột Nga - Ukraine, các hệ lụy mà châu Phi gặp phải từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và vai trò của cộng đồng quốc tế (cả song phương và đa phương) và ngay chính bản thân châu Phi trong ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Anh Cường; Nguyễn Việt Đức (2022)

  • Ngoại giao đa phương đã và đang khẳng định vị trí cũng như tầm ảnh hưởng của mình trong môi trường chính trị quốc tế với vai trò là công cụ hữu ích cho các chủ thể để giải quyết các vấn đề nảy sinh. Việc lý giải và nắm bắt bản chất của ngoại giao đa phương có vai trò quan trọng bởi nó chỉ xuất hiện và phát triển trong bối cảnh thế giới mới, mà không trải qua một quá trình dài hình thành và kế thừa. Những biểu hiện của ngoại giao đa phương trong lịch sử khá sơ khai và khó có thể đánh giá đúng bản chất, cũng như lý giải về những hành vi của nó nảy sinh trong giai đoạn hiện nay. Từ nhận thức đó, bài viết tập trung lý giải bản chất ngoại giao đa phương dưới góc nhìn của các luận thuyết cơ bản đã được kiểm chứng, trong đó có hai góc nhìn nổi bật trong chính trị quốc tế hiện nay là chủ ng...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thái Yên Hương (2022-12)

  • Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1995) và nâng cấp lên quan hệ đối tác toàn diện (2013), quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã tiến khá xa so với điểm khởi đầu. "Từ hai nước cựu thù nay đã trở thành là đối tác" là câu thường được nhắc tới bởi các chinh khách và các nhà nghiên cứu. Đến nay, quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ với những thành tựu và sự phát triển đạt được là kết quả của một hành trình dài với những nổ lực của cả hai bên, gác lại quá khứ và đồng thuận mở ra một con đường hợp tác chung mới trong lịch sử hai nước. Bài viết đóng góp một cách tiếp cận để làm rõ thêm "sự tương đồng" về những giá trị trong "lịch sử" và "văn hóa"giữa hai nước; coi đây là cơ sở để hiểu được xu hướng phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian tới.

  • Article


  • Authors: Dương Trung Ý (2022-12)

  • Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, "cán bộ là cái gốc của mọi công việc"’, "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định". Đạo đức cách mạng "là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người". Là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam phải luôn trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Hà (2022)

  • Là một trong những cuộc khủng hoảng gây nhiều tác động đến địa chính trị của EU, cuộc khủng hoảng Ukraine từ năm 2014 đến nay giống như một "phép thử" cho vai trò của Đức trong khối EU. Trên thực tế, Đức đã đóng vai trò đáng kể trong việc góp phần giải quyết khủng hoảng Ukraine nói riêng cũng như điều tiết quan hệ giữa Nga và EU nói chung. Trên cơ sở phân tích về những chính sách và hành động can thiệp của CHLB Đức tới việc giải quyết khủng hoảng Ukraine từ 2014 tới nay, bài viết nhằm góp phần làm rõ về vai trò cũng như những kết quả Đức đã đạt được trong vấn đề Ukraine và xử lý quan hệ giữa các nước lớn tham gia vào quá trình tìm kiếm hòa bình trong khu vực.

  • Article


  • Authors: Lê Thế Lạng (2022-12)

  • Phương pháp luận là bộ phận quan trọng giúp nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng, nhưng hiện nay vẫn chưa thực sự được chú trọng. Phương pháp luận Lịch sử Đảng trước hết phải dựa vào phương pháp luận chung của Sử học, nhưng tính đặc thù có tầm quan trọng này chưa được nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên quan tâm đúng mức. Do thiếu chuyên gia và thiếu đầu tư hợp lý nên kết quả còn rất hạn chế. Từ thực tế đó, bài viết làm rõ hai vấn đề cụ thể về những tồn tại của phương pháp luận Lịch sử Đảng và một số vấn đề cần bàn luận.