Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 521-530 of 67929 (Search time: 0.012 seconds).
  • Article


  • Authors: Vũ Khoan (2023-01)

  • Ngày 27-1-2023 vừa tròn 50 năm kể từ ngày Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký tại Paris. Quá trình tiến hành cuộc đấu tranh ngoại giao tại cuộc hòa đàm Paris đã để lại nhiều bài học quý báu về tạo dựng sức mạnh tổng hợp; về kết hợp nhuần nhuyễn giữa chiến lược và sách lược; về phối hợp nhịp nhàng giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; bài học phải trông ở thực lực; bài học về kiên trì nguyên tắc độc lập, tự chủ... Những bài học lớn trên còn nguyên giá trị, cần được vận dụng một cách sáng tạo trong bối cảnh đất nước Việt Nam cũng như cục diện thế giới có những thay đổi lớn lao, sâu sắc.

  • Article


  • Authors: Trịnh Thị Hiền (2022)

  • Tại Liên minh Châu Âu, cùng với quá trình hội nhập sâu rộng, hoạt động vận động hành lang cũng đã gia tăng mạnh mẽ. Bài viết phân tích khung pháp lý về vận động hành lang trong một số thể chế của Liên minh châu Âu (Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu) và đưa ra một vài đánh giá về vai trò của vận động hành lang trong thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU.

  • Article


  • Authors: Trần Quốc Toản (2022-11)

  • Bài viết nêu lên cách tiếp cận, nhận thức về bản chất và nội dung vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại và xây dựng nông thôn mới. Trong đó tác giả chỉ rõ cần phải xem xét vai trò chủ thể của nông dân trong tổng thể các mối quan hệ với các chủ thể khác trong quá trình phát triển nền nông nghiệp và xây dựng xã hội nông thôn, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài viết cũng nhận diện và phân tích các "nút thắt ” cả về nhận thức, cơ chế, chính sách lẫn chỉ đạo tổ chức thực hiện trong việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân, trên cơ sở đó đề xuất đồng bộ định hướng các giải pháp chủ yếu về đổi mới nhận thức về vai trò chủ thể của nông dân, hoàn thiện đồng bộ về thể chế, cơ chế, chính sách để nâng cao và phát huy v...

  • Article


  • Authors: Khuất Thị Diệu Linh (2022-11)

  • Khái niệm "embeddedness "(sự lồng ghép, tính gắn kết) được sử dụng rộng rãi và đóng một vai trò quan trọng trong xã hội học kinh tế và xã hội học lao động. Nó được áp dụng để lý giải các mối quan hệ kinh tế của cá nhân ở cấp độ vi mô, và sự hình thành và vận hành của thị trường ở cấp độ vĩ mô. Bài viết trình bày khái niệm "embeddedness " cùng hai hướng phát triển trong xã hội học, đồng thời áp dụng để phân tích mối quan hệ lao động và sự tương tác trong quá trình làm việc của tài xế công nghệ, một loại hình việc làm mới ra đời trong nền kinh tể Gig, sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn thế giới.

  • Article


  • Authors: Trịnh Thị Mai Linh (2023-02)

  • Ngay sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập (ngày 26-10- 1955), một trong những việc nội trị mà Ngô Đình Diệm quan tâm giải quyết đó chính là “vấn đề Hoa kiều”. Thi hành chính sách đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho ban hành các văn bản luật liên quan đến vấn đề quốc tịch, kinh tế, tổ chức xã hội của người Hoa ở miền Nam Việt Nam. Trong đó, các biện pháp về kinh tế đối với người Hoa được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực hiện như một bước tất yếu nhằm đánh vào khối người Hoa còn do dự trong vấn đề nhập quốc tịch Việt Nam, mục đích của chính quyền Việt Nam Cộng hòa là phải giải quyết dứt khoát “vấn đề Hoa kiều” ở miền Nam Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Đinh Quang Hải (2023-01)

  • Đối vói Phật giáo Hà Tĩnh, đến nay đã trải qua quá trình xuất hiện và phát triển lâu dài. Ngay từ khởi thủy, dưới thời Hùng Vương, tại địa danh núi Quỳnh Viên, thuộc vùng đất Hà Tĩnh ngày nay, được coi là một trong những địa danh đầu tiên Phật giáo truyền bá vào Việt Nam, gắn liền với câu chuyện huyền sử: “Truyện Nhất dạ trạch của Lĩnh Nam chích quái ghi lại việc Chử Đồng Tử đã được nhà sư Phật Quang tại núi Quỳnh Viên (cũng có bản viết là Quỳnh Vi) truyền dạy giáo lý Phật giáo”. Sau khi truyền bá vào vùng đất này, Phật giáo đã có những ảnh huởng đa chiều, khá sâu sắc đối với đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của các thế hệ cư dân tiếp nối sinh sống trên vùng đất sông Lam, núi Hồng từ ngàn xưa đến nay.

  • Article


  • Authors: Trần Thị Hải Yến; Vũ Thụy Trang (2022)

  • Cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014 và gần đây nhất là chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã đẩy quan hệ Nga - EU đi vào vòng xoáy, với rất nhiều nút thắt chưa thể được tháo gỡ. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc được coi là một nhân tố có thể tạo ra cả lực hút và lực đẩy cho quan hệ Nga - EU. Trung Quốc có thể đóng vai trò là người trung gian hòa giải giữa hai bên trở nên trầm trọng hơn. Điều này khiến Trung Quốc có thêm những tính toán cho việc đảm bảo ảnh hưởng và vị trí của mình ở lụa địa này. Bài viết đi vào phân tích những lợi ích của Trung Quốc trong quan hệ với EU và Nga, tác động của mối quan hệ này với Trung Quốc như thế nào và những bước triển khai tiếp theo của Trung Quốc trước mối quan hệ EU - Nga ngày càng phức tạp.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Dương;  Advisor: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (2023-02)

  • Trong số các cơ quan cứu tế của triều Nguyễn, Dưỡng tế sở là một cơ quan khá đặc biệt. Vốn được đặt ra dưới đời vua Gia Long (năm 1814) như một cơ quan nhằm chữa bệnh đồng thời chăm nuôi những người dân cơ nhở bị đau ốm nhưng từ đời vua Minh Mạng trở di, Dưỡng tế sở có nhiều thay đổi. Không phải chỉ từ sau năm 1884, khi triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp đối với Việt Nam mà ngay trong lúc còn thuộc quyền quản lý của chính quyền nhà Nguyễn, những thay đổi của Dưỡng tế sở cũng đã diễn ra.

  • Article


  • Authors: Trần Thị Khánh Hà (2022)

  • Châu Âu phải đối mặt với mức độ đa dạng ngày càng tăng. Chính vì vậy, một cách tiếp cận phù hợp trong ứng xử với thực trạng đa văn hóa là rất cần thiết để đa dạng thực sự trở thành lợi thế của EU. Interculture dialogue (ICD), trong tiếng Việt là "Đối thoại giữa các nền văn hóa" hay "Đối thoại liên văn hóa", và cách tiếp cận của EU.

  • Article


  • Authors: Robert O. Keohane; Lisa L. Martin (1995)

  • John J. Mearsheimer has sharpened the theoretical issues dividing realist from institutionalist theory, and for this service we are grateful. We are also pleased that he has read the institutionalist literature so thoroughly. He correctly asserts that liberal institutionalists treat states as rational egoists operating in a world in which agreements cannot be hierarchically enforced...