- Article
Authors: Lê Nam Trung Hiếu; Lê Thị Huyền Trang (2023-02) - Đầu thế kỷ XX, bằng nhiều con đường khác nhau, các chí sĩ Việt Nam chịu ảnh hưởng của các tư tưởng cách mạng dân tộc dân chủ, nhiều người quyết định ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Trong đó, Trung Quốc là lựa chọn, cũng là điểm đến của nhiều nhà cách mạng Việt Nam, từ những chí sĩ đầu tiên của Việt Nam Quang phục Hội, Tâm Tâm Xã, đến Việt Nam Quốc Dân Đảng, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cho đến Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Trung Quốc trở thành một trong nhưng căn cứ địa lớn nhất, vững chắc nhất của các tổ chức cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX. Liên quan đến vấn đề này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc dày công nghiên cứu, trong bài viết này, chủ yếu điểm qua những nghiên cứu chính của giới nghiên cứu Trung Quốc về các hoạt động của tổ chức và cá nhân những nhà ch...
|
- Article
Authors: Nguyễn Trung Thông (2023-02) - Trong suốt quá trình cùng với Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và bộ đội Phòng không - Không quân nói riêng. Sự quan tâm của Người không chỉ là nguồn động viên, cổ vũ to lớn để Bộ đội Phòng không - Không quân vượt qua mọi khó khăn gian khổ vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, mà còn là những định hướng xây dựng lực lượng Phòng không - Không quân ngày càng vững mạnh, trưởng thành, trở thành lực lượng nòng cốt đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc.
|
- Article
Authors: Nguyễn Văn Sáu (2023-03) - Chiến thắng Ấp Bắc là một chiến công vang dội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975). Trong trận Ấp Bắc, quân và dân Việt Nam với lực lượng và trang bị vũ khí còn hạn chế phải đương đầu với lực lượng địch có vũ khí trang bị hiện đại, vận dụng "Trực thăng vận", "Thiết xa vận" trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" do Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, phát huy tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng Ấp Bắc-một biểu tượng rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
|
- Article
Authors: Lê Thanh Bài; Trần Quốc Dũng (2023-03) - Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến ngày 3-4-1975), mở đầu cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975. Chiến dịch Tây Nguyên đã đập tan toàn hộ hệ thống phòng ngự của Mỹ và quân đội Sài Gòn ở Tây Nguyên, giải phóng các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Bổn, Quảng Đức và một số tỉnh Trung Bộ, mở rộng hành lang nối liền Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Khu V, chia cắt, tạo ra đột biến về chiến lược và điều kiện thuận lợi để phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
|
- Article
Authors: Mạch Quang Thắng (2023-03) - Có một số ý kiến cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là tổ chức của bản thân Đảng, cùng lắm là của giai cấp công nhân mà thôi, chứ không thể là Đảng của nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam. Thực chất, đây là ý kiến muốn hạ thấp vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, hoặc cho rằng, Đảng không xứng danh với trách nhiệm lãnh đạo đất nước. Vấn đề này liên quan tới lý luận về Đảng và thực tế hoạt động của Đảng đã diễn ra, nhất là liên quan đến quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề "Đảng của ai". Bài viết khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn xứng đáng là Đảng cầm quyền, lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc, không một tổ chức chính trị nào khác thay thế được.
|
- Article
Authors: Đỗ Minh Tứ (2023-03) - Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa, đã hiến dâng cả cuộc đời cho cách mạng, cho nhân dân Việt Nam. Người khẳng định: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Nhân dân, đồng bào trong tư tưởng Hồ Chí Minh là mọi người dân nước Việt, trong đó, phụ nữ chiếm hơn một nửa. Do đó, trong suốt quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giải phóng phụ nữ, đặt giải phóng phụ nữ trong mối quan hệ với giải phóng dân tộc và phát triển đất nước.
|
- Article
Authors: Hồ Nhật Vũ (2023-02) - Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của địa phương, Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế đã kịp thời chỉ đạo quân và dân trong tỉnh xây dựng các căn cứ địa kháng chiến, bảo vệ vững chắc cơ quan đầu não và lực lượng kháng chiến của tỉnh . Qua đó, hệ thống căn cứ địa kháng chiến của tỉnh đã thực hiện tốt vai trò hậu cứ quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Hiền (2023-03) - Chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là chức năng chủ yếu của tổ chức Công đoàn Việt Nam được hiến định tại Điều 10, Hiến pháp năm 2013. Bài viết tập trung làm rõ chủ trương của Đảng, vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động nhằm tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc.
|
- Article
Authors: Trần Quang Diệu; Hà Thị Thu Hằng (2023-02) - Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của khoa học và công nghệ đã có những ảnh hưởng sâu rộng đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và đời sống con người trên toàn thế giới. Việt Nam trước ngưỡng cửa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.G) đã và đang có các bước chuyển mình mạnh mẽ. Việt Nam đã chủ động nắm bắt thời cơ, tìm được hướng đi, giải pháp riêng phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tiễn của mình phát triển bền vững nền kinh tế-xã hội. Bài viết tập trung làm rõ nội dung, sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự chủ động phát triển bền vững của Việt Nam.
|
- Article
Authors: Huỳnh Thanh Mộng (2023-02) - Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ra đời từ nguyên nhân nào? Ra đời trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh lại nằm trong khuôn khổ hoạt động hợp pháp của chế độ Việt Nam Cộng hòa, GHPGVNTN có chịu tác động hoặc bị chi phối bởi các thế lực đế quốc hay không? Nếu có thì biểu hiện về mặt tổ chức như thế nào? Đó là những câu hỏi đã thôi thúc nhiều học giả tiếp cận và nghiên cứu GHPGVNTN. Do GHPGVNTN còn rất nhiều nội dung nghiên cứu chưa thể tập trung làm rõ, nên bài viết này chỉ tập trung làm rõ hoàn cảnh ra đời của GHPGVNTN, đồng thời mô tả quá trình lịch sử về sự phân hóa, tổ chức của GHPGVNTN từ năm 1964 đến năm 1981, và làm rõ vị trí là tổ chức hợp thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam, từ đó góp phần nhỏ vào việc lý giải một số câu hỏi được đặt ra ở trên.
|