- Article
Authors: Lương Văn Thiết; Lương Văn Mậu (2022-07) - Người Tày, Thái là những cư dần sinh sống lâu đời ở khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và khu vực miền núi Thanh-Nghệ. Trong đời sống tín ngưỡng, người Tày, Thái còn bảo lưu nhiều tín ngưỡng bản địa rất đậm nét. Một trong số đó là tập tục sử dụng cây mía trong những thực hành nghi lễ tín ngưỡng, đặc biệt là dịp tết Nguyên đán. Theo họ, cây mỉa là lễ vật kết nối giữa con người và tổ tiên, tượng trưng cho lộc và ước nguyên về một năm mới sức khỏe, bình an. Qua góc nhìn về vũ trụ luận, lịch tiết hay tín ngưỡng dân gian, chúng tôi muốn nhìn nhận, đối sánh tập tục dựng cây mía với cây nêu, cây vũ trụ. Từ đó, góp phần nhìn nhận về cây vũ trụ trong đời sống văn hóa một số tộc người ờ Việt Nam trong quá khứ và còn dấu ấn
cho đến ngày nay.
|
- Article
Authors: Nguyễn Thái Hòa; Cao Nguyễn Ngọc Anh (2022-05) - Kim Hoa Thánh mẫu hay còn gọi là “Kim Đẩu ”, “Chú Sanh nương nương”, “Chú Sanh ma ”, “Tống tử nương nương”, “Trần phu nhân”, “Lâm Thủy phu nhân”, “Thuận Thiên Thánh mau” hoặc “Thụ từ nương nương” là một trong nhưng vị thần bảo hộ cho việc sinh nở được tôn sùng, kính ngưỡng nhiều nhất ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Đài Loan và miền Nam Phúc Kiến. Dân gian Trung Quốc qua các thời kỳ đã lấy hình ảnh của bà đỡ và việc sản phụ sinh nở để “sáng tạo ” nên một vị thần linh chuyên trách vấn đề này, nhằm mong cầu những điều tốt đẹp cho những người hiếm muộn, thai phụ cùng những đứa trẻ mới chào đời. Và tín ngưỡng này cũng theo chân các lưu dân người Hoa đế phát triển nơi vùng đất mới - Quảng Ngãi (Việt Nam).
|
- Article
Authors: Nguyễn Trung Hiếu; Đặng Đăng Thư (2022-06) - Tứ Ân Đạo Phật là một nhóm tôn giáo mới ra đời ở An Giang vào năm 1947. Nhóm này được sáng Ịập dựa trên nền tảng tư tưởng giáo lý của Bửu Sơn Kỳ Hương (ra đời năm 1849) và tư tưởng Phật giáo. Sau một thời gian ngắn ra đời, Tứ Ân Đạo Phật tạo ra ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tinh thần và vật chất của người dân ở một số địa phưong vùng biên giới tỉnh An Giang và Kiên Giang. Ở bài viết này, tác giả bước đầu nghiên cứu về lịch sử hình thành tôn giáo mới Tứ Ân Đạo Phật và các phương diện quan trọng, như: tư tưởng giáo lý, quá trình khẩn hoang lập làng, đặc trưng thờ phụng, hệ thống nghị lễ.
|
- Article
Authors: Nguyễn Khắc Đức (2022-07) - Nước Mỹ rất quan tâm đến tự do tôn giáo, vì vậy họ dành nhiều nguồn lực nghiên cứu và hoạt động để bảo vệ tự do tôn giáo không chỉ của người Mỹ mà trên phạm vì thế giới. Hoạt động của họ trong lĩnh vực này thậm chí gây bức xúc và nghi ngại cho các nước. Họ lý giải, tự do tôn giáo gắn chặt với nguồn gốc và sự tồn tại thực sự của nước Mỹ và họ đã thiết lập trong luật pháp tự do tôn giáo như là một quyền cơ bản và trụ cột của Quốc gia. Hơn nữa, quốc hội sẽ không ban hành luật pháp nhằm hạn chế hoạt động tôn giáo tự do nói chung, cũng như hoạt động tự do của một tôn giáo hay giáo hội nào đó; hoạt động tôn giáo trong phạm vi pháp luật là tự do, không chịu sự can thiệp của chỉnh phủ và cá nhân. Thông qua bài viết, người đọc có thể thầy được những nội dung hợp lỷ cũng như những điểm bất hợ...
|
- Article
Authors: Trần Thị Phương Anh (2022-05) - Người Chăm theo Islam giáo ở Việt Nam là một cộng đồng tôn giáo — dân tộc với những đặc thù về văn hóa, niềm tin và thực hành tôn giáo. Đời sống của mỗi người Chăm Islam trên mọi phương diện gắn chặt với cộng đồng tôn giáo của họ. Tôn giáo chi phối lối sống, ứng xử, các mối quan hệ cùa mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng. Bài viết này, từ các dữ liệu thu thập được trong các đợt điều tra, khảo sát tại các địa phương có người Chăm Islam sinh sống trong năm 2019, 2020, sẽ trình bày một số mối quan hệ nội tại của cộng đồng này hiện nay, bao gồm: quan hệ hôn nhân, gia đình; quan hệ giữa chức sắc và tín đồ; quan hệ của cộng đồng Chăm Islam với các cộng đồng tôn giáo, dân tộc khác.
|
- Article
Authors: Phạm Thị Thơm (2022-05) - Đông Nhung Đại tướng quân là một trong những nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Là một nữ anh hùng yêu nước, bà đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại nhà Hán, giành lại hòa bình dân tộc. Nữ anh hùng lịch sữ này sau khi chết được phong thần, cho đến khi tín ngưỡng thờ Mẫu thịnh thành ở Nam Định, bà trở thành Chầu Bát - một vị Chầu Bà trong hệ thống Tứ phủ. Bằng các nguồn tư liệu khác nhau, bài viết sẽ tập trung phân tích sự phát triển, hội nhập của tục thờ Chầu Bát trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ phủ và vai trò của vị Thánh Chầu này trong nghi lễ Lên đồng.
|
- Article
Authors: Nguyễn Văn Đới (2022-05) - Phật giáo Hòa Hảo ngay từ khi ra đời (năm 1939) đã phát triển nhanh chóng và xác lập được một cách vững chắc vị trí của mình ở vùng Tây Nam Bộ, trong đó có tỉnh An Giang — nơi mà nó ra đời. Từ khi Phật giáo Hòa Hảo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân (năm 1999), sức sống của tôn giáo này thể hiện càng mãnh liệt hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu về Phật giảo Hòa Hảo ở An Giang hiện nay sẽ đem lại những kiến thức sát hợp hơn với hiện thực của nó và nâng cao nhận thức cho các chủ thể khác nhau trong việc cùng nhau xây dựng và bảo đảm đời sống tôn giáo và đời sống cộng đồng ngày càng ổn định. Trong bài viết này, tác giả trình bày khái lược về sự ra đời, phát triển của Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang và khái quát một số đặc điếm của nó trong sự “chuyển mình ” chung của Phật giáo Hòa Hảo.
|
- Article
Authors: Nguyễn Bình; Đỗ Duy Hưng (2022-07) - Theo nhiều nghiên cứu gần đây, cộng đồng Bàni hình thành từ cuối thế kỷ XVI và có những thực hành tôn giáo gắn với niềm tin, tín điều của Islam giáo. Trải qua hơn bốn thế kỷ với nhiều biến chuyển của thời cuộc, cộng đồng Bàni vẫn duy trì được sự tồn tại của mình. Với chính sách đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đời sống tôn giáo của cộng đồng Bàni đã dần đi vào ổn định và nề nếp. Tuy nhiên, không phải sự ổn định nào cũng bất biến trong sự vận động và phát triển của nó. Thông qua một số kết quả khảo sát điền dã thảng 4/2022, bài viết trình bày về hiện trạng tôn giáo của cộng đồng Bàni ở Ninh Thuận, Bình Thuận.
|
- Article
Authors: Nguyễn Khiêm (2022-01) - COVID-19 đã khiến lượng khách và tổng thu ngành du lịch lùi về những năm 1990 của thế kỉ trước, điều này đòi hỏi ngành du lịch đứng trước lựa chọn, “chuyển đổi số hay là chết”.
Dù một số địa phương như Hà Nội, TP. HCM... đã ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch, phát triển các điểm đến du lịch thông minh nhưng quá trình chuyển đổi số (CĐS) đòi hỏi thay đổi cách quản lý, phương thức tiếp cận, xúc tiến, quảng bá. Vì vậy, cần đổi mới trong cả tư duy lẫn hành động của toàn ngành du lịch, từ cơ quan quản lý đến các doanh nghiệp (DN).
|
- Article
Authors: Phùng Kim Lân (2022-01) - Bóp méo, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là chiêu trò mà các thế lực thù địch, phản động thường dùng trong thực hiện “diễn biến hòa bình” chống phá việt Nam. Đặc biệt, mỗi khi Đảng, Nhà nước ta có chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định mới, quan trọng là họ lại tập trung xuyên tạc chống phá.
|