- Article
Authors: Trương Khải Minh (2023-03) - Theo Nghiên cứu của Đại học Tufts (Mỹ), Việt Nam đứng ở vị trí 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số nhanh trên thế giới, đồng thời đứng ở vị trí 22 về tốc độ số hóa. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tạo tiền đề vững chắc cho việc hình thành nền kinh tế số, xã hội số. Xu hướng này hiện diện trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh, bền vững của đất nước. Trong cuộc chuyển giao đó, thanh niên chính là chủ thể sáng tạo và ứng dụng, là lực lượng tiên phong khai thác tối đa những giá trị mà kinh tế số, xã hội số mang lại để xây dựng và phát triển đất nước.
|
- Article
Authors: Bùi Thanh Sơn (2022-12) - Là kết quả của một trong những cuộc đàm phán khó khăn và kéo dài nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới, Hiệp định Paris đánh dấu thắng lợi ngoại giao quan trọng, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, mang tầm vóc và ý nghĩa thời đại sâu sắc.
|
- Article
Authors: Tâm An (2023-03) - Bài viết nêu vai trò tiên phong của thanh niên trong quá trình chuyển đổi số (CĐS). Với sức trẻ và sự năng động, sáng tạo, nhạy bén với khoa học - công nghệ, tuổi trẻ đang khẳng định mình là lực lượng xung kích, tích cực trong việc đẩy mạnh quá trình CĐS, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống.
|
- Article
Authors: Sergei Kislitsyn (2023-01) - Bài viết bàn về vấn đề các thách thức phi quân sự đối với Mỹ ở châu Âu. Những năm trước đây, Mỹ nhìn thấy những nguy cơ chính của khu vực là ở lĩnh vực quân sự - chính trị. Giờ đây, Mỹ nhận thấy những vấn đề nghiêm trọng trong hoạt động của CHND Trung Hoa và phần nào của Liên bang Nga trong lĩnh vực thương mại, an ninh công nghệ, thông tin và năng lượng. Tác giả trình bày phân tích về chính sách của Mỹ trong các lĩnh vực này, nêu các phương án hành động chính mà Mỹ có thể thực hiện để bảo vệ lợi ích khu vực của mình. Tác giả lưu ý rằng, trong quan hệ với EU, Mỹ vẫn sẽ duy trì áp lực về ngoại giao và qua các thuế quan thương mại, cũng như có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty châu Âu cụ thể. Trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, Mỹ sẽ cố gắng tạo ra cá...
|
- Article
Authors: Nguyễn Văn Lâm (2023-01) - Hình thức pháp lý của loại hình chủ thể kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, không những phân định quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ sở hữu mà còn mang lại ảnh hưởng lâu dài đến định hướng phát triển và tầm nhìn trong tương lai. Mỗi loại hình chủ thể kinh doanh đều tạo ra cho chủ sở hửu những ưu điểm nhất định, việc lựa chọn loại hình nào phụ thuộc ý chí nhà đầu tư trên cơ sở hành lang pháp lý được pháp luật đảm bảo. Vì thế, quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về các chủ thể kinh doanh luôn được chú trọng để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và thực tiễn của nền kinh tế nước ta. Bài viết phân tích một số khía cạnh lý luận về sự đa dạng các loại hình chủ thể kinh doanh và kinh nghiệm pháp luật của CHLB Đức, từ đó gợi mở những vấn đề hoàn thiện pháp luật về chủ thể kinh doanh ở Việ...
|
- Article
Authors: Phạm Văn Dương (2023-02) - Trong những năm gần đây, ở nước ta, công tác bảo vệ môi trường đã nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi, môi trường không chỉ là không gian sinh tồn của con người mà còn là nguồn lực quan trọng cho phát triền bền vững, vấn đề môi trường hiện đã được đặt ở vị tri xứng đáng trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đi kèm với đó là những quy định về trách nhiệm của các chủ thể xã hội trong bảo vệ môi trường, trong đó có các tổ chức xã hội. Tuy vậy, bên cạnh những thảnh quả đã đạt được, việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức xã hội vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Bài viết này sẽ cố gắng làm rõ và chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.
|
- Article
Authors: Nguyễn Đình Bắc (2023-02) - Trên cơ sở khoa học và thực tiễn sinh động, nhất là những thành tựu to lớn mà cách mạng nước ta đã đạt được trong suốt gần một thế kỷ qua, bài viết tập trung khái quát và làm rõ một trong những nội dung chủ đạo, điểm nhấn quan trọng trong Văn kiện Đại hội XIII, đó là vấn đề kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên 3 khía cạnh cơ bản: tính tất yếu khách quan, tính nguyên tắc và định hướng, biện pháp kiên định. Qua đó, tác giả khẳng định sự nhất quán, nhạy bén chính trị, khoa học và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
|
- Article
Authors: Đỗ Ngọc Hanh (2023-02) - Bài viết khẳng định việc tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là vấn đề luôn được Đảng ta hết sức coi trọng và xác định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, cần được quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Từ đó, bài viết luận giải, làm sáng tỏ nét đặc sắc trong tư duy lý luận của Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới.
|
- Article
Authors: Maia Chankseliani; Tristan McCowan (2021) - This special issue of Higher Education focuses on higher education and the Sustainable Development Goals (SDGs). The 17 SDGs adopted by all United Nations member states in 2015 cover a broad range of issues related to socio-economic, environmental and techno-logical development, and apply to all of the world’s countries, and not only those normally considered to be ‘developing’ or ‘emerging’. As part of its broad remit, the SDGs expanded the focus beyond primary and secondary education to include tertiary education. This was an important move as higher education was missing from the international development agenda as evidenced by previous sets of development goals—the Millennium Development Goals and Education for All.
|
- Article
Authors: David Hicks (2003) - With the Department for International Development (DfID) funding being made available to support a ‘global dimension’ in the school curriculum it seems an appropriate time to review the field of global education in the UK. This article therefore highlights some key principles and precedents in the emergence of this field in the UK and North America. It identifies the ‘core elements’ that need to be present before any initiative can claim to be ‘global education’ and concludes with a note on appropriate use of ‘global’ terminology.
|