Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 641-650 of 67929 (Search time: 0.013 seconds).
  • Article


  • Authors: Marina Mikhailovna Lebedeva (2023-01)

  • Đại dịch COVID-19 lan rộng trên thế giới đã ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và chính trị. Nhiều nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm đại dịch đã xem xét nhiều khía cạnh, tuy nhiên, vẫn chưa có cái nhìn tổng thể về việc đại dịch COVID-19 đã và sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền chính trị thế giới. Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền chính trị thế giới nói chung. Tác giả phân tích tác động của đại dịch đến các (siêu) xu hướng phát triển chính trị thế giới - toàn cầu hóa/phi toàn cầu hóa, liên kết/tan rã, dân chủ hóa/phi dân chủ hóa, cũng như đến tổ chức chính trị của thế giới, bao gồm ba cấp độ chính: 1) các nguyên tắc của hệ thống Westphalia, trong đó chủ quyền là nguyên tắc chính; 2) hệ thống quan hệ quốc tế; 3) các hệ thống chính trị của các qu...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Phương (2023-02)

  • Kinh Dịch là một trong những tác phẩm kinh điển của Nho giáo, thể hiện những hiểu biết, tri thức của con người về thế giới, nhân sinh và cách xử thế trong cuộc sống thông qua các quẻ, sự chuyển hóa của các hào,... Tuy nhiên, nội dung của Kinh Dịch rất khó hiểu và khó nắm bắt, do vậy việc chuyển ngữ của tác phẩm này cũng gặp nhiều khó khăn. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, vào giai đoạn chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng phổ biến, nhiều nhà Nho đã cố gắng chuyển ngữ và chú giải nội dung của Kinh Dịch. Đến giai đoạn chữ quốc ngữ hình thành, Kinh Dịch đã được chuyển ngữ hoàn toàn. Trong bài viết này, tác giả tập trung tìm hiểu việc chuyển ngữ Kinh Dịch sang chữ quốc ngữ thông qua một số tác phẩm tiêu biểu, như Kinh Dịch (Ngô Tất Tố), Dịch Kinh tân khảo (Nguyễn Mạnh Bào), Kinh Chu Dịch bản...

  • Article


  • Authors: Phạm Thị Hường (2023-02)

  • Chủ nghĩa xã hội sinh thái (Eco-socialism) là một trào lưu tư tưởng được hình thành từ trong phong trào sinh thái phát triển mạnh mẽ ở Mỹ và Châu Âu những năm 1960 - 1970 của thế kỷ XX. Bằng cách kết hợp lý thuyết của sinh thái học với chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội sinh thái đã xây dựng nên hệ thống lý luận về xã hội xã hội chủ nghĩa sinh thái với mục đích cuối cùng là hướng đến một xã hội lành mạnh, cân bằng về sinh thái và công bằng về xã hội cho tương lai phát triển của con người. Một trong những nền tảng lý luận quan trọng của chủ nghĩa xã hội sinh thái được giới thiệu và phân tích trong bài viết này chính là tư tưởng sinh thái của chủ nghĩa Mác, cụ thể: Lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; lý luận về tính thống nhất vật chất giữa tự n...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Lâm Thảo Linh (2023-02)

  • Đại hội toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc’’. Giá trị văn hóa là hệ thống tiêu chí xác định bản chất Người của con người, biểu hiện sức sáng tạo và năng lực vươn lên của chủ thể cải biến thế giới một cách nhân văn trong điều kiện cụ thể. Sức mạnh con người là hiệu quả của hành vi cải biến thế giới theo yêu cầu tồn tại và phát triển xã hội xuất phát từ phẩm chất bên trong với một “Cái tôi” của từng cá nhân trong môi trường xác định. Bài viết làm sáng tỏ vai trò giá trị văn hóa đối với sức mạnh con người Việt Nam; từ đó đề xuất một số giải pháp phát huy ...

  • Article


  • Authors: Barbara A. Gueldner; Laura L. Feuerborn (2016)

  • Mindfulness-based practices (MBP) are being ap-plied in school settings with growing interest and increasing frequency. Social and emotional learning (SEL) is a paradigm in which schools are planning and implementing prevention and intervention programming to mitigate risk factors and positively affect the well-being of all students.

  • Article


  • Authors: Hồ Thanh Hương (2023-02)

  • Trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, với nhu cầu phát triển hạ tầng cao và nguồn lực hạn chế, Ba Lan giống nhiều quốc gia khác sử dụng hình thức đầu tư công theo phương thức hợp tác công tư như một cách thức để vừa phát triển được hạ tầng cơ sở, dịch vụ công vốn thuộc trách nhiệm của nhà nước, đồng thời tận dụng được nguồn lực và kinh nghiệm của khu vực tư nhân. Bài viết nhằm cung cấp bức tranh tổng hợp về PPP ở Ba Lan, đồng thời nhận định một số yếu tố tác động đến sự phát triển PPP và triển vọng phát triển của PPP ở Ba Lan.; In the context of the transition to a market economy, with high infrastructure development needs and limited resources, Poland, like many other countries, uses public investment in the form of public-private partnership as a way to knowledge ...

  • Article


  • Authors: Annette Lareau (1987-04)

  • This paper summarizesa qualitative study of family-school relationships in white working-class and middle-class communities.T he results indicate that schools have standardizedv iews of the proper role of parents in schooling. Moreover, social class provides parents with unequal resources to comply with teachers' requestsf or parental participation. Characteristicso ffamily life (e.g., social networks)a lso intervenea nd mediatef amily-school relationships. The social and cultural elements of family life that facilitate compliance with teachers' requests can be viewed as a form of cultural capital. The study suggests that the concept of cultural capital can be usedf ruitfully to understands ocial class differences in children's school experiences.