- Article
Authors: Nguyễn Thị Mai Hoa; Phạm Thị Lương Diệu (2022-06) - Sau chiến thắng mùa Xuân năm 1975, Việt Nam bước vào một thời kỳ mới, đất nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, dưới tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan, những năm 1975-1985, Việt Nam phải đối diện với những khó khăn to lớn trong quan hệ quốc tế. Do đó, một mặt, Đảng, Nhà nước Việt Nam tìm tòi và tiến hành đổi mới cục bộ; mặt khác, triển khai những bước đi cụ thể phá thế bao vây về ngoại giao, thúc đẩy quan hệ với các đối tác quan trọng trong khu vực, mà một trong những đối tác đó là Nhật Bản. Đó là một quá trình hết sức phức tạp, gắn liến và là một phần quan trọng thông qua quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Cộng sản Nhật Bản.
|
- Article
Authors: Nguyễn Xuân Thắng (2022-07) - Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Cừ (9-7-1912 - 9-7-2022), ngày 8-7-2022, tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức Hội thảo khoa học: "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh". Tạp chí Lịch sử Đảng trân trọng trích đăng bài phát biểu Khai mạc và Đề dẫn Hội thảo của GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
|
- Article
Authors: Trần Thị Thanh Huyền (2022-06) - Giai đoạn 1930-1936, với chính sách cai trị, đàn áp cách mạng của chính quyền thuộc địa, báo chí cách mạng hoạt động rất khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam vẫn được xuất bản, lưu hành bí mật, ở nhiều cấp khác nhau: báo của cơ quan Trung ương, xứ ủy, địa phương; báo của công nhân, nông dân, thanh niên; báo chí trong các nhà tù đế quốc... Báo chí cách mạng đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, chủ trương của Đảng; đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược; các tư tưởng đối lập, phi vô sản; kêu gọi quần chúng vùng lên, đoàn kết với phong trào cách mạng thế giới.
|
- Article
Authors: Trần Trọng Thơ (2022-07) - Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là nhà lãnh đạo xuất sắc, một tấm gương cộng sản mẫu mực của Đảng và cách mạng Việt Nam. Từ khi trở thành người cộng sản cho đến lúc hy sinh, đảm trách những cương vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, là Tổng Bí thư của Đảng khi chưa tròn 26 tuổi, tài năng lãnh đạo và đức độ của người cộng sản, nhà lãnh đạo Nguyễn Văn Cừ đã kết tinh thành những cống hiến rất to lớn cho cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong những năm đồng chí từ Côn Đảo trở về, tham gia rồi trở thành người đứng mũi, chịu sào trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
|
- Article
Authors: Trương Thị Phương (2022-06) - Đông Dương Đại hội (1936) là phong trào đấu tranh rộng lớn đầu tiên của quần chúng nhân dân trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939). Thông qua các hình thức tuyên truyền cách mạng như: báo chí, truyền đơn, thơ ca, diễn thuyết, đấu tranh nghị trường..., Đảng tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia ủng hộ phong trào. Trong đó, truyền đơn là một hình thức tuyên truyền hiệu quả được sử dụng nhằm kêu gọi các giai cấp, tầng lớp nhân dân tham gia vào các ủy ban hành động đấu tranh, góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào Đông Dương Đại hội phát triển rộng khắp cả nước.
|
- Article
Authors: Đặng Dũng Chí (2022-06) - Bản Tuyên ngôn của "Hội Liên hiệp thuộc địa", do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội Liên hiệp thuộc địa thông qua ngày 24-5-1922. Sự kiện này nằm trong chuỗi những hoạt động đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc với tư cách là nhà cách mạng quốc tế. Tuyên ngôn chứa đựng nhiều tư tưởng lớn về quyền con người. Bài viết làm rõ một số tư tưởng và hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh những năm đầu tiên trong cuộc đấu tranh lâu dài vì quyền của các nước thuộc địa và quyền con người.
|
- Article
Authors: Mạch Quang Thắng (2022-07) - Từ ngày 27-1-1972 đến ngày 11-2-1972, tại Thủ đô Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Trung ương khóa III Đảng Lao động Việt Nam. Hội nghị đề ra những nhiệm vụ xây dựng Đảng. Những quyết định cũng như lịch sử quá trình lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị để lại một số bài học quý cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Thắm (2022-06) - Duy trì và phát triển nghề, làng nghề truyền thống, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc ở tỉnh Lai Châu là công việc vô cùng cần thiết trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, các nghề, làng nghề truyền thống đang gặp không ít khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, trong đào tạo thế hệ sau để giữ nghề, bảo tồn nét văn hóa độc đáo của dân tộc.
|
- Article
Authors: Phạm Đức Kiên (2022-07) - Thực hiện "diễn biến hòa bình" với Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó chính trị, tư tưởng được xác định là khâu trọng tâm, đột phá, tạo ra những "khoảng trống" để tư tưởng phi xã hội chủ nghĩa, những quan điềm lệch lạc thâm nhập, len lỏi và lớn dần, tiến tới xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Báo chí, truyền thông được các thế lực thù địch, phản động, triệt để sử dụng để phát tán các quan điểm sai trái, thù địch. Nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng báo chí, truyền thông để chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng là vấn đề mang tính thời sự hiện nay.
|
- Article
Authors: Nguyễn Song Tùng (2022-03) - Kinh tế tuần hoàn là giải pháp cốt lõi nhằm hướng đến phát triển bền vững, tức là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Mô hình này đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Trên thực tế Việt Nam đã xuất hiện các mô hình tiếp cận kinh tế tuần hoàn, góp phần mang lại lợi ích về tài chính cho cơ sở sản xuất và tiêu dùng, nhưng mới chỉ dừng ở góc độ tái sử dụng, tái chế chất thải đơn thuần... Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn được Đại hội XIII của Đảng xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030. Xét trên các góc độ từ nhu cầu thực tiễn, nhận thức của xã hội, điều kiện công nghệ, đặc biệt là từ chủ trương đã được Đại hội XIII đề ra, chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn là một hướng đi phù hợp nhằm hi...
|