Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 67801-67810 of 69123 (Search time: 0.117 seconds).
  • Article


  • Authors: Lê Trọng Thưởng; Cao Duy Tiến (2022-07)

  • Trong hơn 70 năm xây dựng và phát triển Học viện, công tác hợp tác quốc tế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả các mặt hoạt động của Học viện. Hiện nay, Học viện có quan hệ hợp tác với hơn 60 quốc gia trên thế giới với khoảng hơn 200 đối tác trong đó có quan hệ hợp tác với 11 nước châu Âu và 21 đối tác. Các hoạt động hợp tác với các đối tác Châu Âu phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, góp phần nâng cao uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Học viện trong giai đoạn hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Trọng Phúc (2022-07)

  • Hoạt động quốc tế và ngoại giao của Hồ Chí Minh là bộ phận rất quan trọng và nổi bật trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài (1911-1941), quan hệ với Quốc tế Cộng sản, các đảng cách mạng và đồng chí, bè bạn đã khẳng định Hồ Chí Minh là chiến sĩ quốc tế lỗi lạc. Hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh trên cương vị đứng đầu Nhà nước đã hình thành mặt trận ngoại giao, cùng với mặt trận chính trị, quân sự, đưa sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất đến toàn thắng. Trong ngoại giao với đồng chí, bè bạn hay với đối phương, Hồ Chí Minh đều tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ, nhân văn, thành thực, trọng lẽ phải và sự mềm dẻo cần thiết. Đó là nền tảng của ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Đức Duy; Ngô Thị Hạnh (2022-07)

  • An ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia là vấn đề hệ trọng của đất nước đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, được Đảng quan tâm, để ra những quan điểm, chủ trương qua các kỳ đại hội và được bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tiễn. Đại hội XIII của Đảng đưa ra nhiều quan điểm mới về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Viết Thảo (2022-07)

  • Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới từ năm 1986 đến nay, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã ngày càng sáng tỏ hơn; đồng thời, đã nhiều lần được tổng kết. Bước đi cần thiết đầu tiên của nhiệm vụ tổng kết là xác định phương pháp tiếp cận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đúng đắn, phù hợp nhằm thể hiện sinh động nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học vào bối cảnh cụ thể; là sự đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam vào lý luận chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay.

  • Article


  • Authors: Vũ Trọng Hùng (2022-07)

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại hệ thống tư tưởng có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, trong đó có quan điểm về Phật giáo. Người đã nhận thấy ở Phật giáo khát vọng tự do và hạnh phúc cho quần chúng nhân dân, tính nhân văn của Phật giáo chân chính là hướng tín đồ, hướng nhân loại tới các giá trị hòa bình, bình đẳng, bác ái. Bài viết tập trung làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về Phật giáo và những đóng góp của Phật giáo đối với cách mạng Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Phạm Anh Tuân; Đặng Thị Hương Giang (2022-03)

  • Tại khu vực trung du miền núi phía Bắc, nước đầu nguồn là tài nguyên dễ bị ảnh hưởng do hoạt động sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư. Thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) là một trong những đô thị miền núi điển hình có nguy cơ cao về suy giảm chất lượng nước đầu nguồn. Nghiên cứu tiến hành đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước tại suối Nặm La, thông qua quan trắc thực địa, đánh giá nguyên nhân từ các dữ liệu điều tra xã hội học. Kết quả chỉ ra rằng, phần lớn nguy cơ ô nhiễm đến từ hoạt động xây dựng và rác thải sinh hoạt do những hạn chế trong việc thu gom chất thải tại địa phương; nguồn gây ô nhiễm đến từ nhóm gỗ chế biến có khối lượng lớn hơn 2 - 4 lần nhóm chất thải nhựa, kim loại và quần áo/vải. Kết quả của nghiên cứu cung cấp thêm những bằng chứng khẳng ...

  • Article


  • Authors: Đặng Thị Ngọc; Nguyễn Cao Huấn (2022-03)

  • Sự tương tác giữa các yếu tố, quá trình địa lý tự nhiên của các hệ thống lục địa – biển đảo cùng tác động của các hoạt động nhân sinh đã tạo nên tính đa dạng và phân hóa cảnh quan. Việc phân vùng cảnh quan trên cơ sở phân vùng địa lý tổng hợp và kết quả phân loại cảnh quan, có xem xét đến mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi có tính đa dạng và đặc thù về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên biển và tài nguyên vị thế. Dựa trên 5 nguyên tắc và 3 tiêu chí phân vùng, khu vực nghiên cứu được chia thành 8 tiểu vùng cảnh quan (TVCQ): đồi núi Tây Bình Sơn - Tư Nghĩa (1); đồng bằng gò đồi Bình Sơn (II); đồng bằng trung tâm Quảng Ngãi (III); đồi núi Tây Mộ Đức - Đức Phổ (IV); đồng bằng Mộ Đức - Đức Phổ (V); đới sóng vỗ và ...

  • Article


  • Authors: Ngô Trung Dũng; Ngô Trung Dũng (2022-03)

  • Dựa vào đặc điểm cấu trúc và thuộc tính cảnh quan tự nhiên - nhân sinh (CQTN-NS), nhu cầu sinh thái của cây trồng cho phép phân tích, đánh giá được thích nghi của cây trồng theo từng loại, nhóm loại CQTN-NS. Phú Yên là lãnh thổ có sự phân hóa cao của các hợp phần và yếu tố thành tạo CQTN-NS, có tính đa dạng cao với 132 loại, Tích hợp kết quả đánh giá thích nghi sinh thái với phân tích đặc điểm tộc người, chiến lược ưu tiên phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa bàn đồi, núi, đã xảc định được các không gian ưu tiên phát triển cây chanh leo. Theo đó, diện tích phù hợp cho phát triển cây chanh leo lên đến 77.275,33 ha, tập trung ở địa bàn các huyện miền Tây là Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân và huyện Tây Hòa ở phía Nam của tỉnh. Đây là cơ sở cho việc xây dựng chính sách phát triển gắn ...

  • Article


  • Authors: Trần Ngọc Ngoạn; Nguyễn Thị Hòa (2022-03)

  • Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (Hội phụ nữ) ở những vùng nông thôn đã thực hiện nhiều hoạt động về bảo vệ môi trường (BVMT). Vai trò của Hội phụ nữ trong BVMT nông thôn thể hiện qua các hoạt động như phát hiện, tố giác hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình giám sát và hoạt động giáo dục, tuyên truyền về BVMT đến từng người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tham gia BVMT của các cấp Hội còn tồn tại những hạn chế nhất định: ở một sổ địa phương còn gặp khó khăn trong cơ chế phối hợp với cơ quan chuyên môn về BVMT, với các tổ chức đoàn thể khác; năng lực, sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với BVMT còn hạn chế; thiếu kinh phí hoạt động... Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan nguồn dữ liệu và khảo sát thực tế ở...