- Article
Authors: Đỗ Thị Ánh (2022-01) - Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Nhật Bản cùng đàm phán thỏa thuận thương mại song phương giữa hai nước. Mặc dù muốn Mỹ quay trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng trước đe dọa tăng thuế với ô tô Nhật Bản mà Tổng thống Trump đưa ra, Nhật Bản cuối cùng cũng đã thay đổi lập trường. Sau một quá trình đàm phán, tháng 9/2019 Nhật Bản và Mỹ đã đạt được thỏa thuận cuối cùng. Thỏa thuận giữa hai nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ ba thế giới, chiếm tới hơn 30% (25,5 nghìn tỷ USD) GDP của thế giới như Nhật Bản và Mỹ rõ ràng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế toàn cầu nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Nghiên cứu này sẽ làm rõ về nội hàm của thỏa thuận thương mại Nhật - Mỹ, đồng thời chỉ ra những tác động chủ yếu của thỏa thuận này đối với khu...
|
- Article
Authors: Nguyễn Ngọc Nghiệp (2022-01) - Liên minh Nhật – Mỹ được hình thành từ năm 1951. Sau khi thành lập, liên minh đã mang lại lợi ích cho cả hai phía Nhật Bản và Mỹ. Với Mỹ, Nhật Bản như cánh tay nối dài ở khu vực châu Á. Sự hiện diện của lực lượng quân sự Mỹ ở Nhật Bản tạo điều kiện cho Mỹ có thể can thiệp kịp thời vào các vấn đề trong khu vực. Với Nhật Bản đó là một sự đảm bảo an ninh vững chắc, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều bất ổn trong khu vực trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và chương trình hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đi sâu phân tích về sự hình thành và những chuyển biến của liên minh Nhật - Mỹ từ năm 2000 đến hết nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, đồng thời đánh giá những tác động của liên minh này đối với Nhật Bản trên cả hai phương diện tích cực và ti...
|
- Article
Authors: Trần Thu Minh; Nguyễn Mai Phương (2022-01) - Hội nghị lần thứ 10 ủy ban Tài chính Kinh tế Trung ương Trung Quốc (ngày 17/8/2021) đã chính thức đưa mục tiêu “cùng giàu có” trở thành ưu tiên chính của Bắc Kinh trong giai đoạn hiện nay. Việc xác định ưu tiên chính sách này của Bắc Kinh ngay lập tức đã tác động thay đổi nhận thức và hành động của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp và thương nhân. Bài viết sẽ phân tích quan điểm của Trung Quốc về “cùng giàu có”, lý giải nguyên nhân chính quyền Bắc Kinh đẩy mạnh mục tiêu này từ năm 2021; phân tích một số biện pháp Trung Quốc đang triển khai nhằm thúc đẩy mục tiêu chiến lược này; qua đó đưa ra một số nhận định bước đầu về động thái chính sách mới này của Bắc Kinh.
|
- Article
Authors: Trần Thị Hải Yến; Hoàng Minh Hồng (2022-01) - Trong những năm qua, cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, gia tăng vị thế về ngoại giao, Trung Quốc đang nổi lên là một trong những quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng hiện đại trên thế giới và đang thách thức vị trí của các siêu cường quân sự. Bài viết tìm hiểu thực trạng phát triển của nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc hiện nay. Nhóm tác giả cũng phân tích nhân tố hợp tác của Trung Quốc với Nga trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và bước đầu đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam trong phát triển công nghiệp quốc phòng.
|
- Article
Authors: Trần Viết Cường; Đoàn Thị Thúy Loan (2022-03) - Nghiên cứu này sử dụng bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vừng và thiệt hại thiên tai cấp địa phương (ban hành năm 2013) tại tinh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020. Kết quả cho thấy, mức độ phát triển bền vững, chỉ tiêu phát triển tổng hợp ở mức tương đối bền vững; phát triển trên các trụ cột chính (kinh tế, xã hội, môi trường) không cân đối; có sự biến động và mất cân đối giữa các thành phần dẫn đến sự phát triển bền vững chung của tỉnh Hà Tĩnh chưa ổn định. Đối với thiệt hại thiên tai, chỉ số đơn về mức độ thiệt hại do (hiện tại có hệ số tương quan Pearson, r = 0,91 khi so sánh với chỉ số thành phần môi trường, thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề và có tác động đáng kể đồng thời làm mất ổn định sự phát triển bền vững của tỉnh Hà Tĩnh. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, ng...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Hà Thành; Dương Thị Thủy; Lê Thị Thu Hương; Nguyễn Đức Minh (2022-03) - Trong bối cảnh suy thoái các vùng đất ngập nước, sử dụng khôn khéo đất ngập nước đang là định hướng chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới. Vườn quốc gia (VQG) Côn Đảo là khu Ramsar biển - đảo đầu tiên của nước ta, với nhiều hệ sinh thái đất ngập nước ven biển có giá trị, có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch. Bài báo được thực hiện với mục tiêu đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đất ngập nước VQG Côn Đảo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với sự gia tăng ngày càng lớn lượng du khách, tài nguyên hệ sinh thái đất ngập nước ven biển của VQG Côn Đào đang phải chịu nhiều áp lực, gây ra những thách thức cho công tác bảo tồn. Đây là cơ sở quan trọng để đưa ra được các giải pháp phát triển du lịch sinh thái, nhưng vẫn bảo tồn được hệ sinh thái đất ngập nướ...
|
- Article
Authors: Trần Thị Quế Châu (2022-01) - Với mục tiêu tìm kiếm chỗ đứng vững chắc ở Viễn Đông để tiếp cận thị trường rộng lớn Trung Quốc, tiến tới thiết lập hệ thống thương mại nối châu Á - châu Mỹ - châu Âu, Tây Ban Nha đã tiến hành chinh phục Philippines từ năm 1564. Vào thời điểm này (năm 1567), triều Minh cũng bắt đầu thực hiện các bước nhằm nới lỏng chính sách “Hải cấm”, cho phép thuyền mảnh (junk) từ các hải cảng miền Nam Trung Quốc đi lại buôn bán trên con đường tơ lụa một cách hợp pháp. Bối cảnh này được xem là môi trường thuận lợi cho sự phát triển một cách ổn định thương mại giữa Trung Quốc với Philippines. Tuy nhiên, sự cạnh tranh của Bồ Đào Nha cộng với những áp lực về an ninh chính trị và đặc biệt là tư tưởng trọng thương đã cản trở chính quyền Tây Ban Nha trong việc tiếp cận với thị trường Trung Quốc rộng lớn...
|
- Article
Authors: Nguyễn Trọng Nhân; Trương Trí Thông; Huỳnh Văn Đà (2022-03) - Huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển rộng lớn, tính đa dạng sinh học cao phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, quan sát thực địa, phân tích và tổng hợp tài liệu; dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Theo đánh giá của nhiều bên liên quan, An Biên có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái; các bên liên quan đề ra nhiều giải pháp, điểm chung là quy hoạch không gian cụ thể cho phát triển du lịch sinh thái, xây dựng chính sách khuyến khích làm du lịch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút sự tham gia của người dân địa phương, doanh nghiệp làm du lịch sinh thái, liên kết phát triển du lịch sinh thái với các địa phương khác, đẩy mạnh xúc tiến và quảng bá du lịch...
|
- Article
Authors: Lê Xuân Thái; Trần Văn Thụy; Bùi Anh Tú (2022-03) - Quảng Ninh có bờ biển dài, hệ sinh thái ven biển rất đa dạng và phong phú như rừng ngập mặn, hệ sinh thái cửa sông, ven biển... đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ứng phó với biển đối khí hậu (BĐKH). Theo các kịch bản BĐKH thế kỷ 21 cùa tỉnh Quảng Ninh, nhiệt độ - lượng mưa - nước biển dâng đều có xu hướng tăng lên so với thời kỳ cơ sở trên toàn tỉnh (nhiệt độ tăng từ 0,7 + 4,0°C; lượng mưa tăng từ 10 + 30%; nước biển dâng tăng từ 5,4 + 102,0 cm). Điều này sẽ tác động tiêu cực tới các hệ sinh thái ven biển của tỉnh như số lượng loài, chất lượng loài, thành phần loài và diện tích bãi triều, rừng ngập mặn, rạn san hô giảm đi rõ rệt. Do đó, cần các giải pháp trọng tâm nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu của tỉnh trong thế kỷ 21.
|
- Article
Authors: Nguyễn Hoàng Yến (2022-01) - : Trước thế kỷ XX, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thực hiện qua cơ chế triều cống — sắc phong. Qua đó, nhà Nguyễn sẽ cử sứ giả sang nhà Thanh để thực hiện những nhiệm vụ ngoại giao khác nhau. Một trong những hoạt động quan trọng của đoàn sứ là mang phương vật của Việt Nam tiến cống cho Trung Quốc để duy trì và củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu quan tâm đến những vật phẩm này cũng như hành trình của chúng đến Trung Quốc còn rất ít. Bài viết này căn cứ vào tư liệu của hai nước để tiến hành khảo sát danh sách cống vật của nhà Nguyễn, gồm những cống vật theo quy định, và những cống phẩm đặc biệt khác, đồng thời đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn cũng như quá trình chuẩn bị, vận chuyển các vật phẩm này sang Trung Quốc. Qua đó, bài viết muốn chi ra ý nghĩa l...
|