Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 67831-67840 of 69122 (Search time: 0.042 seconds).
  • Article


  • Authors: Phí Hồng Minh (2022-03)

  • Căn cứ các nghiên cứu đặc điểm bệnh và cơ chế lây nhiễm, các chuyên gia y tế Nhật Bản đã xác định việc theo vết và loại bỏ hoàn toàn virus SARS-Cov-2 là bất khả thi khi tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Chiến lược ứng phó dịch bệnh của Nhật Bản đã phản ánh cách tiếp cận “sống chung COVID-19” từ rất sớm với ba trụ cột cơ bản: giám sát theo cụm, củng cố hệ thống y tế và nguyên tắc 3Cs. Trong khi đó, Việt Nam sau những mất mát lớn từ mô hình “Zero-COVID-19” đã chuyển sang phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh" để vừa song hành chống dịch vừa phục hồi và phát triển kinh tế. Hai quốc gia, hai mô hình ứng phó dịch bệnh đang cho thấy sự thừa nhận của nhân loại đối với sự hiện hữu của virus corona, nhu cầu xây dựng hệ thống y tế, hệ ...

  • Article


  • Authors: Đỗ Thị Ánh (2022-03)

  • Cho đến nửa đầu năm 2021, do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch COVID-19 bùng phát, không ít công ty Nhật Bản đã cân nhắc việc dời hoạt động từ Trung Quốc sang Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi đại dịch COVID- 19 diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến chủng mới, chuỗi cung ứng tại một số nước Đông Nam Á đã bị gián đoạn nghiêm trọng, sản xuất, thương mại và đầu tư chịu ảnh hưởng rất lớn. Bài viết này đề cập đến những tác động của làn sóng đại dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam đối với hoạt động của các công ty chế tạo Nhật Bản, cũng như những giải pháp cấp bách đã được đưa ra nhằm ứng phó hiệu quả trong tình hình mới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Hoa Hồng; Nguyễn Thu Thủy; Đỗ Minh Hiếu (2022-01)

  • Bài viết nghiên cứu tác động của hình thức marketing thông qua người ảnh hưởng tới ý định mua của người tiêu dùng tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện trên 217 người trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019. Thông qua mô hình hồi quy đa biến, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có năm nhân tố chính bên cạnh những nhân tố ngoại vi có tác động tích cực tới ý định mua hàng của người tiêu dùng, bao gồm: danh tiếng, chất lượng thông tin, mức độ tin cậy của thông tin, mức độ phù hợp và mối quan hệ đối tác giữa người ảnh hưởng với thương hiệu. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định nhằm cải thiện và gia tăng ý định mua hàng của người tiêu dùng khi sử dụng hình thức marketing qua người ảnh hưởng.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Văn Chiến (2022-01)

  • Nghiên cứu này có mục tiêu đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường lên phát triển tài chính. Sử dụng dữ liệu bảng tại 24 quốc gia tiêu biểu tại Châu Á trong giai đoạn 2011-2019, nghiên cứu đánh giá mức độ phụ thuộc chéo giữa các quốc gia, kiểm tra tính dừng, đồng tích hợp và phân tích hồi quy theo phương pháp sai số chuẩn Driscoll-Kraay, phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) và mô hình hồi quy sai số chuẩn hiệu chỉnh (PCSE). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, giữa các quốc gia có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tăng trưởng kinh tế không có tác động tới phát triển tài chính, nhưng chất lượng môi trường xấu đi có tác động thúc đẩy phát triển tài chính trong khu vực và tồn tại tác động tích cực của phát triển thị trường chứng khoán và nợ côn...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Hữu Cường; Hàn Như Thiện (2022-01)

  • Nghiên cứu này đánh giá và so sánh mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty niêm yết ở Việt Nam và Philippin. Kết quả cho thấy, mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty niêm yết ở Việt Nam thấp hơn so với các công ty niêm yết ở Philippin, từ đó, nghiên cứu đề xuất một số gợi ý nhằm cải thiện mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty niêm yết ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Ngô Hương Lan (2022-03)

  • Bài viết đề cập đến tình hình nhập cảnh của người lao động nước ngoài vào Nhật Bản khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đồng thời khái quát về thực trạng lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng tại Nhật Bản trong hai năm 2020 và 2021 qua số liệu thống kê thu thập được từ các website chính thức của các cơ quan chính phủ Nhật Bản và các viện nghiên cứu tại Nhật Bản. Từ đó, bài viết cũng đưa ra những nhận định và đánh giá về các vấn đề liên quan đến lao động nước ngoài nói chung và trong đại dịch COVID-19 nói riêng, cũng như phản ứng chính sách của Chính phủ Nhật Bản đối với các vấn đề trên trong sự liên hệ với Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Phan Cao Nhật Anh (2022-03)

  • Đại dịch COVID-19 bùng phát tác động mạnh đến cuộc sống người dân trên toàn thế giới, khiến các nước đưa ra các chiến lược ứng phó. Nhật Bản là quốc gia sớm cố gắng thực hiện sống chung với COVID -19 . Đây là lối sống mới dựa trên điều kiện căn bản là bao phủ tiêm vắc xin, đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động xã hội. Phương thức làm việc từ xa là sự thay đổi nhằm giảm tụ tập đông người phòng chống lây nhiễm. Bài viết phân tích thay đổi cơ bản trong xã hội sống chung với COV1D-19 tại Nhật Bản.

  • Article


  • Authors: Bùi Quang Bình (2022-01)

  • Bài viết đánh giá quá trình phát triển kinh tế của Đà Nẵng trên các mặt thực trạng, định vị và định hướng phát triển. Những thành công và hạn chế của nền kinh tế Đà Nẵng đã được rút ra từ việc phân tích toàn diện các nội dung phát triển. Đây cũng là cơ sở để rút ra các hàm ý định hướng phát triển cho nền kinh tế này.

  • Article


  • Authors: Đinh Thị Thanh Vân; Lê Văn Đạo; Trần Thị Phương Dịu (2022-01)

  • Để góp phần bổ sung thêm nghiên cứu về vai trò của chất lượng thể chế tới phổ cập tài chính nói chung, cũng như tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam nói riêng, nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu định lượng nhằm xác định mối quan hệ này, đồng thời, sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn 2010-2017 kết hợp với mô hình tác động cố định, hệ thống ước lượng GMM để giải quyết các yếu tố không quan sát-không thay đổi theo thời gian và vấn đề nội sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa cải thiện chất lượng thể chế, đặc biệt là hiệu quả chính phủ (GE) và kiểm soát tham nhũng (CoC) tới nâng cao phổ cập tài chính.

  • Article


  • Authors: Lê Văn Lợi (2022-01)

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, là người hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người Việt Nam. Tư tưởng của Người là sự kết tinh truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, trong đó có tinh hoa Phật giáo. Với đạo đức sáng ngời và tầm nhìn của một nhà tư tưởng, nhà cách mạng vĩ đại, Người đã tìm thấy ở Phật giáo những giá trị nhân văn cao đẹp cần kế thừa, phát huy trong thực tiễn cách mạng. Tư tưởng của Người thấm đẫm tinh thần “từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha ” của Phật giáo. Là người luôn thống nhất giữa tư tưởng và hành động, Người luôn tìm cách khích lệ, vận động Phật tử, mọi người dân Việt Nam phát huy giá trị, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng đất nước và góp phần vào đấu tr...