Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 67841-67850 of 69122 (Search time: 0.056 seconds).
  • Article


  • Authors: Chu Xuân Giao (2022-01)

  • Bài viết này nhìn lại chương trình thay thế cây xanh ở Hà Nội (gắn với sự kiện chính quyền Hà Nội muốn thực hiện thay đồng loạt 6.700 cây đô thị vào đầu năm 2015 đã làm dậy sóng dư luận cả nước) từ góc nhìn giao thoa giữa nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu tôn giáo, cụ thể là từ quan điểm về vạn vật hữu linh (Animism) đã được khởi xướng từ cuối thế kỉ XIX trong học thuật quốc tế. Chính trong dư luận xã hội từ đầu năm 2015 và tiếp nổi đến hiện tại, quan điểm về vạn vật hữu linh đã được truyền đạt rộng rai trong các từ dùng phổ thông là “hồn cây” và “linh hồn cây báo ứng”. Dư luận lúc đó đòi hỏi phía học thuật cần nhìn lại một cách kĩ lưỡng những phát triển về lí luận trong quan điểm về vạn vật hữu linh, để tìm đến một định hướng về bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Địn...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Hương; Mai Văn Sáu; Phạm Mỹ Hằng Phương (2022-01)

  • Bài báo này khám phá sự phát triển của thị trường bảo hiểm tư nhân tự nguyện tại các quốc gia Bắc Âu. Các quốc gia Bắc Âu với hệ thống chăm sóc sức khỏe dựa trên nền tảng tài chính mạnh và tham vọng dựa trên thuế để tiếp cận phổ cập đến các dịch vụ toàn diện. Điều này ngụ ý rằng, việc phân phối các nguồn lực chăm sóc sức khỏe nên dựa trên nhu cầu cá nhân, không dựa trên khả năng chi trả. Bất chấp định hướng tư tưởng này, các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe tư nhân mở rộng đáng kể đá gia tăng trong những thập kỷ gần đây. Vai trò phát triển của bảo hiểm tư nhân tự nguyện là khác nhau trên khắp các quôc gia Bắc Âu.

  • Article


  • Authors: Lương Thy Cân (2022-01)

  • Những năm gần đây, có thực trạng và số lượng tu sĩ Phật giáo từ các tỉnh thành thuyên chuyển đến tỉnh Bình Dương gấp nhiều lần số chuyển đi và khá nhiều trong số đó cư trú ngoài hệ thống tự viện. Theo Nội quy Ban Tăng sự, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tu sĩ phải cư trú trong tự viện, chỉ những trường hợp có lý do chính đáng, được thầy nghiệp sư, y chỉ sư. Ban Trị sự huyện, Ban Trị sự tỉnh chấp thuận mới được cư trú ngoài tự viện. Mặc dù Vậy, phần lớn tu sĩ Phật giáo mới đến địa bàn tỉnh không làm đơn xin Giáo hội mà tự ý cư trú ngoài tự viện, trong số đó, nhiều người chưa thực hiện đúng Nội quy Ban Tăng sự, có sai phạm về đất đai, xây dựng. Nghiên cứu này bước đầu nhận diện những biểu hiện phát sinh gần đây về số tu sĩ Phật giáo thuyên chuyển đến Bình Dương nhưng không cư ...

  • Article


  • Authors: Ngô Thanh Hà (2022-03)

  • Bài viết này nhìn lại bức tranh phát triển doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 và chỉ ra những điểm chưa đạt được so với mục tiêu đề ra. Mặc dù số lượng doanh nghiệp tiếp tục tăng lên nhưng không đạt mục tiêu một triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020. Hơn nữa, tỷ lệ doanh nghiệp sống sót so với doanh nghiệp đăng ký thành lập có xu hướng giảm dần. Bên cạnh đó, chất lượng tăng trưởng của các doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện; tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ vẫn ở mức cao; hiệu suất sinh lợi trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn thấp; và đặc biệt là quy mô doanh nghiệp ngày càng nhỏ đi.

  • Article


  • Authors: Phan Diệu Hương; Dương Trung Kiên (2022-03)

  • Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nhằm tìm ra mối quan hệ định lượng giữa an ninh năng lượng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam (dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 1990-2017). Kết quả cho thấy chưa có bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa an ninh năng lượng và tăng trưởng kinh tế, cũng như tác động ngắn hạn từ an ninh năng lượng lên tăng trưởng kinh tế, nhưng trong dài hạn an ninh năng lượng có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế, từ đó có những hàm ý chính sách phù hợp cho sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Hồng Nga; Phạm Văn Khánh (2022-01)

  • Nghiên cứu này đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 8 thông qua mười tiêu chí với số liệu được thu thập từ khảo sát, đồng thời chỉ ra những nhân tô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Nghiên cứu cũng đưa ra được sáu giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Hải Ninh; Phan Tố Uyên; Nguyễn Quốc Việt (2022-03)

  • Sử dụng mô hình cấu trúc PLS-SEM, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tác động đến sự gắn kết với công việc và doanh nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số liệu được thu thập thông qua khảo sát tại 20 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực Hà Nội, với quy mô mẫu là 236 phân từ mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có ba yếu tố tác động trực tiếp đến sự gắn kết của người lao động, bao gồm: tính chất công việc, hài lòng về giá trị vật chất nhận được và hài lòng về giá trị tinh thần nhận được, trong đó, yếu tố hài lòng về giá trị tinh thần nhận được có tác động lớn nhất tới sự gắn kết của người lao động.

  • Article


  • Authors: Huỳnh Ngọc Thu (2022-01)

  • Tôn giáo với mục tiêu hướng con người đến giá trị chân, thiện, mỹ.., đã có những tác động đáng kể đến các hành vi của con người, đặc biệt là hoạt động từ thiện nhằm chia sẻ, giúp đỡ khi cộng đồng gặp khó khăn. Qua nghiên cứu trường hợp tín đồ Cao Đài ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bài viết xác định niềm tin tôn giáo tác động mạnh mẽ đến hoạt động từ thiện của họ. Dù kinh tế gia đình tín đồ có thể khó khăn, nhưng việc làm từ thiện luôn được thực hiện. Mục đích không chỉ giúp ích cho cộng đồng xã hội mà còn mang đến tính thiện mỹ và sự tích phước của tín đồ Cao Đài. Bằng nguồn dữ liệu thực tế tại cộng đồng tín đồ Cao Đài các Hội thánh: Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Ban Chinh Đạo, Cao Đài Minh Chơn Đạo, Cao Đài Minh Chơn Lý, bài viết phân tích hoạt động từ thiện của tín đồ và xem đó như...

  • Article


  • Authors: Bùi Hữu Được (2022-01)

  • Lịch sử dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long trải qua rất nhiều thăng trầm. Trong quá trình đó, Phật giáo Nam tông Khmer có vai trò quan trọng như là chỗ dựa về tinh thần, là ngọn đuốc soi đường tới giác ngộ, giúp cho mỗi người dân Khmer cùng nhau đoàn kết, vượt qua những khó khăn để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngày nay, đời sống của người dân Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã được nâng cao về mọi mặt, Phật giáo Nam tông Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã và vẫn tiếp tục vị thế của mình trong niềm tin của đông bào Khmer, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trong tình cảm của con người và đất nước Việt Nam. Bài viết chỉ ra những đóng góp cùa Phật giáo Nam tông Khmer trong sự phát triển của cộng đồng Khmer ở Việt Nam nói riêng, cộng đồng xâ hội nói chung.