Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 67861-67870 of 69122 (Search time: 0.067 seconds).
  • Article


  • Authors: Nguyễn Văn Chiến (2022-04)

  • Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá tác động của chất lượng thể chế lên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2020. Bằng phương pháp ước lượng bình quân tối thiểu gộp, mô hình tác động ngẫu nhiên, mô hình tác động cố định, phương pháp bình phương tối thiểu khả thi, kết quả nghiên cứu khẳng định rằng, chất lượng thể chể có tác động tích cực lên khả năng thu hút FDI tại Đông Nam Bộ, đồng thời, khả năng thu ngân sách, tỷ lệ đô thị hóa và quy mô dân số có tác động tích cực trong thu hút các đồng vốn quốc tế vào Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thay mối quan hệ giữa chất lượng nguồn nhân lực, mật độ dân số lên thu hút đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài.

  • Article


  • Authors: Phạm Hùng Cường (2022-04)

  • Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng bia tại TP. Hồ Chí Minh thông qua việc khảo sát 273 người tiêu dùng tại địa bàn trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2021. Kết quả cho thấy, nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi tiêu dùng là chất lượng, tiếp theo đó là hoàn cảnh, ảnh hưởng, thương hiệu, quảng cáo, và cuối cùng là nhân tố giá cả.

  • Article


  • Authors: Võ Hồng Tú; Nguyễn Thùy Trang; Huỳnh Trường Giang; Lê Thanh Sơn (2022-04)

  • Nghiên cứu tiến hành xây đựng tiến trình đo lường hiệu quả môi trường bằng cách tiếp cận cân bằng nguyên liệu cho mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng thực hiện ước lượng hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bố dựa trên bộ số liệu 230 nông hộ nuôi tôm thẻ vùng đông bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả môi trường trung bình của mô hình tôm thẻ chân trắng là 19,5%, như vậy, có khoảng 80,5% tương đương với 1.216,82kg dưỡng chất đầu vào/ha bị dư thừa và thải vào môi trường. Nghiên cứu cũng cho thấy các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình tôm siêu thâm canh cao hơn so với mô hình thâm canh và bán thâm canh. Cà Mau và Bạc Liêu là hai tỉnh có chỉ số hiệu quả phân bố và môi trường cao hơn so với Kiên Giang và Sóc Trăng.

  • Article


  • Authors: Vũ Thị Loan; Đinh Thị Hải Yến; Hoàng Đình Khánh; Cù Huy Nam (2022-04)

  • Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đo lường tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua chỉ số tâm lý tổng hợp, trên cơ sở mô hình sáu nhận tố đề xuất bởi Baker và Wurgler (2006, 2007) trong giai đọan 5 năm (2015-2019). Kết quả phân tích chỉ số tâm lý tổng hợp cho thấy, khối lượng giao dịch là biểu hiện rõ ràng nhất của tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoản Việt Nam. Tiếp đó, để đánh giá được vai trò của tâm lý thị trường tới định giá chứng khóan, mô hình Fama-French ba nhân tố được áp dụng với sự bổ sung của biến chỉ số tâm lý thị trường. Kết quả áp dụng trên mẫu nghiên cứu gồm 122 công ty với 7.320 quan sát cho thấy, tâm lý thị trường có tác động có ý nghĩa thống kê tới tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu. Tâm lý thị trường lạc quan dẫn tới cổ phiếu đượ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Hữu Thụ; Lê Văn Hiếu; Bùi Trung Hiếu (2022-02)

  • Đồng quan, Mẹ Đồng quan là thuật ngữ được nhắc đến nhiều bởi các ông đồng, bà đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu vùng đồng bằng Bắc Bộ. Theo đó, Đồng quan (Mẹ Đồng quan) được hiểu là một tôn xưng dành cho những ông đồng, bà đồng - người được coi là đã "kiều thỉnh ” được Thánh Mẫu nhập vào mình trong nghi thức "thi” Đồng quan. Hiện nay, Đồng quan và tục thi Đồng quan không còn xuất hiện trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam — Tứ phủ nữa mà chủ yếu được truyền lại qua các câu chuyện kể của các ông đồng, bà đồng cũng như các di tích, đền thờ nơi đã từng có sự hiện diện của các Mẹ Đồng quan. Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm bước đầu tìm hiểu về Đồng quan và tục thi Đồng quan thông qua việc khảo cứu tại thực địa một số đền thờ có bia, mộ của Mẹ Đồng quan cũng như việc phỏng vấn sâu một...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Cẩm Vân (2022-04)

  • Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận phân phối trễ tự hồi quy ARDL để phân tích tác động của tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và công nghiệp hóa đến phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn 1990-2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong dài hạn, tiêu thụ năng lượng không tái tạo và đô thị hóa làm giảm phát thải CO2, GDP bình quân đầu người làm tăng phát thải CO2, công nghiệp hóa không có tác động đến phát thải CO2; trong ngắn hạn, những thay đổi trong tiêu thụ năng lượng tái tạo làm giảm lượng phát thải CO2, tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa làm tăng phát thải CO2, công nghiệp hóa không có tác động đến phát thải CO2- Dựa trên các kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách thúc đẩy tăng trưởng, năng lượng và đô thị hóa nhằm nâ...

  • Article


  • Authors: Trần Thị Phương Anh (2022-02)

  • Bài viết dựa trên những tư liệu thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nơi có đông người Chăm theo Islam giáo tập trung sinh sống, từ đó khái quát mô hình tổ chức của cộng đồng này, đồng thời chỉ ra những đặc trưng cơ bản của cộng đồng này. Các đặc trưng đó là: mô hình tổ chức của cộng đồng Chăm theo Islam giáo chịu sự chi phối của hai yếu tố là tính tôn giáo (Islam giáo) và tính dân tộc (truyền thống mẫu hệ). Từ sự chi phối của hai yếu tố này đã đưa đến những đặc trưng của cộng đồng này: tôn giáo là yếu tố ảnh hưởng chủ đạo trong đời sống của người Chăm theo Islam giáo trên mọi phương diện; tôn giáo cũng là yếu tố quan trọng giúp cộng đồng gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau; cộng đồng Islam giáo ở các địa bàn khác nhau có những đặc trưng khác nhau...

  • Article


  • Authors: Đặng Thị Thúy Duyên (2022-04)

  • Đầu tư luôn đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét tác động của đầu tư với lượng khách du lịch đến tiểu vùng nam sông Hồng. Nghiên cứu đã thu thập số liệu thứ cấp của các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình về đầu tư khu vực nhà nước, khu vực tư nhân, khách du lịch trong nước, khách du lịch quốc tế làm căn cứ nghiên cứu. Bằng cách xác định và xem xét từng yếu tố, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở tiểu vùng nam sông Hồng ngày càng hợp lý và bền vững hơn.

  • Article


  • Authors: Lê Xuân Thông (2022-02)

  • Bài viết sẽ chỉ ra những đặc điểm chung và riêng của Phật giáo xứ Quảng (Quảng Nam — Đà Nẵng) thể kỷ XVII — XIX. Đó là Phật giáo không thiên về kinh nghĩa, không quan tâm đến những vấn đề mang tính triết học cao viễn mà thích sự giản tiện, thực hành; là Phật giáo của giới bình dân và hướng đến sự bình dân; có sự đa dạng về truyền thừa và pháp môn tu hành; có sự hỗn dung, tiếp biến, hòa quyện sâu sắc của nhiều tôn giáo, văn hóa khác, đặc biệt là với văn hóa Chăm; vừa mang tính phổ quát vừa có những nét riêng, tồn tại có tính độc lập tương đối trong tổng thể chung của Phật giáo Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Lê Thu Vân (2022-02)

  • Tục thờ Ghe Sáu là một trong những hoạt động tín ngưỡng dân gian đặc biệt phản ánh hiện tượng tôn sùng vật linh kết hợp với tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc thời cận đại của cư dân vùng cù lao Ông Chưởng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ghe Sáu là chiếc ghe có sáu bổ chèo, được phối thờ với Quản cơ Trần Văn Thành trong Bửu Sơn tự. Chiếc ghe này từng là vật dụng quan trọng có một không hai của ông trong cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867-1873). Tục thờ này mang đặc trưng văn hóa địa phương rất rõ nét, thể hiện tinh thần yêu nước, thái độ ứng xử của cư dân nơi đây đối với môi trường sinh thái - văn hóa sông nước. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung trình bày ba vấn đề chính: Quá trình hình thành tục thờ Ghe Sáu; một số đặc điểm nổi bật của tục thờ; ý nghĩa và vai trò của tục thờ này đối ...