- Article
Authors: Phan Văn Hòa (2022-04) - Nghiên cứu này phân tích các tác động của đại dịch đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại làng nghề truyền thống đúc đồng Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Kết quả cho thấy, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, số lượng sản phẩm sản xuất năm 2020 so với năm 2019 đã giảm 40,2% số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2020 so năm 2019 cũng giam 50%, từ đó nghiên cứu, từ đó, gợi ý các giải pháp để khôi phục sản xuất như: áp dụng công nghệ số; hỗ trợ vốn; tín dụng ưu đãi; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, liên doanh, liên kết tạo thành chuỗi cung ứng sản phẩm từ nghiên cứu thị trường, thiết kế đến cung cấp nguyên liệu, sản xuất, phân phối và tiêu thụ... góp phần phát triển sản xuất, bảo tồn và phát huy nghề truyền thống, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thu hút khách...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Thanh Xuyên (2022-02) - Thế giới quan tôn giáo giữ vai trò rất quan trọng trong thiết lập không gian sản xuất và sinh sống. Người Hrê ở Quãng Ngãi có lối sống hài hòa với môi trường tự nhiên. Ngôi nhà của người Hrê chứa đựng biểu tượng và ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng truyền thống độc đáo. Sự chuyển đổi của đời sống kinh tế - xã hội dẫn đến thay đổi về kiến trúc và hình thức của ngôi nhà, từ đó làm biến đối ý nghĩa văn hóa của ngôi nhà. Bài viết này trình bày đặc điểm của thế giới quan tôn giáo và giá trị nhân sinh trong ngôi nhà cùa người Hrê, từ đó chỉ ra những nét đặc trưng và giá trị văn hóa tín ngưỡng liên kết với ngôi nhà. Đây là những phát hiện và đóng góp mới về vai trò của thế giới quan tôn giáo của ngôi nhà truyền thống trong đời sống của người Hrê, đồng thời cũng cho thấy những động năng mới đang ...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Liên Hương; Lê Huyền Trang (2022-04) - Bài này nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền miệng điện tử, hình ảnh thương hiệu và định mua hàng trực tuyến. Các phát hiện cho thấy, truyền miệng điện tử và hình ảnh thương hiệu có tác động tích cực đến ý định mua hàng trực tuyến. Nghiên cứu này cung cấp thông tin chi tiết chính cho những người bán hàng trực tuyến tập trung vào thị trựờng Hà Nội bằng cách xây dựng lòng tin, hình ảnh thương hiệu và truyền miệng điện tử để tăng ý định mua sản phẩm của khách hàng.
|
- Article
Authors: Nguyễn Hữu Phúc (2022-02) - Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và nghi lễ lên đồng là một trong những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng có sức sống mạnh mẽ trải qua nhiều bước thăng trầm của người dân vùng đất Thừa Thiên Huế. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế có sự tiếp nhận tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Bắc cùng với những ảnh hưởng từ quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt - Chăm - Hoa và sự tham gia của vua nhà Nguyễn để hình thành nên Thiên Tiên Thánh giáo. Có thế nói, Thiên Tiên Thánh giáo là một tổ chức sinh hoạt tâm linh của miền Trung nói chung, Huế nói riêng và có những nét đặc trưng, độc đáo, mang tính khác biệt so với tín ngưỡng thờ Mẫu ở các khu vực khác trong cả nước. Sự khác biệt này có thể nhận diện được từ hệ thống thần linh trên điện thờ và các nghi lễ hầu thánh/ lên đồng. Bài viết trình bày hệ thống thần linh của ...
|
- Article
Authors: Vũ Thị Thu Hà (2022-02) - Thực hành tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng tín đồ Islam giáo. Ở Việt Nam, đa số tín đồ Islam giáo là người Chăm. Họ sống tập trung thành cộng đồng làng (xóm). Mỗi làng (xóm) Chăm theo Islam giáo thường có một Thánh đường, mỗi Thánh đường có tên gọi riêng. Tùy theo điều kiện dân số trong làng nhiều hay ít mà có thêm một hoặc hai tiểu Thánh đường phục vụ cho việc thờ phượng hàng ngày của các tín đồ. Đức tin vào Thượng đế Allah là nền tảng căn bản trong đức tin của tín đồ Islam giáo. Đối với Islam giáo, đức tin đi đôi với thực hành. Tín đồ Islam giáo thực hành năm trụ cột đức tin chính gồm: tuyên xưng đức tin, dâng lễ nguyện, nhịn tháng Ramadan, bố thí và hành hương. Bài viết này trình bày việc thực hành năm trụ cột đức tin của tín đồ Islam giáo ở Việt Nam hiện nay qua ...
|
- Article
Authors: Phạm Hồng Tung (2022-01) - Sách Tam tự kinh của Nho trường có câu “Ngọc bất trác, bất thành khí, nhãn bất học, bất tri lý”. Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định rằng con người trở nên “thiện” hay “ác” cũng “Đa do giáo dục đích nguyên nhân" (1). Hoàn toàn không có nghi ngờ gì, rằng giáo dục Nho học, từ khi được du nhập vào Việt Nam dưới thời Nam Giao Học tổ Sĩ Nhiếp (187-226), và sau đó là vào nước Việt độc lập, đã có những đóng góp to lớn để giúp cho Quốc gia - Dân tộc Việt Nam tự tin khẳng định từ đầu thế kỷ XV: “Thực là một nước văn hiến" (2).
|
- Article
Authors: Tô Thị Hồng Nhung; Vũ Thị Mai Hương (2023-03) - Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học, bài báo đã tiến hành khảo sát thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai (RRTT) và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của 238 học sinh (HS) cấp trung học cơ sở (THCS) ở hai huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) và Kon Plông (tỉnh Kon Tum). Kết quả cho thấy, năng lực của HS còn rất hạn chế; điểm bình quân chỉ đạt 73,4 điểm, xếp ở mức “trung bình”; không có HS nào được đánh giá ở mức “tốt” trở lên, xếp loại “khá” chỉ có 15 HS (chiếm 6,3%), có tới 32 HS (13,4%) xếp loại “kém”. Đại đa số còn lại (191 HS, chiếm tỉ lệ 80,3%) nằm ở thang điểm “trung bình”. Trong số ba khía cạnh để đánh giá năng lực (kiến thức, kĩ năng và thái độ), phần đánh giá về kiến thức xếp loại thấp nhất, ở mức “kém”. Kết quả nghiên cứu có thể hữu ích cho các địa phương trong v...
|
- Article
Authors: Nguyễn Ngọc Mạnh; Đỗ Hoàng Phương; Nguyễn Thị Hồng (2023-03) - Thông tin thị trường là yếu tố quan trọng giúp phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) có thể tiêu thụ được nhiều hơn các sản phẩm mà họ làm ra; giúp gia tăng thu nhập, nâng cao vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội. Kết quả nghiên cứu về năng lực tiếp cận thông tin thị trường đối với phụ nữ DTTS huyện Tân Sơn, Phú Thọ đã chỉ ra rằng, khả năng khai thác các công cụ thông tin cho phụ nữ DTTS vẫn còn kém, chủ yếu là do không nắm rõ lịch trình phát thông tin thị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, không biết sử dụng mạng internet, rào cản ngôn ngữ và thuật ngữ chuyên môn... Vì vậy, để hỗ trợ phụ nữ DTTS, chính quyền huyện Tân Sơn cần cung cấp thiết bị tiếp cận thông tin, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao năng lực nhận thức thông tin thị trường liên quan tới ...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Thu Hà; Vũ Thục Hiền (2023-03) - Đất ngập nước ven biển có vai trò quan trọng đối với con người và thiên nhiên, giúp lưu trữ các-bon, chống lại các tác động của biến đổi khí hậu, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật; bảo đảm nguồn cung cấp thức ăn và tạo nên các nguồn sinh kế cho người dân. Tuy nhiên, chất lượng các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển của Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ, nhất là các vùng triều, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn. Trong khi đó, nhiều địa phương chưa đánh giá đúng và phát huy được giá trị dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước, còn tồn tại các xung đột trong việc hài hòa giữa mục tiêu phát triển và bảo tồn các vùng đất ngập nước; bài viết sẽ làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc khai thác dịch vụ cung cấp của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển nhằm phục vụ sử dụng hợp...
|
- Article
Authors: Trần Đức Thạnh; Đặng Hoài Nhơn; Trần Tân Văn; Đỗ Thị Yến Ngọc; Trương Quang Hải; Bùi Văn Vượng (2023-03) - Bãi đá ngầm Ghềnh Cốc trên lòng sông Bạch Đằng được xem như là một chướng ngại vật tự nhiên quan trọng góp phần làm nên đại thắng chống quân Nguyên trên sông Bạch Đằng ngày 09/4/1288. Tuy nhiên, với giả thiết điều kiện địa hình và thủy văn trong trận đánh tương tự như hiện nay, kết quả tính toán của bài báo cho thấy vai trò của Ghềnh Cốc trong trận đánh này không quan trọng. Với mực nước triều 1,5 m, tỷ lệ mắc cạn của các thuyền mớn nước 2,5 m là 5,4%; thuyền mớn nước 2 m là 0,7%; thuyền mớn nước 1,5 m và 1,0 m không mắc cạn. Với mực nước triều 1,2 m, tỷ lệ mắc cạn của các thuyền mớn nước 2,5 m đã là 11,7%; các thuyền mớn nước 2 m là 2,9%; các thuyền mớn nước 1,5 m và 1,0 m không mắc cạn. Với mực nước triều 0,9 m, tỷ lệ mắc cạn của các thuyền mớn nước 2,5 m là 20,3%; các thuyền mớn ...
|