- Article
Authors: Nguyễn Thị Dung (2023-09) - Nhân vật kì ảo là Phật – Bụt là một phương thức phản ánh đặc biệt về thế giới, con người của truyện cổ tích. Nó biểu hiện cho thế giới tâm linh mơ ước, huyền bí. Hiện nay, việc nghiên cứu tường tận, hệ thống một vấn đề như nhân vật kì ảo là Phật – Bụt dưới góc độ văn hóa dân gian ít được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Việc tiến hành khảo sát một cách hệ thống, trên nhiều phương diện và “giải mã” nhân vật kì ảo là Phật – Bụt của thể loại cổ tích thần kì và ảnh hưởng của nó trong tâm thức dân gian, đời sống thực tại vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Thông qua khảo sát, phân loại nhân vật kì ảo là Phật – Bụt, bài viết bước đầu giải nghĩa nhân vật kì ảo là Phật – Bụt dưới góc độ văn bản, trên cơ sở đó giải mã những lớp văn hóa ẩn sâu trong các nhân vật kì ảo này. Coi nhân vật ...
|
- Article
Authors: Cao Thảo Hương (2023-09) - Bài viết phân tích các biểu hiện và cơ chế đa nguyên tín ngưỡng ở đền Đông Cuông, từ đó đưa ra nhận định rằng, đa nguyên trong thực hành tín ngưỡng không chỉ diễn ra ở cấp độ cộng đồng, giữa các nhóm khác nhau mà còn diễn ra ở cấp độ cá nhân. Để trả lời cho câu hỏi “điều gì đã thúc đẩy và duy trì trạng thái đa nguyên?”, nghiên cứu phân tích quá trình cấp tính chính danh cho các thực hành tín ngưỡng ở Đông Cuông. Từ đó, nghiên cứu vai trò của Nhà nước và tương tác xã hội như là phương thức kết nối, điều tiết quan hệ giữa các nhóm thực hành để có thể hòa bình chung sống. Trong xu thế đa nguyên, các cá nhân thuộc các nhóm khác nhau sẽ có những chiến lược riêng nhằm khẳng định vị thế của mình hoặc điều hướng tới bối cảnh quản lí tại địa phương.
|
- Article
Authors: Nguyễn Giáo (2023-09) - Bài viết này đề cập đến tình hình nghiên cứu về vị thế xã hội, bao gồm vị thế xã hội trong môi trường làng xã, trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn và thu hút sự chú ý của nhiều tác giả. Nhìn chung, các nghiên cứu nằm trong mạch thảo luận giữa kinh tế quyết định luận và phi kinh tế quyết định luận. Giữa bối cảnh các làng xã Việt Nam đang có những vận động nhanh chóng và sôi động hiện nay, bài viết cho rằng nhiều vấn đề mang tính đương đại liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu đang bàn có thể và cần thiết được đặt ra để giải quyết.
|
- Article
Authors: Nguyễn Ngọc Phượng; Đằng Thành Đạt (2023-09) - Từ xưa đến nay, trong kho tàng văn học Việt Nam, cây khế đã trở thành một trong số ít những hình tượng văn học vô cùng gần gũi, quen thuộc đến mực không thể thiếu được trong tâm trí của mỗi người. Bài viết đi sâu tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu có liên quan đến cây khế trong văn học Việt Nam, tập trung phân tích hình tượng cây khế trên ba bình diện cơ bản gồm: khế trong truyện cổ tích, khế trong ca dao, khế trong thi ca đương đại, đồng thời làm sáng tỏ ý nghĩa văn hóa độc đáo hàm chứa trong đó.
|
- Article
Authors: Đào Đình Châm; Trịnh Trần Thúy; Phan Hữu Thịnh (2023-12) - Dải đồng bằng lưu vực sông Hương (tỉnh Thừa Thiên Huế) là khu vực dễ bị tác động bởi các tai biến tự nhiên. Trên cơ sở phân tích các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp, bản đồ hiện trạng tai biến tự nhiên ở dải đồng bằng lưu vực sông Hương cùng kết quả khảo sát thực địa, bài báo đã xác định được các khu vực bị ảnh hưởng của các tai biến tự nhiên, bao gồm: (1) Bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng toàn bộ dải đồng bằng lưu vực sông Hương; (2) Lũ, lụt chủ yếu xảy ra tại các khu vực trũng thấp, vùng ven sông, khu đô thị ở thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc; (3) Xói lở bờ sông xảy ra chủ yếu dọc sông Tả Trạch, Hữu Trạch, sông Hương, sông Bồ với 37 điểm xói lở; (4) 24,4 km đường bờ biển ở các huyện Phú Lộc, thành phố Huế, huyện Quảng Điền,...
|
- Article
Authors: Bùi Trung Tiến; Đoàn Thị Thu Hương (2023-12) - Đảo Bạch Long Vĩ nằm ở trung tâm không gian kinh tế Vịnh Bắc Bộ, có tiềm năng phát triển kinh tế biển đa ngành, bao gồm nghề cá và dịch vụ hậu cần nghề cá, vận tải biển và phát triển du lịch; đồng thời có giá trị rất lớn về khẳng định, mở rộng và đảm bảo chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Trên cơ sở phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển kinh tế biển và kết quả phân tích SWOT, bài viết đã đề xuất một số giải pháp kinh tế - xã hội đồng bộ bảo đảm và nâng cao đời sống kinh tế của người dân trên đảo, củng cố an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế biển: quy hoạch và thu hút đầu tư đồng bộ; kiến tạo văn hóa, tạo sản phẩm thúc đẩy phát triển du lịch; xây dựng và áp dụng trên diện rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo tồn và khai thác, sử dụng bền vững các hệ sinh thái biển....
|
- Article
Authors: Đinh Thị Lam (2023-12) - Nông nghiệp khu vực ven biển Việt Nam đang dịch chuyển tích cực theo hướng xanh, bền vững, áp dụng công nghệ để tạo ra các giá trị sản phẩm đạt chất lượng cao. Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các lao động. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp của nước ta còn nhiều hạn chế, kĩ năng và tay nghề chưa đáp ứng được với công nghệ máy móc cũng như nhu cầu thực hành sản xuất công nghệ cao. Một số quốc gia trên thế giới đã làm rất tốt việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 góp phần tăng trưởng xanh như: Nhật Bản, Na Uy, Hàn Quốc. Bài viết này khái quát những kinh nghiệm của các nước trên, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam để phát triển hơn nữa nguồn nhân lực nông nghiệp vùng ven biển.; Agricultu...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thu Nhung; Nguyễn Ngọc Khánh; Lê Thị Thu Hòa (2023-12) - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hóa có chất lượng, có thương hiệu tại vùng nông thôn miền núi Tây Bắc. Để sản phẩm OCOP tham gia được vào thị trường, cần chuyển đổi tư duy từ sản xuất tự túc tực cấp sang sản xuất hàng hóa trong chuỗi giá trị cung - cầu, đồng thời cần thiết tích hợp văn hóa sản xuất và văn hóa tiêu dùng vào chương trình OCOP ở nông thôn miền núi Tây Bắc. Dưới góc độ tiếp cận địa lý nhân văn, bài viết làm rõ 05 phương thức tích hợp văn hóa sản xuất và 05 phương thức tích hợp văn hóa tiêu dùng vào sản phẩm OCOP vùng Tây Bắc cũng như làm rõ những rào cản đối với việc tích hợp văn hóa sản xuất, văn hóa tiêu dùng vào sản phẩm OCOP vùng Tây Bắc. Trên cơ sở đó, bài báo đã đưa ra 03 khuyến nghị chính nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp văn...
|
- Article
Authors: Lưu Thế Anh (2023-12) - Cùng với các công cụ quản lý nhà nước về môi trường, như Chiến lược bảo vệ môi trường (BVMT) quốc gia, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá sơ bộ tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường... Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là một trong các công cụ quản lý môi trường hiệu quả. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là việc sắp xếp, định hướng phân bố không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, các khu xử lý chất thải tập trung, mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định. Bài viết trình bày tóm tắt quan điểm, mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm bảo vệ môi trường đã được xác định trong Q...
|
- Article
Authors: Trần Thị Tuyết (2023-12) - Chất lượng nhân lực được xem là yếu tố có tính quyết định đối với tiến trình thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng xanh, lấy áp dụng khoa học công nghệ hiện đại làm đột phá. Do đó, giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi phương thức sản xuất cần ưu tiên trên cơ sở đánh giá chất lượng nhân lực với bộ tiêu chí hợp lý. Trên cơ sở các tư liệu của các tổ chức trong và ngoài nước, nghiên cứu này tập trung phân tích một số nội dung về chất lượng nhân lực đáp ứng tăng trưởng xanh trong nuôi trồng thủy sản; nhất là áp dụng phương thức sản xuất xanh - VietGap làm cơ sở đề xuất bộ tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực phục vụ tăng trưởng xanh trong nuôi trồng thủy sản với đối tượng đánh giá là năng lực của người lao động tham gia vào hoạt động sả...
|