Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 68041-68050 of 69122 (Search time: 0.048 seconds).
  • Article


  • Authors: Hoàng Thị Thu Hường (2023-10)

  • Hệ thống thần linh của người Dao Quần Chẹt là một đề tài mà tác giả đã theo đuổi trong nhiều năm qua. Trong những nghiên cứu trước, thông qua tranh thờ và sách cúng, hệ thống thần linh của tộc người này đã dần được định hình, đó vẫn luôn là một hệ thống đông đảo các vị thần linh đến từ các nguồn gốc khác nhau: Đạo giáo, Phật giáo và tộc người. Dưới sự tác động của nhiều yếu tố, cùng với sự “nhào nặn” có chủ ý hoặc không chủ ý của chính các chủ thể văn hóa, tôn giáo, các thần linh đã được sắp đặt trong một thế giới thiêng có trật tự rõ ràng, với bố cục không gian theo chiều dọc, cụ thể hóa bằng tứ phủ (Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ và Dương gian/trần gian/thế gian) và có sự mở rộng theo bề ngang với ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương). Bài viết dưới đây, trên cơ sở khảo sát...

  • Article


  • Authors: Vũ Thanh Bằng (2023-10)

  • “Bản cảnh nào Thành hoàng ấy”, “Thánh làng nào làng ấy thờ” là cách nói quen thuộc của người Việt trong (dân gian) nhằm biểu thị tính địa phương liên quan đến nhận thức và ứng xử của mỗi làng/địa phương đối với thần Thành hoàng - vị chủ quản bảo hộ cộng đồng. Nghiên cứu về làng Việt và tín ngưỡng Thành hoàng làng ở Việt Nam đã được tiếp cận từ các góc độ khác nhau (Sử học, Văn hóa học, Xã hội học, Dân tộc học,....) và đã mang lại nhận thức khá toàn diện về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và giá trị của loại hình tín ngưỡng này. Bài viết này tập trung nghiên cứu tín ngưỡng Thành hoàng làng ở xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội từ cách tiếp cận Sinh thái học. Mục đích chỉ ra sự chi phối của các đặc điểm sinh thái tự nhiên đối với thờ cúng Thành hoàng tại địa bàn nghiên cứu: góp phần lý giải...

  • Article


  • Authors: Trương Thúy Trinh (2023-10)

  • Tam giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt, tuy nhiên truyền thống này có những điểm khác biệt khi nó theo chân các lưu dân người Việt đến sinh sống ở vùng đất Đàng Trong. Xuất phát từ nhu cầu củng cố quyền lực, thích nghi với điều kiện chính trị - xã hội, văn hóa - tôn giáo ở Đàng Trong, song song với việc duy trì truyền thống dung hòa tam giáo, chính quyền chúa Nguyễn có những điều chỉnh trong chính sách đối với tam giáo. Trên cơ sở hệ thống hóa một số nét chính trong chính sách của chính quyền chúa Nguyễn đối với tam giáo, bài viết đưa ra một số nhận định đánh giá bước đầu về những đặc điểm của chính sách chính quyền chúa Nguyễn đối với tam giáo ở Đàng Trong giai đoạn 1558 - 1777. Qua đó, góp phần làm rõ một số khía cạnh về đời sống...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thế Nam (2023-10)

  • Truyền thống cởi mở và bao dung tôn giáo cho phép người Việt Nam du nhập và biến đổi nhiều tôn giáo từ bên ngoài sao cho phù hợp với truyền thống văn hóa, xã hội. Ở chiều ngược lại, các tôn giáo cũng có những sự thích ứng linh hoạt với văn hóa Việt Nam. Công giáo, một tôn giáo có thiết chế chặt chẽ, cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Sự thích ứng và phần nào hội nhập văn hóa của Công giáo diễn ra trong suốt lịch sử quá trình truyền bá tôn giáo này vào Việt Nam. Giới chức Công giáo cũng đã có những động thái chấn chỉnh việc thực hành tôn giáo và lối sống ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Việt Nam nhưng không phù hợp với nhân sinh quan và thế giới quan Công giáo. Công đồng Kẻ Sặt được tổ chức cũng nhằm thực hiện những mục tiêu kể trên.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Bích Ngoan (2023-10)

  • Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam là một loại hình hội đoàn chuyên biệt của Công giáo Tiến hành. Đây là một hình thức tập hợp tín đồ Công giáo theo lứa tuổi: nhi đồng, thiếu nhi và thiếu niên trong các giáo xứ nhằm giáo dục các em về giáo lý, hướng dẫn về đời sống đạo cũng như giáo dục về nhân bản. Hiện nay, hội đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đã được thành lập tại hầu hết các giáo xứ ở 27 giáo phận Công giáo Việt Nam và là một trong số hội đoàn có số lượng thành viên tham gia đông nhất ở Việt Nam hiện nay. Bài viết này sẽ tập trung phân tích, làm rõ về lịch sử hình thành, phát triển, hệ thống tổ chức và vai trò của hội đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Phạm Minh Phương (2023-10)

  • Tín ngưỡng thờ cá của ngư dân Việt ở các làng chài ven sông, biển, nguồn nước, tập trung chủ yếu ở ven biển các tỉnh từ Bắc Trung Bộ tới Nam Bộ, với mật độ các am miếu, đình, đền, lăng, dinh... khá nhiều. Những người tham gia vào thực hành văn hóa của loại hình tín ngưỡng này rất đa dạng, song chủ yếu nhất vẫn là những người sống bằng nghề đi biển, chài lưới, về nghi lễ, cụ thể là lễ hội thờ cá Ông, tuy có nét tương đồng về tiếp nhận cá Ông ở các địa phương, quy trình nghi lễ, cách thức tổ chức lễ hội, cúng, tế... nhưng trong những trường hợp, hoàn cảnh cụ thể vẫn có những khác biệt. Do đó, bài viết này tập trung vào nội dung nhận diện tín ngưỡng thờ cá ở Thanh Hóa để làm nổi bật sự tương đồng và khác biệt giữa các vùng miền về loại hình di sản văn hóa này.

  • -


  • Authors: Nguyễn Thị Quế Hương, Vũ Thanh Bằng, Hoàng Thị Thu Hường (2023-12)

  • Minh Lý đạo - Tam Tông miếu là một trong những tôn giáo nội sinh ra đời ở miền Nam Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Trong bối cảnh xã hội rối ren, đời sống kinh tế khó khăn, cùng với các loại hình tôn giáo nội sinh khác, Minh Lý đạo - Tam Tông miếu đã trở thành chỗ dựa tinh thần, là ngọn đèn đưa lối dẫn đường cho một bộ phận người dân trong thời kỳ bấy giờ. Nhìn lại lịch sử, hướng đến tương lai, trong quá trình tồn tại, phát triển, Minh Lý đạo - Tam Tông miếu đã có những đóng góp nhất định cho xã hội trên nhiều lĩnh vực, trong cả việc đạo và đời. Do đó, Mình Lý đạo - Tam Tông miếu đã được nhà nước chính thức công nhận tư cách pháp nhân vào năm 2008. Với cách tiếp cận Tôn giáo học kết hợp với Nhân học tôn giáo, Sử học, bài viết giới thiệu về quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thanh Xuân (2023-12)

  • Pháp nhân, gọi đầy đủ là tư cách pháp nhân, là địa vị pháp lý, sự hợp pháp của một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tôn giáo. Pháp nhân tôn giáo là sự thừa nhận sự hợp pháp của chính quyền đối với tổ chức tôn giáo. Bài viết bàn về vấn đề pháp nhân của Phật giáo liên quan đến phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX với sự xuất hiện nhiều tổ chức Phật giáo ở cả ba miền trong cả nước, nhất là ở Nam Kỳ. Trước năm 1954, có đến trên dưới 20 tổ chức Phật giáo được thành lập ở những thời gian, địa điểm cụ thể. Mỗi một tổ chức Phật giáo khi thành lập dù với cơ chế tổ chức, phạm vi hoạt động khác nhau nhưng đều liên quan đến người sáng lập, lãnh đạo, đến điều lệ (hiến chương),... Và hầu hết các tổ chức Phật giáo ra đời thời kỳ này đều có sự chấp thuận của chính quyền đương ...

  • Article


  • Authors: Trương Thúy Trinh (2023-12)

  • Thế kỷ XVII-XVIII, trong bối cảnh chính trị đầy biến động, Phật giáo Đàng Trong phải đối mặt với hàng loạt khó khăn nhất là vấn đề thiếu lực lượng tăng sĩ. Trước tình hình đó, chính quyền chúa Nguyễn có xu hướng dựa vào lực lượng tăng nhân Trung Hoa (Minh Hương) để chấn hưng đời sống Phật giáo Đàng Trong. Tiếp cận từ các góc độ Sử học, Chính trị học, Tôn giáo học, trên cơ sở nghiên cứu một số vị tăng nhân tiêu biểu, bài viết tập trung phân tích mối quan hệ giữa chính quyền chúa Nguyễn với tăng nhân Trung Hoa nhằm góp phần làm rõ vai trò, đóng góp của tăng nhân Trung Hoa đối với đời sống Phật giáo Đàng Trong thời kỳ này.; Institute for Religious Studies, VASS In the XVII and XVIII centuries, in a turbulent political context, Buddhism in Cochinchina faced difficulties, the most import...

  • Article


  • Authors: Lê Đức Hạnh (2023-12)

  • Người Chăm ở An Giang theo Islam giáo có lịch sử hình thành, di cư, tụ cư và phát triển với nhiều yếu tố xuyên quốc gia, có tính chất khu vực và quốc tế. Ngày nay, người Chăm ở An Giang có nhiều điều kiện tiếp xúc, giao lưu với thế giới bên ngoài, với các đồng đạo ở châu Á, Trung Đông - Bắc Phi và nhiều khu vực trên thế giới. Quan hệ xuyên quốc gia, xuyên biên giới của người Chăm Islam ở An Giang hiện nay biểu hiện trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, kinh tế, sống đạo, văn hóa, hôn nhân... Trong đó, yếu tố tôn giáo có ảnh hưởng và chi phối nhiều đến quan hệ xuyên quốc gia của cộng đồng Islam giáo ở An Giang. Bài viết này, từ việc trình bày sự hình thành, dị cư và tụ cư của người Chăm Islam ở An Giang để khái quát tính lịch sử trong quan hệ xuyên quốc gia, xuyên biên giới của ...