Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 68051-68060 of 69122 (Search time: 0.043 seconds).
  • Article


  • Authors: Dương Văn Biên (2023-12)

  • Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu nhằm làm rõ một số cách hiểu về Tôn giáo học của các học giả đương đại trên thế giới, từ đó, phân tích một số thách thức đáng kể mà Tôn giáo học đang phải đối diện. Các thách thức đến từ bên ngoài do bối cảnh khủng hoảng của khoa học xã hội và nhân văn dẫn tới, cùng như các thách thức bên trong do các vấn đề về đối tượng và bàn bạc nghiên cứu của Tôn giáo học tạo ra. Cuối cùng, bài viết tập trung chỉ ra những triển vọng của Tôn giáo học.; Institute for Religious Studies, VASS The article using methods such as the document analysis and the document synthesis aims at clarifying some understandings on what Religious Studies is. Then, it focuses on analyzing some significant challenges faced by contemporary Religious Studies. The...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thanh Lợi (2023-12)

  • Nghiên cứu này tiếp cận thiết chế tín ngưỡng vùng biển Nam Bộ từ tên gọi (lăng thờ cá Ông, miếu Bà Thủy Long, miếu Bà Chúa Xứ, miếu Bà Thiên Hậu, đình/miếu thờ Thành Hoàng), phạm vi phân bố, kiến trúc, đối tượng thờ tự, sự biến đổi của không gian thờ tự, sự giao lưu văn hóa của cơ sở thờ tự... Góp phần nhận diện các dạng thức tín ngưỡng dân gian phổ biến ở một vùng sinh thái đặc thù trong quá trình hình và phát triển nơi vùng đất mới cũng như làm rõ nét hơn những đặc điểm tín ngưỡng của Nam Bộ.; This study examines the institutions of folk religion in the Southern coastal region such as their names (fish worshiping mausoleum, Ba Thuy Long temple, Ba Chua Xu temple, Ba Thien Hau temple, communal temple for worshiping deity Thanh Hoang), architecture, objects of worship, changes in wo...

  • Article


  • Authors: Phan Duy Hảo (2023-01)

  • Ngày 28/4/2023, Viện đặc biệt (Special Chamber) thuộc Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) đã ra Phán quyết trong tranh chấp về phân định biển giữa Mô-ri-xơ và Man-đi-vơ tại Ấn Độ Dương. Đây là lần đầu tiên một tranh chấp về phân định biển giữa hai quốc gia quần đảo được một cơ quan tài phán quốc tế giải quyết. Bài viết này sẽ làm rõ quy chế quần đảo và quốc gia quần đảo theo quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), phân tích luận điểm của hai bên và kết luận của Viện đặc biệt ITLOS liên quan đến vai trò của quy chế quần đảo trong phân định biển và đưa ra một số đánh giá về ý nghĩa của Phán quyết đối với việc giải quyết tranh chấp biển tại các khu vực khác, trong đó có khu vực Biển Đông.

  • Article


  • Authors: Đỗ Hoàng (2023-01)

  • Với chính quyền Biden, nếu như năm 2021 là năm ổn định bộ máy và hoạch định chính sách, năm 2022 lại là năm để công bố và triển khai chính sách. Chỉ trong nửa cuối năm 2022, một loạt văn bản và tuyên bố chính sách đối ngoại lớn đã được đưa ra, trong đó có nhiều vân bản liên quan đến khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương như Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới (IPS), Tuyên bố về Cách tiếp cận Trung Quốc mới (Tuyên bố Blinken), Chiến lược đảo quốc Thái Bình Dương (PPS), Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) và Chiến lược Quốc phòng Quốc gia (NDS). Các văn bản này có thể được coi là những “mảnh ghép ” tạo nên bức tranh toàn cảnh về chính sách mới của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với nhiều điểm nhấn về nội dung và cách thức triển khai.. Trong tổng thể các văn bản chí...

  • Article


  • Authors: Trịnh Quốc Tuy (2023-01)

  • Sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995, quan hệ hai nước liên tục phát triển trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt hai bên đã đạt được thỏa thuận thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện năm 2013. Nghiên cứu quan hệ Việt - Mỹ từ năm 1995 đến nay cho thấy trong quan hệ hai nước nhân tố kinh tế là động lực hết sức quan trọng. Kinh tế có cả mặt tích cực và tiêu cực, nhưng yếu tố tích cực đóng vai trò chủ đạo. Trên cơ sở phân tích quan hệ hai nước, bài viết đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quà vai trò của nhân tố kinh tế trong quan hệ với Mỹ thời gian tới để củng cố và đưa quan hệ đôi tác toàn diện Việt Nam - Mỹ đi vào chiều sâu.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Đức Tâm (2023-01)

  • Tiểu vùng Mê Công có vai trò quan trọng trong chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản. Trong thập kỷ qua, cạnh tranh giữa hai nước ở khu vực, đặc biệt là cạnh tranh kinh tế, ngày càng gia tăng. Thông qua các cơ chế song phương và đa phương, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, viện trợ với các nước trong Tiểu vùng, nhằm tiếp tục củng cố và mở rộng ảnh hưởng trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biển động phức tạp, tương quan lực lượng thay đổi. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng cạnh tranh kinh tế giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đặc biệt trên phương diện đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng ở Tiểu vùng Mê Công, trên cơ sở đó đánh giá đặc điểm, xu hướng cạnh tranh nước lớn, và những tác động đối với Tiểu vùng và các quốc gia trong khu vực.

  • Article


  • Authors: Trần Chí Trung (2023-06)

  • Chủ trương “đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu " là một trong những đột phá quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, được đề ra chính thức từ Đại hội X (năm 2006), thể hiện rõ nét nhất qua việc Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới 30 đổi tác chiến lược, đối tác toàn diện. Bài viết làm rõ nguồn gốc cùa chủ trương đưa quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu thông qua phân tích quá trình phát triển tư duy đối ngoại của Đảng từ thời kỳ đầu đổi mới. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá thực tiễn triển khai chủ trương này và đề xuất một số giải pháp tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu hiệu quả, ổn định, bền vững trong bối cảnh mới.

  • Article


  • Authors: Hoàng Thị Lan; Nguyễn Nam Dương (2023-05)

  • Ngày 7/5/2023, nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (HDH-10) của Trung Quôc bắt đầu xuất hiện trái phép trong vùng biển của Việt Nam và hiện diện liên tục trong 29 ngày (rời đi vào đêm 5/6/2023). So với các vụ việc gần đây như vụ tàu Hải Dương 8 (năm 2019), trong vụ HDH-10 lần này tàu Trung Quốc đã tiến sâu hơn vào vùng biển Việt Nam, có thời điểm HDH-10 chỉ cách đường cơ sở Việt Nam 47 hải lý. Với ý dồ biển vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành cái gọi là “khu vực chồng lấn ” với yêu sách “Nam Hải chư đảo, ” Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyển tài phán cùa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng UNCLOS 1982, vi phạm tinh thần Tuyên bố DOC và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

  • Article


  • Authors: Vũ Dương Huân (2023-06)

  • Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh hay trường phái ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã được bàn đến, song còn rất sơ lược. Đây là vấn đề khá mới cần được tiếp tục nghiên cứu sâu. Trường phái ngoại giao là nhóm các nhà ngoại giao, kể cả các nhà nghiên cứu ngoại giao, có chung khuynh hướng tư tưởng, phong cách, phương pháp ngoại giao, tiêu biểu là Hồ Chí Minh. Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh có cơ sở lý luận vững chắc, cơ sở thực tiễn phong phủ đã được kiểm nghiệm, từ đó tạo nên những đặc trưng, bản sắc riêng của trường phải như hòa hiếu vì lợi ích quốc gia - dân tộc: rộng mở, làm bạn với tất cả các nước; độc lập tự chủ và đoàn kết, hợp tác, hội nhập quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại; coi trọng và ứng xử khéo léo với các nước lớn, coi trọng quan hệ với láng giền...

  • Article


  • Authors: Đỗ Mai Lan (2023-06)

  • Quan hệ Mỹ - Trung luôn là một trong những cặp quan hệ thu hút sự quan tâm lớn của giới nghiên cứu và hoạch định chính sách bởi sự vận động và phát triển của cặp quan hệ này có tác động quyết định đến quan hệ quốc tế và trật tự thể giới hiện nay. Mặc dù giới quan sát nhìn chung chia sẻ nhận định rằng quan hệ Mỹ - Trung trong những năm tới khả năng sẽ tiếp tục trạng thái vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, song chưa rõ hợp tác hay cạnh tranh sẽ là xu hướng chủ đạo. Cùng với các yếu tố như bối cảnh lịch sử, điều kiện và tình hình chính trị trong nước, yếu tố cá nhân lãnh đạo... tương quan so sánh quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những yếu tố chủ chốt giúp tìm câu trả lời cho câu hỏi trên. Có nhiều cách so sánh quyền lực nhưng phổ biến nhất vẫn là đánh giá tương quan quyền lực cứn...