- Article
Tác giả : Phan Thu Hằng; Lả Minh Tuyến (2023-11) - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chỉ Minh đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ. Đấy là nội dung thể hiện phương thức lãnh đạo của Đảng, vì vậy có ý nghĩa rất quan trọng. Hồ Chí Minh đã phân tích rất sâu sắc các khâu của công tác cán bộ. Trong đó có lựa chọn và huấn luyện cán bộ một cách toàn diện về các mặt chính trị và chuyên môn. Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của Hồ Chi Minh về lựa chọn, huấn luyện cán bộ, bài viết đề xuất một số giải pháp vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng công tác lựa chọn huấn luyện cán bộ trong tình hình hiện nay.
|
- Article
Tác giả : Nguyễn Xuân Hải; Lê Quỳnh Trang (2023-11) - Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa đến các xu hướng mới trong thị trường lao động - việc làm, ảnh hưởng tới lao dộng thanh niên trong việc phát huy vai trò quan trọng cùa mình đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Thông qua việc phân tích nhu cầu nhân lực và xu thế việc làm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bài viết làm rõ những thách thức mà thanh niên, lao động trẻ Việt Nam phải đang phái đối mặt
|
- Article
Tác giả : Vũ Thị Như Hoa (2023-11) - Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục bền bỉ, lâu dài ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Bài viết tập trung làm rõ tham nhũng, tiêu cực và những hậu quả đối với xã hội, đồng thời chỉ ra những âm mưu, thủ đoạn, nhận thức lệch lạc về cuộc dấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở nước ta hiện nay, trên cơ sở cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo cùa Đảng về đấu tranh đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.
|
- Article
Tác giả : Bùi Thanh Thủy (2023-11) - Chủ tịch Hồ Chi Minh khẳng định, chỉ có tự học và nổ lực học tập suốt đời mới dần hoàn thiện bản thân, có được thành tựu lớn, nhờ đó cống hiến cho gia đình, xã hội và góp phần đưa đất nước đi lên ngày một vừng mạnh. Bài viết làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học; những kết quả đã đạt được và một số vấn đề đặt ra trong giáo dục tự học cho thế hệ trẻ. Trên cơ sở đó, đề xuất một sô giải pháp nhằm giáo dục tinh thần tự học cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
|
- Article
Tác giả : Ngô Thị Thuý Huyền (2023-11) - Chính sách xã hội là chính sách vì con người, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Bài viết phân tích các chủ trương cùa Đảng về chính sách xã hội trong thời kỳ đổi mới, chỉ ra những kết quả đạt được và một số hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách xã hội trong thời gian tới.
|
- Article
Tác giả : Lại Thu Thúy (2023-11) - Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Bài viết làm rõ quan điểm nhất quán xuyên suốt của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển trong tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam " của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển cùa Đảng, Nhà nước và Nhân dân thời gian tới.
|
- Article
Tác giả : Nguyễn Thị Lan Hương (2023-12) - Thông qua việc khái lược bối cảnh cũng như xác định các mục tiêu bảo vệ môi trường trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam từ khi đổi mới (1986) đến nay; đồng thời có so sánh với quan điểm cơ bản về mục tiêu sinh thái của Trung Quốc, bài viết rút ra một số đóng góp của hai quốc gia này cho lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo đó, một là, cần đưa bảo vệ môi trường (của Việt Nam) và xây dựng văn minh sinh thái (của Trung Quốc) trở thành không chỉ là một mục tiêu cốt lõi, mà còn là một giá trị của chủ nghĩa xã hội, bên cạnh các giá trị khác về phương diện kinh tế, xã hội và văn hóa; hai là, mục tiêu này cần phải được chú trọng cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn, đảm bảo nó không chỉ là đích đến mà còn là một sự hiện diện mang lại lợi ích tức thời ng...
|
- Article
Tác giả : Nguyên Văn Dương; Trần Ngọc Dũng (2023-11) - Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã được Chủ tịch Hồ Chi Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Trên cơ sở phân tích, làm rõ một số thành tựu và triển vọng trong quan hệ hai nước trên một số lĩnh vực như: chính trị - ngoại giao, kinh tế và văn hóa - xã hội từ sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn.
|
- Article
Tác giả : Trần Thanh Tùng; Ngô Quang trung (2023-11) - Vùng Duyên hải Bắc Bộ có tiềm năng rất lớn trong phát triển kinh tế biển. Để khai thác, sử dụng tài nguyên biển hiệu quà đòi hỏi phải có nguồn nhân lực kinh tế biển.
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của toàn vùng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, đây là một trong những điểm nghẽn gây cản trở cho phát triển kinh tế biển. Bài viết tập trung phân tích, đảnh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho kinh tể biển cùa vùng Duyên hải Bắc Bộ, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển cho kinh tế biển của toàn vùng.
|
- Article
Tác giả : Đặng Văn Khương (2023-12) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối quan hệ giữa quân đội với nhân dân là sản phẩm của quá trình hoạt động tư duy và thực tiễn cách mạng trong những điều kiện lịch sử xã hội nhất định của đất nước và thế giới. Tư tưởng đó đã bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng mối quan hệ giữa quân đội với nhân dân, phù hợp với điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam và góp phần quan trọng vào xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
|