- Article
Authors: Nguyễn Đình Bắc (2023-12) - Bài viết tập trung luận giải và khái quát những cống hiến nổi bật, quan trọng và xuất sắc của Ph. Ăngghen trong việc đặt nền móng, hình thành và phát triển học thuyết mácxít về chiến tranh trên một số khía cạnh cơ bản: về nguồn gốc, nguyên nhân của chiến tranh; về bản chất chính trị - xã hội của chiến tranh và về phân loại chiến tranh. Những cống hiến của Ph. Ăngghen trong lĩnh vực này không chỉ đưa ông trở thành “nhà am hiểu quân sự vĩ đại”, mà còn có những bổ sung thiết thực, đóng góp to lớn vào hệ thống kho tàng lý luận khoa học của nhân loại.
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Ngọc Diễn (2023-11) - Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề truyền thông nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Khu vực ven biển ở Thanh Hoá có rất nhiều làng nghề truyền thống, thời gian gần đây, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, các làng nghề được đầu tư phát triển, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Bài viết tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch làng nghề ven biển ở tỉnh Thanh Hóa, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác này trong thời gian tới.
|
- Article
Authors: Nguyễn Thanh Đạt (2023-12) - Giá trị lý luận về văn hóa của Hồ Chí Minh là di sản hết sức quý giá của dân tộc. Những kết tinh lý luận về văn hóa của Hồ Chí Minh là sự thẩm thấu, nhuần nhuyễn tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại trong hành trình cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận về văn hóa của Hồ Chí Minh trong định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là yêu cầu thường xuyên và là động lực để Đảng và nhân dân ta khơi dậy sức mạnh văn hóa, niềm tự hào của dân tộc hòa cùng thời đại.
|
- Article
Authors: Phạm Thanh Hằng (2023-12) - Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia nằm ở khu vực châu Á, với truyền thống lịch sử văn hóa bắt nguồn từ cội nguồn của nền văn minh phương Đông. Cùng với quá trình tích hợp yếu tố bản địa với yếu tố ngoại lai, dưới tác động đa chiều của điều kiện địa lý tự nhiên, cơ sở kinh tế - xã hội ban đầu và yếu tố văn hóa, ở hai nước đều hình thành nên hệ thống tín ngưỡng thờ đa thần vô cùng phong phú, đa dạng. Thần đạo Nhật Bản là tôn giáo chính thống của người Nhật nhưng thực chất là niềm tin tôn giáo xuất hiện từ thời cổ đại dưới dạng tập hợp các hình thức tín ngưỡng dân gian. Khi tiếp cận nghiên cứu so sánh giữa Thần đạo Nhật Bản và tín ngưỡng dân gian Việt Nam, một điều khá thú vị là, bên cạnh sự khác biệt khá lớn giữa một bên là tôn giáo chính thống của người Nhật và một bên là tín ngưỡn...
|
- Article
Authors: Nguyễn Văn Lịch; Nguyễn Thị Thùy Ngân (2023-12) - Việt Nam và Thụy Điển thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 11/1/1969. Thụy Điển đã rất nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước. Quan hệ giữa hai nước đã đạt nhiều thành tích quan trọng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo... Hiện nay, quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Tuy nhiên, Việt Nam và Thụy Điển vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của nhau. Do vậy, hai nước cần tập trung hơn nữa vào nhu cầu của mình, cũng như tiềm năng của đối tác. Từ thực tế đó, bài viết đánh giá tổng quan quan hệ Việt Nam - Thụy Điển trong 55 năm qua và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác giữa hai nước.
|
- Article
Authors: Lê Hải Bình; Phạm Mỹ Lệ (2023-12) - Xuất phát từ tư tưởng đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân; và đoàn kết nhân dân trong nước gắn với đoàn kết nhân dân thế giới, công tác đối ngoại nhân dân đã từng bước trưởng thành và phát triển, phục vụ đắc lực cho các mục tiêu của cách mạng Việt Nam qua từng thời kỳ, góp phần quan trọng vào những thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục tiến hành công cuộc Đổi mới, đối ngoại nhân dân có vai trò hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước trong triển khai nhiệm vụ đối ngoại.
|
- Article
Authors: Nguyễn Văn Trường (2023-12) - Xây dựng nhà nước là một xu thế tất yếu ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước chủ động, tích cực tham gia, dẫn dắt, tạo lập, khuyến khích, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bằng cam kết trách nhiệm và uy tín với sự phát triển của mình. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chức năng xã hội của nhà nước trong xây dựng nhà nước ở Việt Nam hiện nay cũng chịu sự tác động của nhiều nhân tố cả khách quan và chủ quan. Trong bài viết này, tác giả phân tích và luận giải một trong những nhân tố khách quan có tác động rất mạnh mẽ đến việc thực hiện chức năng này, đó là “toàn cầu hóa” với những tác động tích cực và tiêu cực của nó.
|
- Article
Authors: Trần Minh Hoàng (2023-12) - Việt Nam và Pháp chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/4/1973. Từ đó đến nay, quan hệ hai nước đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Từ góc độ Việt Nam, quan hệ với Pháp đã chuyển từ hợp tác chính trị - ngoại giao và tiếp nhận viện trợ là chủ yếu sang hợp tác toàn diện trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh - quốc phòng, đến khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo... trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Bài viết đánh giá tổng quan quan hệ hai nước kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, làm rõ những thành tựu và hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng, biện pháp thúc đẩy khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước trong giai đoạn từ nay đến 2030.
|
- Article
Authors: Lương Mỹ Vân (2023-12) - Quan điểm về tính và nhân tính là một bộ phận trọng yếu của lý luận Tổng Nho về con người. Lê Quý Đôn cũng dựa vào các lý luận về tính và nhân tính của Tống Nho để xây dựng quan điểm của mình về tính, tính người, tâm. Tuy nhiên, có điểm đặc biệt trong các quan niệm đó của Lê Quý Đôn: ông ít khi xem xét trực tiếp, hoặc có những phát biểu mang tính thuần túy lý luận về các vấn đề tính và nhân tính. Chỉ có thể bóc tách các quan điểm về tính và nhân tính của Lê Quý Đôn từ những luận bàn về chính trị, xã hội, v.v., tức là những vấn đề hiện thực và cụ thể. Điều này cho thấy tính thực tiễn trong lập trường của Lê Quý Đôn. Chính bởi lập trường đó, ông đã tránh được các hạn chế viển vông, hư huyễn và khép kín của Tổng Nho để rộng mở tiếp thu các luồng tri thức từ các lập trường khác và hướng...
|
- Article
Authors: Lê Thị Lan (2023-12) - Xây dựng lý luận về hệ giá trị quốc gia nhằm phát triển đất nước thông qua tạo lập các giá trị của quốc gia là một nhiệm vụ khoa học và chính trị cấp thiết ở Việt Nam hiện nay. Bài viết tập trung phân tích tính cấp thiết xây dựng hệ giá trị quốc gia Việt Nam hiện đại, cơ sở cốt lõi để xây dựng hệ giá trị quốc gia hiện đại là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và những thách thức trên chiều cạnh hệ tư tưởng đối với việc xây dựng hệ giá trị quốc gia xét từ góc độ của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
|