Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 68391-68400 of 69122 (Search time: 0.044 seconds).
  • Article


  • Authors: GS. TS Lê Văn Lợi (2023-12)

  • Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn tấn công tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nước ta, nhất là chống phá, xuyên tạc, phủ nhận quá trình xây dựng và thực thi chính sách xã hội của Việt Nam. Đây là đòn tấn công nguy hiểm vì nó hướng trực tiếp đến việc xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; đồng thời công kích, chia rẽ mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Do đó, cần phải nhận diện rõ những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch, có những giải pháp đấu tranh hiệu quả nhằm bảo vệ Đảng, Nhà nước, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ xã hội chủ nghĩa.

  • Article


  • Authors: TS. Lương Viết Sang (2023-12)

  • Lý luận về kinh tế của các nhà kinh điển mác xít luôn gắn chủ nghĩa xã hội với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, với nền kinh tế hợp tác. Từ năm 1886, Ph. Ăngghen viết: "trong bước quá độ lên nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa đầy đủ, chúng ta sẽ phải áp dụng trên quy mô lớn nền sản xuất hợp tác xã với tính cách là một khâu trung gian – điều đó Mác và tôi không bao giờ hoài nghi cả". Hợp tác hóa nông nghiệp trở thành mục tiêu phấn đấu đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp ở các nước xã hội chủ nghĩa và nêu những tác động quốc tế đối với hợp tác hóa nông nghiệp Ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: GS. TS Phạm Hồng Tung (2023-12)

  • Giáo sư Bernhard Dahm nguyên là Chủ nhiệm Khoa Đông Nam Á học, Trường Đại học tổng hợp Passau, Cộng hòa Liên bang Đức. ông là chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về Indonesia và lấy đó làm điểm tựa để nghiên cứu về toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Năm 1965, ông được Đại học Yale (Mỹ) mời sang làm học giả nghiên cứu sau tiến sĩ và làm giáo sư thỉnh giảng về lịch sử Đông Nam Á cận - hiện đại. Từ đây, ông bắt đầu nghiên cứu về cách mạng Việt Nam, về Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh. Những nghiên cứu của ông nhấn mạnh đến những nét đặc sắc của cách mạng Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh.

  • Article


  • Authors: Lê Miên (2023-12)

  • Không thể chấp nhận "Xã hội dân sự" (cũng như không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng, tam quyền phân lập) là hoàn toàn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò hạt nhân, lãnh đạo; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo; Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, có cùng mục tiêu, lợi ích với Đảng, Nhà nước. Vì thế, một "xã hội dân sự" ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai, đều không tương hợp và không thể chấp nhận được.

  • Article


  • Authors: TS Đào Thị Hoàn (2023-12)

  • Đồng bằng sông cửu Long là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh với nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển, luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, trong đó có công tác tuyên truyền. 40 năm qua, từ khi ra số đầu (1983) đến nay, Tạp chí Lịch sử Đảng luôn quan tâm , đăng nhiều bài viết tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long; về truyền thống đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hương của các đảng bộ và của nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó cũng là đóng góp của Tạp chí Lịch sử Đảng đối với công tác tuyên truyền về đường lối đổi mới của Đảng, của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

  • Article


  • Authors: Việt Anh (2024-01)

  • Nguyễn Văn Cẩm, tức Kỳ Đồng (1875-1929) là nhân vật ái quốc đáng chú ý trong sử Việt giai đoạn thuộc Pháp. Ông hưởng dương 54 tuổi và có tới gần 40 năm phải sống xa Việt Nam, ở những xứ thuộc địa của Pháp. Dù vậy, với vai trò từ một “đứa trẻ thần kỳ” [Kỳ Đồng: I’enfant merveilleux] tới một biểu tượng của tình yêu nước mà một số người Việt tôn vinh trao cho, ông đã trở thành biểu tượng để thực hiện khảo cứu về tiến trình vận động của xã hội Việt Nam đương thời. Bằng việc khai thác tài liệu Hán Nôm trong tổng thể tài liệu lưu trữ về Kỳ Đồng tại Lưu trữ hải ngoại Pháp (Archives nationales d’Outre-Mer, viết tát: ANOM) và kết quả khảo cứu từ Lưu trữ quốc gia của Việt Nam, bài viết nhấn mạnh một số điểm nổi bật liên quan đến phong trào yêu nước trong xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ ...

  • Article


  • Authors: Lê Thị Thu Hương (2024-01)

  • Tài sản cung tiến là một trong những nội dung chính của văn bia Hậu nói chung, văn bia Hậu Phật nói riêng. Đại đa số các văn bia Hậu Phật thế kỉ XVII đều ghi chép thông tin về loại tài sản cung tiến (tiền, ruộng, đất, ao, các vật dụng khác như bạc, gỗ, trâu bò, lợn, gạo....) và giá trị tài sản cung tiến (diện tích ruộng đất; giá trị tiền tệ...), số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu tư liệu văn bia Hậu Phật thế kỷ XVII phản ánh khá sinh động, trung thực nguồn tài sản mà người dân đóng góp cho làng xã, các cơ sở thờ tự với mong muốn bản thân hoặc người thân của họ được tôn bầu làm Hậu Phật. Từ đó có thể tìm hiểu về bức tranh kinh tế vùng đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn thế ki XVII.; Offering assets is one of the main contents of the Hau epitaph in general, and the Hau Phat epitaph in parti...

  • Article


  • Authors: Trịnh Khẳc Mạnh (2024-01)

  • Thờ Hậu là một tập tục trong đời sống tín ngưỡng cùa người Việt, có ý nghĩa tâm linh, đem lại sự an lòng của người đang sống cũng như thể hiện tính nhân văn đối với người đã khuất. Việc cúng Hậu ở Việt Nam bắt đầu từ việc gửi giỗ (ký kỵ), sau trờ thành tập tục và định lệ cúng Hậu vào thế kỷ XV, phát triển phổ biến từ thế kỳ XVII đền đầu thế kỷ XX. v ề sự ra đời của tục thờ Hậu, danh vị Hậu và vãn bia Hậu, dã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập song hiện còn nhiều vấn đề cần tiếp tục thảo luận. Khảo sát từ nguồn tư liệu văn bia ở Hải Dương thế kỷ XVII - XVIII, bài viết bổ sung một số ý kiến bàn về vấn đề này.; Hậu cult is a custom that arose in the religious life of the Vietnamese which has spiritual significance, brings peace of mind to the living, and also represents humanity to the d...

  • Article


  • Authors: Nguyên Công Lý (2024-01)

  • Mặc dù từ nhiều năm trước, vài nhà nghiên cứu đã khẳng định vấn đề tác giả bài thơ Xuân nhật tức sự không phải là của Huyền Quang đời Trần, nhưng từ đó dến nay, trong học giới, các nhà nghiên cứu và giảng dạy vẫn cho bài thơ là của Huyền Quang, trong đó có các soạn giả bộ Thơ văn Lý - Trần. Vì thế, bài viết này một lần nửa tổng thuật lại thành tựu nghiên cứu, phát hiện cùa người đi trước về nguồn gốc xuất xứ cùa bài thơ, trên cơ sở đó nêu lên thái độ và cách ứng xử về tác quyền cùa bài thơ này.; Although many years ago, some researchers confirmed that the author of the poem Xuan nhat tuc su is not actually Huyen Quang of the Tran dynasty, but from then until now, in the academic world, researchers and teachers still consider the poem to be by Huyen Quang, including the authors of th...

  • Article


  • Authors: Trần Thị Thu Hường (2024-01)

  • Tư liệu Hán Nôm phản ánh phong tục hôn nhân của người Việt (Kinh) khá phong phú, từ những văn bản phản ánh về vấn đề hôn nhân mang tính luật pháp do các triều đình nhà nước phong kiến sai người biên soạn; những văn bản luật tục (tục lệ) về hôn nhân do quan viên chức sắc làng xã biên soạn để áp dụng và thực thi trong cộng đồng làng xã tại mỗi địa phương; những văn bản gia lễ và những văn bản được biên soạn dưới dạng các tập yếu, tập tự, khảo lược,... trong đó có phản ánh về phong tục hôn nhân. Từ góc nhìn văn bản học Hán Nôm, bài viết bước đầu tìm hiểu đôi nét về phong tục hôn nhân của người Việt thời trung đại.; Sino-Nom documents reflecting the marriage custom of the Viet (Kinh) people are quite rich such as documents of legal marriage custom compiled by feudal courts,customary law...