Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 68481-68490 of 69116 (Search time: 0.04 seconds).
  • Article


  • Authors: Phan Thị Hiên (2024-11)

  • Phân tâm học của Sigmund Freud (1856 - 1939), đỉnh cao của “khám phá vô thức”, với chủ trương “đi vào miền sâu thẳm nội tâm” tìm hiểu “sự nổi loạn nơi cá tính”, khi tâm lý con người bị dồn nén, bị tổn thương bởi những điều kiện phức tạp của xã hội, của hoàn cành bên ngoài. Freud đã kế thừa có chọn lọc các quan điểm và học thuyết cùa các nhà triết học, khoa học để vực dậy sự khủng hoàng tâm lý học trong xã hội châu Âu giai đoạn nửa cuối thế kỹ XIX, nữa đầu thế kỳ XX; đặc biệt là chủ nghĩa phi duy lý cùa Schopenhauer: triết học quay trở về với thế giới nội tâm của mình, tìm tòi bản tính thật sự cùa con người và thế giới; sự bùng nổ mạnh mẽ tư tường chống đè nén tính dục trong xã hội khổ hạnh, với hàng loạt nghiên cứu về bệnh tính dục, tính dục trẻ em và ảnh hường cùa những dồn nén ham...

  • Article


  • Authors: Trần Thị Minh Tuyết (2024-11)

  • Trên cơ sở vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tổng kết thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã được xác định ngày càng rõ hơn. Chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, nên lý luận về nhân dân và sức mạnh của nhân dân chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống lý luận của Đảng. Trong bài viết này, tác giả muốn làm rõ một số nhận thức cơ bản của Đảng về nhân dân với tư cách là chủ thể trung tâm của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Trịnh Thị Hằng (2024-11)

  • Khi tổng kết thực tiễn hơn 40 năm cải cách, mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xem việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác là một trong những nguyên nhân quan trọng mang đến những thành tựu to lớn trong sự nghiệp cài cách, mở cửa. Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác là tất yếu, cần thiết. Tiến trình Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác có hai giai đoạn lớn là giai đoạn trước và sau cải cách, mờ cửa. Trong đó, giai đoạn trước cải cách, mở cửa lại được chia thành 3 giai đoạn nhỏ gồm: giai đoạn phôi thai; giai đoạn chín muồi; giai đoạn phát triển. Ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác cũng có những diện mạo khác nhau. Quá trinh Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác từ năm 1921 đến nay diễn ra không phải bao giờ cũng theo đường thẳng và không phải bao giờ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Hữu Anh; Trần Hồng Lưu (2024-11)

  • : Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy Người làm nhiều hơn nói và viết. Khi đọc các tác phẩm của Hồ Chí Minh, có thể nhận ra, những luận điểm của các nhà tư tường lớn của nhân loại thường được Người thể hiện trong lối viết một cách dung dị, giàu hình ảnh nhưng không kém hàm súc, kể cả các quan niệm của Phật giáo và Nho giáo hay lý luận cùa các nhà kinh điển mácxít. Trong bài viết này, các tác giả luận giải vấn đề lý luận nhận thức theo quan điểm của Hồ Chí Minh. Người thể hiện lý luận sâu sắc đó thông qua lối diễn giải dễ hiểu đối với mọi người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận nhận thức có vai trò thiết thân đối với con người nói chung, đặc biệt đối với những người hoạt động cách mạng và các nhà lãnh đạo khi muốn làm cho lý tường cách mạng đi vào phong trào đấu tranh cù...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Ngọc Hà (2024-11)

  • Giá trị và định hướng giá trị là những khái niệm quan trọng cùa triết học. Theo tác giả bài viết, giá trị là cái đáp ứng được nhu cầu nào đó của con người; mỗi sự vật và hiện tượng có thể là có giá trị đối với người này nhưng lại không có giá trị đối với người khác, có giá trị ít đối với người này nhưng lại có giá trị nhiều đối với người khác. Định hướng giá trị là sự chọn quan niệm về giá trị; mỗi người đều có định hướng giá trị của mình; định hướng giá trị cùa hai người nào đó có thể không mâu thuẫn nhau hoặc có mâu thuẫn với nhau. Khi có mâu thuẫn về định hướng giá trị người ta phải giải quyết mâu thuẫn ấy bang một cách nào đó. Định hướng giá trị cùa mỗi người luôn thay đổi theo chiêu hướng tích cực hoặc tiêu cực. Trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, một số người có...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Sỹ Trung (2024)

  • Công nhân, công nghiệp và chủ nghĩa xã hội là những phạm trù cơ bản nhất trong quan điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học. Các phạm trù này có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, là tiền đề và điều kiện của nhau, tác động, ảnh hưởng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nghiên cứu mối quan hệ này cho chúng ta thấy được cấu trúc, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa lý luận, thực tiễn to lớn của nó trong thời đại ngày nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Văn Toàn (2024-11)

  • : Trong quá trình hoạt động cách mạng, V.I. Lênin sớm nhận thức về sự cần thiết phải kiểm soát quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa và đã đưa ra hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu sắc về nội dung này. Bài viết tập trung khái quát làm rõ tính tất yếu, thực chất, nội dung, nguyên tắc, phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa; điều kiện để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong kiểm soát quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa; trên cơ sở đó, xác định một số gợi mở vận dụng tư tưởng V.I. Lênin về kiểm soát quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Lâm Thảo Linh (2024-11)

  • Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị được sáng tạo ra trong điều kiện lịch sử đặc thù, thể hiện bản sắc cùa một cộng đồng (dân tộc), có sức sống lâu dài trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Bài viết phân tích khái niệm giá trị văn truyền thống; làm rõ vai trò và đề xuất phương hướng phát huy giá trị văn hóa truyền thống đối với xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bàn sắc dân tộc.

  • Article


  • Authors: Phạm Văn Chung (2024-11)

  • Trên cơ sở chỉ ra một cách có hệ thống nội dung quan niệm đạo đức học của Aristoteles, xác định rõ những quan niệm nền tảng, quan niệm về quá trình bên trong tất yếu của đức hạnh, về những đức hạnh cụ thể cơ bản và những cơ sờ tư tường triết học của nó, bài viết cho rằng quan niệm Aristoteles về đạo đức là một tư tưởng triết học đức hạnh, tức là có khà năng, khuynh hưởng của một triết học đửc hạnh, trong đó đạo đức học là thành phần cơ bản của nó.