- Article
Authors: Trần Ngọc Thêm (2024-07) - Trong quan điểm của nhiều người, biếm họa được coi là dấu gạch nối giữa nghệ thuật và báo chí, bởi không chỉ là bức vẽ nghệ thuật, với chức năng phê phán và phản biện xã hội, biếm họa còn có giá trị truyền thông và thường được đăng tải trên báo chí. Nghiên cứu về biếm họa, chúng tôi nhận thấy đặc tính phê phán của biếm họa có nhiều đặc điểm của diễn ngôn, đặc biệt, cách tạo hình, sử dụng chữ viết đều hướng tới mục đích tranh luận cho những chuẩn mực chung của xã hội, tham gia hoạt động giao tiếp xã hội.
|
- Article
Authors: Vũ Tú Quỳnh; Trần Hoài (2024-07) - Trong quan điểm của nhiều người, biếm họa được coi là dấu gạch nối giữa nghệ thuật và báo chí, bởi không chỉ là bức vẽ nghệ thuật, với chức năng phê phán và phản biện xã hội, biếm họa còn có giá trị truyền thông và thường được đăng tải trên báo chí. Nghiên cứu về biếm họa, chúng tôi nhận thấy đặc tính phê phán của biếm họa có nhiều đặc điểm của diễn ngôn, đặc biệt, cách tạo hình, sử dụng chữ viết đều hướng tới mục đích tranh luận cho những chuẩn mực chung của xã hội, tham gia hoạt động giao tiếp xã hội.
|
- Article
Authors: Đặng Hoài Giang (2024-05) - Nguyễn Đức lục chi là một cự tộc ở Hà Tĩnh, một dòng họ tiêu biểu cho truyền thống gia phong xứ Nghệ. Kể từ khi phát tích ở Hà Tình, trải qua nhiều thế hệ, dòng họ Nguyễn Chi luôn có những đóng góp nổi bật, toàn diện cho quê hương và đất nước. Trong thế ki XX, có hai thế hệ liên tiếp của dòng họ này cùng “bén duyên “ với vùng Tây Nguyên. Nếu bác sĩ Nguyễn Kinh Chi và người em ruột của ông - GS. Nguyễn Đổng Chi, vào thập niên 1930, qua sản phẩm hợp tác đầu tiên giữa họ - Người Ba Na ở Kon Turn, đà tạo ra một công trình dân tộc học đầu tiên viết về Tây Nguyên bằng tiếng Việt, thì đúng 50 năm sau, con trai của ông - GS. Nguyễn Từ Chi, kế thừa truyền thong gia đình, cũng để lại một sổ công trình cứu xuất sắc về văn hóa Thượng... Cho đến nay, mặc dù vùng đất Tây Nguyên, sau nhiều biển độ...
|
- Article
Authors: Đằng Thành Đạt; Đổng Khiết (2024-05) - Văn hóa truyền thống dân tộc là minh chứng cho những thành tựu lịch sử, văn hóa của đất nước, dân tộc, đồng thời cũng là nguồn tài nguyên văn hóa có giá trị quan trọng. Dựa trên nghiên cứu thực địa tại vùng dân tộc Kinh ở Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc, bài viết tập trung làm rõ đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc Kinh ở đây, đi sâu phân tích tác động cùa các biện pháp liên quan của chính quyền các cấp, tác động của việc kết hợp giữa văn hóa và du lịch đổi với sự kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống cùa dân tộc này. Đồng thời, bài viết củng bàn về những thách thức trong hiện tại và phương hướng phát triển trong tương lai của vấn đề này nhìn từ góc độ thực tiễn.
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Phương Tú (2024-05) - Năm 2005, làng cổ Đường Lâm được công nhận là một Di tích lịch sử quốc gia với những đặc trưng về văn hóa, kiến trúc cùa một ngôi làng truyền thống ở Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Đến nay, ngôi làng cổ này vẫn lưu giữ được những nét độc đáo riêng có. Tuy nhiên, việc trở thành một di tích được xếp hạng đi liền với các quy định khắt khe trong bảo tồn di sản. Những xung đột trong bảo tồn di sàn, khai thác di sản để phát triển du lịch và lợi ích mà chủ thể văn hóa nhận được đang đặt ra nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Bên cạnh việc mô tả khái lược những công trình tiêu biểu, nhận diện những giá trị của làng cổ Đường Lâm, bài viết này chỉ ra một số vấn đề trong bảo tồn và phát huy di sản tại cộng đồng.
|
- Article
Authors: Trần Đình Hằng (2024-05) - Từ cội nguồn văn minh châu thổ Bắc Bộ, Huế là một tiểu vùng văn hỏa đặc biệt quan trọng trên bước đường đi về phương Nam cùa người Việt. Chinh quá trình định hình vai trò thù phủ vùng miền thời Đàng Trong rồi kinh đô cà nước thời Nguyễn đã giúp Hue hội tụ và lan tỏa hệ giá trị đặc trưng, trong đó đặc biệt noi bật di sàn văn hóa ẩm thực. Trong việc xác định tinh thần âm thực Huê từ lý thuyết tiếp cận, chúng tôi nhận thay lý thuyết biển đổi và thích ứng văn hóa đã giúp nhận diện, khám phả bản sắc nổi bật trong văn hóa ấm thực với nhiều giá trị đặc trưng nhờ vào nguyên lý hội tụ tinh hoa văn hóa bôn phương trên nền tảng hành trang cội nguồn từ cố hương đất Bắc, từ đó lan tỏa ra bên ngoài với nhiều giá trị đặc trưng nối bật.
|
- Article
Authors: Cao Thảo Hương (2024-05) - Dựa trên sự khác biệt về cách tiếp cận cũng như mối quan tâm của các nghiên cứu di sản văn hóa trên thế giới và Việt Nam, bài viết tồng quan các khuynh hướng cơ bản hiện nay. Trong đó có ba khuynh hướng chính, gồm: bản chất luận quy giản, kiến tạo luận phê bình và kiến tạo luận tương tác. Khuynh hướng bản chất luận quy giản quan tâm tới việc chọn lọc và tìm cái lõi, cải gốc, coi di sản là những gì mang tính đại diện và thể hiện bản sắc của văn hóa. Khuynh hướng kiến tạo luận phê bình quan tâm tới những bất cập, sự bất hợp lí trong hệ thống khái niệm di sản, công cụ kĩ thuật cũng như các hoạt động di sản hóa và quản li di sản. Khuynh hướng kiên tạo luận tương tác quan tâm tới quá trình kiến tạo di sản cũng như những tương tác xã hội trong quá trình kiến tạo ấy.
|
- Article
Authors: Nguyễn Văn Hiệp; Nguyễn Văn Giác; Trần Hạnh Minh Phương (2024-04) - Dựa vào nguồn tư liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II, kỷ yếu của giáo xứ, tư liệu điền dã từ phỏng vấn hồi cổ, phỏng vấn sâu linh mục, giáo dân, bài viết khái quát quá trình định cư và nhận diện đời sống của người Công giáo di cư tại Lạc An từ năm 1954 đến 1957. Trong số những người di cư từ Bắc vào Nam có 75% là người Công giáo, qua nghiên cứu cho thấy giáo dân Lạc An vốn từ các giáo xứ Vạn Phúc, Ngọc Tiên, Hoàng Châu, Mỹ Vân và Biên Hà thuộc giáo phận Thái Bình (gồm hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên) đến định cư từ tháng 9/1955, tạo lập các giáo xứ mang tên giống với các giáo xứ tại quê nhà. Được sự dẫn dắt của linh mục và sự hỗ trợ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cùng với nỗ lực của cá nhân, cộng đồng giáo dân Lạc An sớm ổn định cuộc sống bằng nghề nông, chài lưới, nghề...
|
- Article
Authors: Nguyễn Phong Vũ (2024-04) - Trì Tôn (An Giang) là vùng đất được chọn bởi đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa từ buổi đầu khởi dựng, với bao thăng trầm để có thể phát triển và tồn tại hơn trăm năm nay. Không sai, khi nói đây là thánh địa của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, bởi mật độ dày về số lượng tín đồ, cơ sở thờ tự và các hoạt động tôn giáo. Hàng ngày, người tín đồ chân chính nơi đây vẫn kiên trì thực hành tôn giáo theo lời chỉ dạy của Thầy Tổ - Đức Bổn Sư Ngô Lợi. Họ không chỉ tham gia các lễ cúng diễn ra tại các cơ sở thờ tự cộng đồng của đạo mà còn nghiêm túc thực hành các nghi lễ diễn ra tại tư gia. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, những lễ thức này vẫn được gìn giữ và lưu truyền. Dù đó là việc hành trì công phu thường nhật hay là các sự kiện trọng đại gắn liền với gia đình, như: quan, hôn, tang, tế, người tín đồ Tứ Ân Hiếu Ngh...
|
- Article
Authors: Nguyễn Đức Toàn (2024-04) - Thiền Vipassanā được cho là một trong những loại thiền lâu đời nhất liên quan đến những lời dạy của Đức Phật Gautama. Nó đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới, mà cả những cá nhân thuộc mọi thành phần và tín ngưỡng, tôn giáo đều có thể tham gia. Thiền Vipassanā là một kỹ thuật thanh lọc tâm trí khỏi những suy nghĩ tiêu cực, đạt được sự bình yên về tinh thần và cải thiện cuộc sống. Cùng với đó, hiện nay Thiền Vipassanā được ứng dụng trong việc tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, cải tạo nhân cách phạm nhân và người cai nghiện, với những lợi ích không thể phủ nhận. Nội dung bài viết sẽ làm rõ những đặc trưng của Thiền Vipassanā và lợi ích của nó đối với tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, cải tạo nhân cách phạm nhân, người cai nghiện qua nghiên cứu ở Ấn Độ, Nepal và Th...
|