- Article
Authors: Lư Vĩ An (2024-04) - Ở Trung Đông và châu Âu thời cổ - trung đại, các thiên tai như lũ lụt và động đất thường xuyên xảy ra, tác động rất lớn đến đời sống xã hội. Do những hiểu biết của con người thời bấy giờ về nguồn gốc và nguyên nhân dẫn tới thiên tai còn nhiều hạn chế, sự diễn giải thần học lý giải căn nguyên của thiên tai dưới lăng kính của các tôn giáo giữ vai trò rất đáng chú ý. Các quan niệm tôn giáo thời cổ - trung đại và sơ kỳ cận đại cho rằng thiên tai xảy ra là do sự trừng phạt của các vị thần linh, Thiên Chúa và Thượng đế Allah đối với tội lỗi của con người, hoặc do những thế lực siêu nhiên khác gây ra. Các quan niệm thần học này cùng chỉ dẫn cách thức và biện pháp ứng phó với thiên tai. Bài viết tìm hiểu quan niệm của một số tôn giáo ở Lưỡng Hà, Hy Lạp cổ đại và Kitô giáo, Islam giáo thời T...
|
- Article
Authors: Phạm Thanh Hằng; Trần Minh Ngọc (2024-04) - Ai Cập có tên gọi đầy đủ là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là quốc gia nằm ở trung tâm Trung Đông. Với bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, Ai Cập từ lâu đã thống trị các nước láng giềng nổi tiếng Ả Rập về chính trị và văn hóa. Ngày nay, Ai Cập vẫn giữ vị thế là một quốc gia có sức ảnh hưởng tương đối lớn trong khu vực. Đây là quốc gia có sự đa dạng tôn giáo và có lịch sử trải qua nhiều vấn đề phức tạp về tôn giáo. Bài viết khái quát tình hình tôn giáo của Ai Cập và một số nội dung cơ bản trong chính sách tôn giáo của nước này, từ đó, rút ra nhận xét và giá trị tham chiếu với Việt Nam.
|
- Article
Authors: Nhâm Thị Lý (2024-04) - Thành cổ Chính Định ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, tuy là một thành nhỏ cấp huyện nhưng có danh tiếng lẫy lừng với lịch sử tồn tại gần 2.000 năm. Trong quá khứ, Chính Định từng là một trong những trung tâm Phật giáo lớn ở miền Bắc Trung Quốc. Trải qua nhiều thăng trầm, nơi này vẫn còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng phong phú, đặc biệt là các công trình kiến trúc chùa tháp Phật giáo cổ kính, độc đáo, được xây dựng tinh xảo, có giá trị mỹ thuật. Do đó, Chính Định được coi là kho tàng nghệ thuật kiến trúc cổ, là một trong những khu bảo tồn văn hóa Phật giáo của Trung Quốc. Từ năm 1994, thành cổ này là đơn vị cấp huyện duy nhất nằm trong danh sách những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng nhất của Trung Quốc.
|
- Article
Authors: Nguyễn Hùng Hậu (2024-04) - Theo Đức Phật, khi xem xét sự vật, hiện tượng phải như thị kiến (Yathatatha) và như thực kiến (Yathabhutam), đồng thời, tránh mọi tưởng tượng, mường tượng vì đó là nguyên nhân dẫn đến sai lầm. Đây chính là quan điểm hay nguyên tắc khách quan trong khoa học hiện đại. Từ cách xem xét đó, cùng với sự đại giác của mình, Ngài đã phát hiện ra rằng, mọi sự vật hiện tượng đều do nhân duyên sinh, “các pháp do nhân duyên sinh” phát hiện ra Tứ thánh đế, Thập nhị nhân duyên, Bát chánh đạo. Nhưng những giáo lý đó, đối với Đức Phật, chỉ nhằm đạt tới mục đích là cứu vớt chúng sinh, đưa con người đến bờ bến giác, đến giải thoát; chúng chỉ như ngón tay chỉ mặt trăng, như con thuyền để đưa lữ khách qua sông mê, biển khổ.
|
- Article
Authors: Dương Văn Biên (2024-04) - Trước tiên, bài viết trình bày định nghĩa phương pháp phân tích tài liệu, sau đó tập trung vào làm rõ các bước cũng như kỹ thuật triển khai phương pháp này trong nghiên cứu tôn giáo. Quy trình thực hiện phân tích tài liệu trong nghiên cứu tôn giáo gồm có việc thu thập tài liệu, bối cảnh hóa và đánh giá tính xác thực của tài liệu, phân loại, mã hóa và phân tích dữ liệu trong tài liệu. Cuối cùng bài viết chỉ ra một số ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng phương pháp phân tích tài liệu trong Tôn giáo học.
|
- Article
Authors: Nguyễn Văn Hiệp; Trần Hạnh Minh Phương (2024-05) - Cuộc tranh chấp quyền lực Trịnh - Nguyễn kéo dài 45 năm (1627 - 1672) cùng với chính sách cấm đạo gắt gao của các chúa Nguyễn khiến đời sống cư dân miền Thuận Quảng không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn khốn khổ về tinh thần, buộc họ phải rời bản quán đi tìm đất sống và Bình An (Bình Dương ngày nay) – đất rộng người thưa là nơi lý tưởng cho những di dân Công giáo đầu tiên chọn định cư, lập nên giáo xứ đầu tiên ở Bình Dương - giáo xứ Lái Thiêu vào nửa đầu thế kỷ XVIII và trở thành nơi đặt Tòa Tổng Giám mục, chủng viện đào tạo chủng sinh. Dựa vào nguồn văn liệu của giáo xứ, bản thông tin giáo phận, công trình nghiên cứu của nhà truyền giáo và tư liệu điền dã bao gồm phỏng vấn sâu linh mục, giáo dân và văn bia ở khu đất thánh, bài viết trình bày về bối cảnh xã hội và sự ra đời của gi...
|
- Article
Authors: Trần Thị Lan Hương; Hoàng Thị Mỹ Nhị (2024-05) - Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các cơ sở tín ngưỡng và tổ chức tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần phòng chống đại dịch. Bài viết sử dụng lý thuyết thể tục hóa tôn giáo, tiếp cận từ mối quan hệ giữa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và nhà nước pháp quyền; sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính mô tả với việc xử lý tư liệu thứ cấp và khảo sát thực tế, nhằm làm rõ những quan điểm và chính sách của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và trong thời điểm có đại dịch Covid-19, cũng như những thay đổi nhận thức và thực hành tín ngưỡng, tôn giáo của người dân và các tổ chức tôn giáo. Từ đó, phân tích và đánh giá thành công, hạn chế của thay đổi hoạt động tín ng...
|
- Article
Authors: Trần Hoàng; Lê Thị Ngọc Hà (2024-01) - Từ thế kỷ XVII trở đi, nhóm lưu dân Việt đã vào định cư vùng đất Nam Bộ. Cũng từ đây mở ra một giai đoạn phát triển mới của vùng đất này. Từ một vùng đất hoang sơ dần dần trở nên sầm uất với sự phát triển mạnh của kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nền thương nghiệp Nam Bộ sớm phát triển ngay từ buổi đầu khai phá. Hệ thống chợ và thương cảng sớm ra đời và nhanh chóng phát triển sầm uất, đô hội, sản phẩm trao đổi trên thị trường ngày càng dồi dào, thuyền buôn trong nước và nước ngoài thường xuyên lui tới nơi đây trao đổi, buôn bán hàng hóa. Cùng với quá trình khai phá, sự phát triển mạnh của nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, giao thông đường thủy là một trong những nhân tố tác động đến sự phát triển của thương nghiệp Nam Bộ. Với vị trí thuận lợi về tự nhiên, giao thông đường thủy...
|
- Article
Authors: Nguyễn Văn Khánh; Trần Thúy Hiên (2024-01) - Giáo sư Phan Huy Lê (1934-2018) là một nhà sử học nổi tiếng, chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ - trung đại, được các thế hệ sinh viên tôn vinh là một trong “tứ trụ” của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong gia tài sử học đồ sộ của ông với trên 400 công trình bao gồm các sách chuyên khảo, sách tham khảo, các bài nghiên cứu, chuyên luận khoa học, trong đó đề tài Hình thái kinh tế - xã hội (HTKT-XH) và Phương thức sản xuất châu Á (PTSXCA) đã được đặt ra từ sớm và chiếm vị trí một quan trọng trong các trước tác của ông.
|
- Article
Authors: Lê Thị Thu Hiền (2024-05) - Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng đất có bề dày lịch sử và đa dạng sắc thái văn hóa, trong đó sắc thái văn hóa biên giới giữ vai trò nổi trội, thể hiện trong các sinh hoạt dân gian như tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật,... của các thế hệ cư dân trong vùng. Trước những biến thiên của lịch sử, nhất là tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở các tỉnh thành ven biển Nam Trung Bộ đầu thế kỷ XXI, văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng và lễ hội của vùng dần biến đổi. Những biến đổi đó đặt ra một số vấn đề về chủ thể, niềm tin và thực hành tín ngưỡng, lễ hội, kinh phí bảo tồn... và cho thấy sự cần thiết phải có các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng cũng như lễ hội của cộng đồng cư dân ven biển Nam Trung Bộ tron...
|