Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 68601-68610 of 69111 (Search time: 0.044 seconds).
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Hải (2024-01)

  • Trong thời kỳ phong kiến tự chủ, tầng lớp Nho sĩ không chỉ được nhà nước trọng dụng mà còn được làng xã hết sức kính trọng. Bởi những ông Nghè, ông Cống, ông Cử là niềm tự hào của làng, của xã. Đặc biệt là đốì với vùng đất có nhiều khó khăn nhưng lại là đất phát tích của nhiều anh tài như vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh thì học tập là con đường được lựa chọn trước tiên để tiến thân. Vì thế, mỗi làng xã, dù khó khăn hay sung túc đều có nhũng chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với đội ngũ tri thức Nho học, nhất là những người thi cử đỗ đạt. Các chế độ đãi ngộ này được thể hiện qua các bản hương ước, tục lệ, điều lệ hay trong các văn bia còn lưu giữ tại các làng xã, đòng họ.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Quang Hưng (2024-05)

  • Cả E. Durkheim và M. Weber đều không xa lạ với giới nghiên cứu Việt Nam, chỉ yếu điều này khá muộn so với nhiều nước trong khu vực vì chỉ đến gần đây một số ít tác phẩm của họ có điều kiện dịch sang tiếng Việt. Những nghiên cứu của họ cách đây một thế kỷ không hề lạc hậu, cho dù sự phát triển của ngành Tôn giáo học và Xã hội học về tôn giáo một thế kỷ qua đã có những bước tiến khổng lồ. Bài viết xin giới thiệu một số kết quả nghiên cứu chính của Durkheim và Weber qua một số tác phẩm chủ yếu, dĩ nhiên không có tham vọng khái quát lại toàn bộ những nghiên cứu của họ.

  • Article


  • Authors: Mai Thùy Anh (2024-05)

  • Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, số người Hoa là 749.466 người, chiếm gần 0,78% dân số cả nước. Trong đó, tín đồ Tin Lành chiếm khoảng 0,4% tổng số người Hoa và họ tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Người Hoa theo đạo Tin Lành là một cộng đồng rất nhỏ nhưng cũng là một đối tượng nghiên cứu đáng chú ý bởi những đặc điểm riêng về lịch sử cũng như hiện tại. Từ cách tiếp cận Tôn giáo học, bài viết tập trung làm rõ sự du nhập của đạo Tin Lành vào cộng đồng người Hoa cũng như hoạt động hiện nay của các Hội Thánh người Hoa tại thành phố lớn nhất nước ta.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Duy Thanh (2024-06)

  • Nghiên cứu kiệu rước tượng và nghi lễ rước kiệu thề hiện niềm tin vào thần linh, tinh thần cổ kết cộng đồng trong không gian văn hóa nông nghiệp lúa nước điển hình. Với mỗi tín ngưỡng, tôn giáo, quan niệm về kiệu rước tượng và nghi lễ rước kiệu có sự khác biệt qua kết cẩu, hoa văn, hình thức rước kiệu, niềm tin của nhân dãn trong các nghi lễ truyền thống. Bằng cách tiếp cận liên ngành Tôn giáo học, Việt Nam học cùng với phưcmg pháp nghiên cứu định tính, tập trung phỏng vấn sâu, phỏng vân tham dự, nghiên ciru nhằm làm rõ phần nào kiệu rước tượng trong tín ngưỡng thờ Thành hoàng để đổi sánh với nghi lễ rước kiệu trong Công giáo của người Việt ờ châu thồ Băc Bộ. Từ đó, cung cấp những tri thức dân gian, lý giải một phần bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt Nam trong hành trình xâ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Hữu Anh; Nguyễn Văn Duy; Trần Nguyễn Hoàng Chương (2024-06)

  • Ngày 18/12/2023, Bộ Giáo lý Đức Tin (C.D.F.) của Giáo hội Công giáo công bố Tuyên ngôn Fiducia supplicans về ý nghĩa mục vụ của các chúc lành. Sau rất nhiều năm, C.D.F. mới có một Tuyên ngôn mới và Tuyên ngôn này mở ra cho các cặp đôi đồng giới khả năng được chúc lành. Điều này, một mặt thể hiện sự khoan dung của Giáo hội đối với các cặp đôi đồng giới, mặt khác, thể hiện một bước tiến mới trong quan điểm về quyền con người của Giáo hội Công giáo. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, lịch sử Giáo hội Công giáo cho đến nay chưa bao giờ công nhận (hay cho phép) hôn nhân đồng giới. Do đó, Tuyên ngôn Fiducia supplicans bên cạnh những quan điểm ủng hộ thì nó cũng đứng trước những thách thức về việc tiếp nhận ngay trong Giáo hội, đặc biệt, từ các Giáo hội địa phương.

  • Article


  • Authors: Hoàng Văn Chung; Trần Thị Phương Anh (2024-06)

  • Theo phân loại dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Chăm bao gồm hai phân nhóm, một là các cộng đồng Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận và ở các tỉnh, thành Nam Bộ, hai là cộng đồng Chăm H'rói cư trú ở Phú Yên và Bình Định. Thực tế, hai phân nhóm này khác nhau trên hầu hết các phương diện. Riêng về tôn giáo, tín ngưỡng, trong khi nghiên cứu về nhóm thứ nhất đã có rất nhiều thì các nghiên cứu về nhóm thứ hai còn rất hiếm hoi. Tín ngưỡng của người Chăm H'rói có hiện trạng và đặc trưng như thế nào? Có những thay đổi nào đã và đang diễn ra, và nguyên nhân từ đâu? Trên cơ sở xử lý các dữ liệu thu thập được từ các công trình nghiên cứu đã công bố và khảo sát thực địa, bài viết góp phần làm rõ những vấn đề nêu trên.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Quế Hương; Kim Thanh Sản; Hoàng Thị Thu Hường; Mai Thùy Anh (2024-06)

  • Vào những năm 30 của thế kỷ XX, trong những nỗ lực truyền bá đạo Cao Đài ra miền Bắc, Hội thánh Cao Đài Tây Ninh và Cao Đài Ban Chỉnh đạo đã đưa nền đạo đến Hải Phòng và Quảng Ninh. Trải qua những giai đoạn thăng trầm, đến nay, Hải Phòng có một cộng đồng đạo Cao Đài khoảng 300 tín đồ và Quảng Ninh có khoảng gần 200 tín đồ, đều thuộc Hội thánh Cao Đài Tây Ninh. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đạo Cao Đài tại Hải Phòng và Quảng Ninh hiện nay vẫn còn hạn chế, bằng cách tiếp cận Tôn giáo học kết hợp phương pháp phỏng vấn sâu, bài viết tìm hiểu về đạo Cao Đài ở miền Bắc qua khảo cứu tại Hải Phòng và Quảng Ninh ở các khía cạnh lịch sử và hoạt động tôn giáo.

  • Article


  • Authors: Trương Phúc Hải (2024-06)

  • Những niềm tin Hindu giáo, những hình thức thờ phượng, sự đa dạng của các nghi lễ và phong tục được nuôi dưỡng và phát triển một cách hài hòa với hệ thống vô số biểu tượng. Biểu tượng diễn đạt ý nghĩa của một thực tại sâu hơn và tinh tế hơn so với lời nói hay chữ viết. Càng đi sâu vào lĩnh vực tâm linh càng đến gần biểu tượng. Biểu tượng chính là ngôn ngữ của tôn giáo. Biểu tượng Hindu giáo có cả phi nhân dạng (aniconic) và nhân dạng hay thánh tượng (iconic). Biểu tượng phi nhân dạng đơn giản là những biểu tượng không có hình dạng con người, được dùng thay thế hình ảnh các vị thần trong thờ phượng. Đây chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống biểu tượng Hindu giáo, tuy nhiên, chúng xuất hiện từ rất sớm và được dùng thay thế sự hiện diện của các vị thần trong giai đoạn tiểu tượng học chưa ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Văn Quý (2024-06)

  • Trong diễn trình lịch sử của Champa, đến nay vẫn còn hiện diện nhiều công trình liên quan đến kinh đô, quân sự, và nhất là những công trình liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo độc đáo. Nhưng rất tiếc, phần lớn những công trình này trải qua nhiều thăng trầm lịch sử đã bị hư hoại và một số đã trở thành phế tích. Từ những đền tháp hiện còn, và từ kết quả khai quật khảo cổ học những năm đầu thế kỷ XX đến nay cho thấy, tín ngưỡng, tôn giáo Champa chủ yếu chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa, tôn giáo Ấn Độ cổ, đó là Bà La Môn giáo và Phật giáo, song vẫn có những đặc trưng riêng. Tầng lớp vua quan, quý tộc một mặt, củng cố quyền lực bằng tôn giáo thể hiện qua nhiều công trình tôn giáo đồ sộ, mặt khác, họ cũng là tín đồ có niềm tin và thực hành tôn giáo. Trường hợp vua Indravarman II là tiêu biểu...