Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 68611-68620 of 69109 (Search time: 0.05 seconds).
  • Article


  • Authors: Jean Phillipe; Martib Vaillancourt (2024-06)

  • Hầu hết các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kỹ thuật số và tôn giáo có thể được gói gọn trong chủ đề "Tôn giáo kỹ thuật số" (Digital Religion). Đây là một hiện tượng dường như có quy tắc khác biệt nhưng không quá xa lạ đối với chúng ta. Điều chúng ta đang đối mặt không phải là tôn giáo số hóa mà là công cuộc tìm kiếm ý nghĩa của kỹ thuật số. Một số học giả đã mô tả tính tôn giáo kỹ thuật số (religiosité technologique) khi cho rằng, nó được dùng để hợp pháp hóa niềm tin vào một xã hội mới. Do vậy, nghiên cứu về số hóa sẽ dựa trên sự thần thánh hóa một tập hợp các giá trị công nghệ. Trong đó, Internet vừa là công cụ phổ biến, vừa là đối tượng chính, tượng trưng cho những giá trị này. Khi chúng ta nhận ra rằng tôn giáo có mối liên hệ với chính xã hội của chúng ta, chúng ta có thể tự hỏ...

  • Article


  • Authors: Lư Vĩ An (2024-02)

  • Động đất được định nghĩa là sự rung chuyển trên bề mặt trái đất do sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn. Động đất mạnh có thể gây ra biến dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, tài sản và sinh mạng con người (1). Theo Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS), trung bình mỗi năm trên thế giới ghi nhận khoảng 500.000 trận động đất lớn nhỏ khác nhau. Khoảng 100.000 trận động đất trong số đó có thể cảm nhận được và chỉ 1/10 số trận động đất này gây ra những thiệt hại lớn (2). Trong năm 2023, ỏ Thổ Nhĩ Kỳ và Morocco đã xảy ra động đất mạnh vối sức tàn phá khủng khiếp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và tinh thần (3). ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, so vái Trung Quổc, N hật Bản, Philippines và Indonesia, động đất mạnh ở Việt Nam xảy...

  • Article


  • Authors: Phạm Đức Thuận (2024-02)

  • Sau một thời gian chiến tranh với Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, sáng lập triều Nguyễn, về đối ngoại, bên cạnh các hoạt động ngoại giao vối nhà Thanh, phương Tây thì nhà Nguyễn rất quan tâm đến các nước trong khu vực Đông Nam Á nhất là Campuchia, Xiêm (1) và Lào. Trong các quốc gia Đông Nam Á, Xiêm dần vươn lên trở thành một thế lực hùng mạnh, muốn mở rộng lãnh thổ của mình qua các cuộc chiến tranh xâm lược, điển hình như cuộc chiến xâm lược Lào, xâm lược Việt Nam (2) vào năm 1785 (cuộc chiến mà Xiêm bị thất bại nặng nề tại trận Rạch Gầm - Xoài Mút), bên cạnh đó Xiêm luôn có mưu đồ thôn tính Campuchia, buộc nước này phải thần phục mình, qua đó theo đuổi kế hoạch “tiến về phía đông”.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Duy Phương (2024-01)

  • Bài viết này góp phần tìm hiểu quá trình phát triển từ con đường thiên lí đến con đường thuộc địa: trường hợp đoạn đường qua đèo Hài Vân. Các khía cạnh chính được nghiên cứu bao gồm: mô tả và đánh giá quá trình xây dựng, cải tạo đoạn đường bộ qua đèo Hải Vân dưới sự trị vì của hai chính quyền: triều Nguyễn (1802- 1884) và thực dân Pháp (1897-1945); bước đầu nhận định về vai trò của tuyến đường này đốì với công cuộc cai trị của triều Nguyễn và thực dân Pháp cũng như đời sống xã hội Việt Nam đương thời, qua đó cung cấp thêm góc nhìn để tiếp tục khai thác không chỉ giá trị về giao thông mà cả các giá trị về cảnh quan, văn hóa và lịch sử của tuyến đường bộ này.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Văn Kim (2024-02)

  • Phù Nam là vương quốc cổ hình thành, phát triển sớm ở châu thổ Mekong. Sự hình thành của vương quốc Phù Nam có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng với tiến trình lịch sử, văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á. Trên cơ sở khai thác các nguồn tư liệu trong nước, quốc tế, đặc biệt là thành tựu nghiên cứu của các viện, cơ quan khoa học thực hiện trong những thập niên qua (1), bài viết tập trung làm sáng tỏ đặc tính lịch sử, xã hội; các di sản, giá trị văn hóa nổi bật của văn hóa Óc Eo, đô thị cảng Óc Eo - Ba Thê trong tiến trình lịch sử của vương quốc Phù Nam đặt trong nền cảnh lịch sử, văn hóa châu Á.

  • Article


  • Authors: Tống Thanh Bình (2024-02)

  • Nghiên cứu về giao thông Việt Nam qua các thời kỳ đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, một số công trình đã bước đầu tìm hiểu về giao thông các tỉnh thành Việt Nam thời Pháp thuộc, trong đó có Sơn La. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể và có hệ thống về giao thông đường bộ tỉnh Sơn La nửa đầu thế kỷ XX. Bài viết này tập trung làm rõ quá trình mỏ đường và nâng cấp các tuyến đường bộ nổi tỉnh Sơn La với các tỉnh Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, vùng Thượng Lào và một số tuyến nội tỉnh. Từ đó, đánh giá, lý giải sự chuyển biến và tác động của giao thông đường bộ đối vổi sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La so với giai đoạn trước Pháp thuộc.

  • Article


  • Authors: Lê Quốc Tín (2024-01)

  • Trong sách Nghiên cứu Hà Tiên, ở loạt bài chủ điểm về chùa Phù Dung, nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt đã nêu lên hai điểm trọng tâm, đó là: 1-Núi Phù Dung ghi trong Gia Định thành thông chí (GĐTTC), thực chất là núi Bát Giác của Đại Nam. nhất thống chí (ĐNNTC), cũng tức là núi Đề Liêm hiện nay (1); 2-Chùa Phù Dung hiện nay không phải chùa Phù Dung được ghi chép trong GĐTTC, mà là ngôi chùa xây năm 1846 trên nền của Chiêu Anh Các - Thụ Đức Hiên do Mạc Thiên Tứ khởi dựng (2).

  • Article


  • Authors: Trần Khánh (2024-01)

  • Các cuộc chiến tranh xâm lược, chinh phạt của kỵ binh Mông cổ diễn ra liên tục trong thế kỷ XIII đã tạo dựng nên một đế chế (1) Mông cổ với diện tích lớn khoảng 24 triệu m2, tương đương vởi 16% diện tích của trái đất, trải rộng trên lục địa Á - Âu, từ Trung Quốc đến Đông Âu, Vịnh Ba Tư và Trung Cận Đông.