Tìm kiếm

Tác giả

Chủ đề

Năm xuất bản

Toàn văn

Kết quả tìm kiếm

Hiện thị kết quả từ 68661 đến 68670 của 69108
  • Article


  • Tác giả : Trịnh Khắc Mạnh; Quách Thị Nga (2024-05)

  • Chữ Hán dị thể ở Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc là một khoảng trống trong nghiên cứu văn tự học chữ Hán ở trong nước. Bài viết thống kê, giới thiệu và phân tích các chữ Hán dị thế trong 04 văn bản minh văn thời kỳ Bắc thuộc, trên cơ sở đó, chứng minh về thời điểm xuất hiện chữ Hán dị thể ở Việt Nam và đưa những nhận xét về đặc điểm cấu trúc cũng như việc sử dụng chữ Hán thời kỳ này, góp phần xác định chủ thể sáng tạo văn bản minh văn và văn tự học chữ Hán ở Việt Nam.; Variant Chinese characters in Vietnam during the period of Chinese domination are a gap in the study of Chinese scripts in our country. This article lists, introduces and analyzes variant Chinese characters in four inscriptions of the period of Chinese domination, on that basis, proves the time of appearance of variant Chi...

  • Article


  • Tác giả : Trần Thị Giáng Hoa (2024-07)

  • Hải Châu tử Nguyễn Văn San (1808 - 1883) sinh trưởng trong gia đình có truyền thống Nho học, từ nhỏ theo học cử nghiệp, từng sáu lần thi đỗ Tú tài. Cùng với Nho giáo, ông tiếp thu tư tưởng Phật giáo và Đạo giáo. Vì đường công danh không như ý, lại thêm tính cương trực nên ông chọn cách mở trường dạy học và biên soạn sách cho dù nhiều lần được tiến cừ làm quan. Quan điểm biên soạn là “thuật nhi bất tác” (thuật lại mà không sáng tác), nên ông đọc nhiều sách, ghi chép rồi sắp xếp theo chủ đề, phân loại cho phù hợp các đối tượng, giúp người đọc sáng tỏ kinh điển, nắm bắt được tri thức, thi thố tài năng và vận dụng ờ đời. Bài viết khảo cửu di văn và tìm hiểu quan điểm, phương pháp biên soạn sách có thể nhận thức đày đủ hơn về Hải Châu tử Nguyễn Văn San - một trí thức được giới văn nhân đ...

  • Article


  • Tác giả : Lê Phương Duy (2024-07)

  • Bài viết bước đầu tiến hành khảo cứu tác phẩm Tam giáo bình tâm luận qua bộ mộc bản có niên đại Tự Đức thứ 12 (1859) hiện còn tại chùa Dâu (phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tinh Bắc Ninh). Đây là một trong 13 bộ mộc bản của chùa Dâu đã được công nhận là bảo vật quốc gia đợt 12 năm 2023. Kết quả khảo cứu cho thấy, tác phẩm Tam giáo bình tâm luận được khắc in trong bộ mộc bản này có diện mạo khác xa so với nguyên tác Tam giáo bình tâm luận của Lưu Mật, bởi nó chỉ sử dụng một phần nhỏ từ nguyên tác, phần lớn nội dung còn lại đã được tuyển chọn, tập hợp từ nhiều nguồn tư liệu Phật giáo khác nhau. Bài viết nhằm mục đích giới thiệu thêm một tư liệu mới, có thể góp phần vào việc nghiên cứu tư liệu Phật giáo Việt Nam (đặc biệt là việc tiếp nhận và cải biến tư liệu Phật giáo từ Trung...

  • Article


  • Tác giả : Đào Phương Chi (2024-07)

  • Thờ Hậu là hoạt động tâm linh trong làng xã Việt Nam. Tục này được nhiều người cho rằng đã có từ thế kỷ XVI. Tuy nhiên, những văn bản hiện còn có ghi chép về “giao kèo” thờ Hậu chỉ có niên đại sớm nhất là vào thế kỷ XVII. Dựa trên những thông tin trong các văn bản tục lệ Hán Nôm, bài viết tìm hiểu về sự thay đổi của tục thờ Hậu qua các phương diện: giới tính, số lượng, loại Hậu, nơi chịu trách nhiệm thờ Hậu tại tinh Hưng Yên từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX. Qua đó, bài viết rút ra kết luận sơ bộ: nguyên nhân của sự thay đổi về giới tính của Hậu khá phức tạp, không chỉ đơn thuần là do nơi gửi Hậu là môi trường phù hợp với giới nào; xu hướng chung là số lượng Hậu tăng dần theo thời gian; hai loại Hậu xuất hiện sớm nhất và tồn tại suốt trong lịch sử thờ Hậu là Hậu Phật và Hậu Thần; thôn l...

  • Article


  • Tác giả : Trần Thị Băng Thanh; Nguyễn Thị Tuyết; Mai Ngân Hà (2024-09)

  • Kim Vân Kiều tân truyện - Hội bản lưu trữ ở Thư viện nước Anh là một bản độc đáo trong các dòng truyền bàn Truyện Kiều, danh tác của Nguyền Du. Đã có một số giả thuyết về tác giả của văn bản, nhưng đều chưa có căn cứ chính xác. Tác giả Hội bản bao gồm tác giả biên chép chính văn và soạn lời nguyên chú, cùng với họa sĩ vẽ tranh là một vấn đề khó tìm được lời giải cuối. Từ góc nhìn khác, người viết cũng tìm thêm những khám phá mới. Dựa trên một số dấu tích văn bản học và các tư liệu lịch sử, bài viết là hành trình đi tìm nhóm tác giả biên soạn tác phẩm nghệ thuật kép Kim Vân Kiều tán truyện - Hội bản.; The Kim Van Kieu tan truyen - Picture edition preserved by the British Library, is a unique version among the various editions of the Tale oJ'Kieu - the masterpiece by Nguyen Du. There ...

  • Article


  • Tác giả : Đỗ Thị Bích Tuyền; Phạm Thị Hường (2024-07)

  • Bài viết khảo cứu một số văn bản dịch Nôm sách Kinh Thư theo phương thức diễn ca hiện lưu trữ tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm, để đưa ra nhận định rằng: diễn ca Kinh Thư là một trong những phương thức tiếp cận và lưu truyền kinh điển của nhà Nho Việt Nam thời xưa, trong đó chữ Nôm đóng vai trò tạo thành văn bản mang nội dung Kinh Thư một cách độc lập, không hoàn toàn lệ thuộc vào kinh văn chữ Hán. Phương thức này không phải là giải nghĩa Kinh Thư, mà là tóm lược ý chính các thiên trong Kinh Thư, phục vụ cho giáo dục khoa cử và đời sống văn hóa xã hội ờ Việt Nam thời trung đại.; This article researches several Nom translation versions in verse of the Confucian classic Kinh Thư that archiving in the Institue of Sino-Nom Studies, our results show that: Translating the Kình Thư to ...

  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Thị Thu Huyền (2024-07)

  • Bài viết phân tích hoạt động giải đọc Hán văn trong Luận ngữ ước giải qua các loại kí hiệu, gồm cả kí hiệu được khắc in cùng văn bản cũng như kí hiệu gia điểm của người đọc văn bản. Bài viết dựa vào chức năng của các loại kí hiệu để chia thành hai nhóm: kí hiệu giải đọc cấu trúc văn bản và kí hiệu giải đọc từ vựng. Cụ thể, kí hiệu giải đọc cấu trúc văn bản gồm có dấu khoa đoạn (đánh dấu một đoạn kinh văn mới hoặc ngăn giữa phần dịch Nôm với chú giải Hán văn) và dấu cú đậu (đánh dấu ngắt câu), kí hiệu giải đọc từ vựng gồm có dấu phá âm (đánh dấu nghĩa phái sinh của chữ Hán dựa trên thanh điệu) và danh điểm (nhận biết danh từ riêng).; This article examines symbols used in reading of literary Sinitic based on an analysis of the symbols in the Luận ngữ ước giải. The symbols analyzed inc...

  • Article


  • Tác giả : Ngô Thị Thanh Tâm (2024-07)

  • Tế tự là một trong những tục lệ quan trọng, hiện diện trong hầu hết các văn bản tục lệ Hán Nôm cùa tỉnh Hà Đông. Trong đó, quy định về việc thụ lộc là một trong những nội dung chính yếu của tục lệ tế tự trong các kỳ cúng tế hàng năm. Việc tìm hiểu về nội dung quy định thụ lộc, về sự khác nhau và thay đổi cùa quy định biện lễ, để nhằm hướng đến việc nhận diện được nét đặc trưng của quy định thụ lộc trong các tiết cúng tế, cũng như hiểu rõ hơn tính chất của sự thay đổi quy định thụ lộc giữa tục cũ và tục mới của tục lệ tế tự của tỉnh Hà Đông nói riêng và Bắc Kỳ nói chung trong giai đoạn cải lương hương tục thí điểm.; Sacrifice is an important custom, present in most Han Nom customary documents of Ha Dong province. In particular, regulations on enjoy is one of the main content of the s...

  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Thị Oanh (2024-09)

  • Ở một số trung tâm lưu trữ ở Hà Nội như Viện Nghiên cứu Hán Nôm; Thư viện Thông tin Khoa học xã hội, Thư viện Quốc gia Việt Nam.... hiện đang lưu trữ một số lượng lớn các sách địa chí được biên soạn bằng chữ Hán, chữ Nôm và tiếng Việt từ đầu thế kỷ XX cho đến nay. Từ việc điểm qua tình hình dịch thuật, biên soạn và nghiên cứu sách địa chí - trọng tâm là sách Đại Nam nhất thống chi, bài viết đã làm sáng tỏ tình hình dịch thuật và nghiên cứu sách địa phương chí từ nguồn lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đồng thời qua việc đi sâu nghiên cứu giám định văn bàn sách Đại Nam nhất thong chỉ bài viết đà cho thấy việc nghiên cứu văn bản học thực sự quan trọng trước khi dịch thuật và công bô sách vờ và tư liệu Hán Nôm.; Currently, several libraries in Hanoi, such as the Institute of Han-Norn ...

  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Kim Măng (2024-09)

  • Trữ lượng văn bia Hậu và văn bia Hậu Phật hiện lưu lại còn khá nhiều, nhưng văn bia tạo tượng Hậu nói chung và bia tạo tượng Hậu Phật nói riêng lại không nhiều. Sự chênh lệch này cho thấy việc tạo được một bức tượng Hậu đòi hỏi kĩ thuật cao, hết sức công phu và có lẽ nguyên nhân chính là chi phí cho một tấm bia này sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với việc dựng một văn bia Hậu thông thường. Xét thấy đây là nguồn tư liệu có giá trị, qua đó có thể cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nghiên cứu về mỹ thuật. Do đó, bài viết trân trọng giới thiệu 12 văn bia tạo tượng Hậu Phật được dựng tại chùa Phúc Nhạc huyện Yên Khánh tỉnh Ninh; The remaining Hau steles and Hau Phat steles are quite numerous, but the Hau sculpture steles in general and Hau Phat sculptu...