- Article
Tác giả : Nguyễn Thị Anh (2024-09) - Cầu đảo (cầu mưa, cầu tạnh) của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là một nghi lễ mang tính tâm linh an dân trong quá trình trị nước của các triều đại quân chủ. Cơ sở của việc thực hiện nghi lễ cầu đảo xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, từ sự du nhập Phật giáo và tư tưởng thiên nhân hợp nhất của Đạo giáo. Bộ sử lớn Đại Việt sử kí toàn thư đã ghi chép về việc nhà Lý, nhà Lê đã từng rước Phật Pháp Vân về kinh để cầu đảo. Thông qua các ghi chép ấy, bài viết tiến hành khảo sát, thống kê các lần cầu đảo để từ đó tìm hiểu rõ về thời gian, địa điểm, cách thức, hiệu quả của tín ngưỡng thờ cúng Tứ Pháp trong lịch sử.; Praying (for rain and stop raining) of the Four Dharmas is a spiritual ritual to pacify people during the governance of the monarchies. The basis for performing these ki...
|
- Article
Tác giả : Đỗ Thị Hà Thơ (2024-09) - Xuân Quang hầu Nguyễn Khắc Tuấn (1767 - 1823) xuất thân trong gia đình thường dân, có một tuổi thơ đầy cơ cực. Giữa giai đoạn đầy biến động cùa thời cuộc, ông đã tòng quân phò chúa Nguyễn Ánh. Sau khi nhà Nguyễn kiến quốc, hàng trăm cuộc chống phá với danh nghĩa “phò Lê” nổ ra liên tục, nhất là ở khu vực Bắc Bộ. Từ đây, ông dành trọn đời mình cho công cuộc tiễu trừ. Năm 1823, sau khi diệt được loạn Lý Khai Ba và đắp xong thành ở trấn Hưng Hóa, ông đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày mồng 7 tháng 2. Vua Minh Mạng vô cùng thương xót, truy tặng ông là Nghiêm uy Tướng quân Thượng hộ quân Thống chế Nguyễn hầu, thụy Tráng Nghị, ân điển đưa di hài từ Bắc Thành về quê hương, giao Bộ Lễ soạn ban nghi thức tế và văn tế. Qua khảo cứu, bài viết giới thiệu nghi lễ và văn tế dành cho ông, góp phần...
|
- Article
Tác giả : Lê Văn Ất (2024-09) - Bản đồ Nhật trình là nhóm bản đồ quan yếu trong ngành bản đồ Việt Nam thê kỷ XVII-XVII, nội dung chủ yếu của nhóm bản đồ này là miêu tả các tuyến đường từ kinh đô tới các vị trí bên trong hoặc bên ngoài Việt Nam. Trên phương diện so sánh đối chiếu với bản đồ học Tiling Quốc giai đoạn XVII-XVIII, bài viết tồng kết chủ yếu trên hai phương diện: (1) Tính kế thừa (là bản đồ mô tả, nhiều chú thích trên bản đồ, phù hiệu); (2) Cách tân (phương vị, tác giả, chất liệu tạo tác...).; Travel journal maps are a significant group of maps in the field of Vietnamese cartography from the 17th to the 19lh centuries. The main content of this group of maps is the depiction of routes from the capital to various locations inside or outside Vietnam. In terms of comparison with Chinese cartography during t...
|
- Article
Tác giả : Đoàn Thị Hương (2024-04) - Sáng 23-9-1945, chỉ 3 tuần sau ngày Lễ độc lập, quân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, mỏ đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Ngay trong ngày 23-9, Xứ ủy Tiền Phong (do Trần Văn Giàu làm Bí thư) và ủy ban Hành chính Nam Bộ đã tổ chức cuộc hội nghị tại số nhà 269 đường Cây Mai (nay là đường Nguyễn Trãi, Quận 5) bàn chủ trương đối phó vối quân Pháp. Hội nghị có sự tham dự của Hoàng Quốc Việt, đại diện Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt minh Nam Bộ. Sau khi thảo luận, phát huy tinh thần chủ động, Hội nghị thống nhất chủ trương: vừa phát động nhân dân Nam Bộ đứng lên chống quân xâm lược Pháp vừa báo cáo xin chỉ thị của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; quyết nghị thành lập ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, cử Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu làm Chủ tịch; lập tức phát động nhân dân quyết...
|
- Article
Tác giả : Nguyễn Thế Hà; Dan VanTaMan; Ngô Minh Hiệp (2024-04) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược của Việt Nam (1954-1975) từng là tâm điểm của tình hình quan hệ quốc tế lúc đó. Với Hoa Kỳ, họ là lực lượng tham gia trực tiếp gây nên cuộc chiến tranh xâm lược tại Việt Nam. "Trong khi đó, với tư cách một đồng minh của phe Xã hội chủ nghĩa, Liên Xô ủng hộ Việt Nam chống lại sự xâm lược của Hoa Kỳ. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian 1954-1975, nhiều nưóc đã chọn vấn đề ngoại giao để thể hiện một quan điểm ngoại giao độc lập của mình trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là các nước Xã hội chủ nghĩa.
|
- Article
Tác giả : Nguyễn Thị Lệ Hà (2024-04) - Tổ chức lại bộ máy hành chính xã (Reorganisation de 1’Administration communale) mà đương thời gọi là chính sách Cải lương hương chính, cải cách hương thôn là một chủ trương lớn, do chính quyền Pháp thi hành ở Việt Nam từ đầu thê kỷ XX. Thời gian đầu mối th iết lập được sự thổng trị, chính quyền Pháp vẫn duy trì bộ máy cai trị truyền thống tại các làng xã nhằm ổn định ở khu vực nông thôn.
|
- Article
Tác giả : Trịnh Thị Hà (2024-05) - Dưới thời quân chủ, cùng vái tham ô, hốì lộ, trộm cưâp, mê tín dị đoan, hút thuộc phiện, rượu chè..., cờ bạc cũng là một trong những tệ nạn xuất hiện khá sâm và phổ biến của toàn xã hội, lôi cuốn sự ham thích của mọi tầng lớp không phân biệt lứa tuổi: già, trẻ; không phân biệt địa vị xã hội: quý tộc (vua, quan lại), tầng lóp bình dân lao động nghèo; không phân biệt giới tính: nam, nữ. Tệ cờ bạc đã tác động tiêu cực đến cuộc sống của bản thân người chơi, gia đình, mốì quan hệ cộng đồng và cả nền phong hóa của dân tộc. Nhận thức được tác hại to lớn của tệ nạn này, các triều đại quân chủ Việt Nam, n h ất là từ triều Lê sơ trở đi đã thực thi nhiều biện pháp khác nhau để ngăn ngừa.
|
- Article
Tác giả : Đỗ Thị Thùy Lan (2024-05) - Căn cứ theo sử sách sóm còn lại đến ngày nay là Đại Việt sử lược, thì phải đến đúng niên điểm 1150, chính giữa thế kỷ XII mới có kỳ thi Nho học đầu tiên, sử chép: “Mùa đông, tháng 10, có kỳ Điện thí” (69). Tiếp đến năm 1165, triều Lý Anh Tông tổ chức “thi Học sinh” vào mùa thu (70). Còn từ đó trở đi, theo biên niên sự kiện của tác giả khuyết danh đời Trần, các kỳ thi tiếp theo được ghi chép (năm 1179, 1196 và 1214) đều khó tách bạch là khoa cử Nho giáo hay Tam giáo, hoặc đơn giản chỉ là kỳ thi của Phật giáo (71). Thi Tam giáo là kỳ thi về những tri thức, triết lý tư tưởng của cả ba tôn giáo, học thuyết chính trị - xã hội là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo, “người thi Tam giáo tức là phải thông hiểu ba giáo Nho, Đạo, Thích, ai đỗ cho xuất thân”.
|
- Article
Tác giả : Trần Thị Phương Hoa (2024-05) - Sau khi thôn tính Bắc Kỳ và đặt xứ này dưối chế độ "bảo hộ” theo Hiệp ước Patenotre năm 1884, chính quyền Pháp đã nỗ lực thiết lập một hệ thông giáo dục mới nhằm xoá bỏ Nho học, thông qua đó giảm thiểu ảnh hưỏng văn hoá và tư tưởng Trung Hoa đối với Việt Nam và truyền bá văn hoá giáo dục Pháp vào xứ thuộc địa. Nền giáo dục kiểu mói gồm hai bộ phận là giáo dục Pháp và giáo dục Pháp- bản xứ (ở các xứ Việt Nam gọi là Pháp- Việt) được quy định trong Học chính Tổng quy ban hành ngày 21-12-1917.
|
- Article
Tác giả : Nguyễn Văn Giác (2024-05) - Nếu như lĩnh vực kinh tế thương mại thông thường ít được những trang sử Việt Nam trong quá khứ quan tâm thì các ghi chép về mảng sinh hoạt hội chợ - triển lãm lại càng trở nên vắng vẻ. Hơn thế, bên cạnh tính kinh tế, hội chợ - triển lãm còn là một loại hình văn hóa vừa mới được du nhập từ phương Tây, thông qua sự quảng bá và khuếch trương mạnh mẽ bởi chính sách khai thác thuộc địa của Chính quyền liên bang Đông Dương. Nói cách khác, hội chợ - triển lãm thực tế đã dần dần trở thành sinh hoạt kép về kinh tế - văn hóa phổ biến trong dòng chảy lịch sử Việt Nam từ thời cận đại trở đi.
|