- Article
Authors: Kim Thanh Sản; Phạm Quang Tùng; Phạm Minh Phương (2024-08) - Ngày 14/03 năm Bính Dần (íức ngấy 24/4/1926 dl), sau hơn hai tháng thống nhất các đàn cơ của đạo Cao Đài, Ngô Văn Chiêu từ tạ phàm Giáo tông tách khỏi nhóm phò loan/phò cơ và thành lập đàn cơ riêng. Sự kiện trên đánh dấu đạo Cao Dài hình thành hai nhánh phát triển là nhánh vô vi và nhánh phổ độ. Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi được hình thành trên nền tảng tư tương “vô vi” với những biểu hiện riêng biệt so với các Hội thánh khác trong đạo Cao Đài ở các khía cạnh về thờ tự, cách thức tu tập và tổ chức cộng đồng. Trong bài viết này, từ cách tiếp cận Tôn giáo học kết hợp phương pháp phỏng vấn sâu, bài viết sẽ làm rõ hai nội dung: (1) Nền tảng “vô vi ’’ trong đạo Cao Đài và (2) Những biểu hiện “vô vi” trong một số hoạt động tôn giáo của Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh ...
|
- Article
Authors: Đinh Thị Kiều Diễm; Nguyễn Văn Hồng (2022-07) - Theo chương trình giáo dục phổ thông, một năng lực cần hình thành ở học sinh trong dạy học Toán là năng lực mô hình hóa toán học. Thông qua các hoạt động mô hình hóa toán học, học sinh không chỉ có thể giải quyết các bài toán thực tiễn mà còn hình thành và phát triển năng lực mô hình hóa toán học. Nghiên cứu này đã áp dụng quy trình mô hình hóa toán học vào dạy học và giải quyết các bài toán thực tiễn trong dạy học chủ đề “Giá trị lớn nhất của hàm số” (Giải tích 12). Để vận dụng hiệu quả quy trình mô hình hóa toán học trong dạy học Toán, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, lựa chọn nội dung phù hợp để nâng cao sự phát triển năng lực này cho học sinh.; As stated in the general education program, a students’ competency that needs to be formed in teaching...
|
- Article
Authors: Vũ Hồng Thuật; Trần Chiêu Phụng (2024-08) - Nhiều nguồn tài liệu cho biết, tín ngưỡng thờ hổ của các dân tộc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng dựa trên nền tảng của tín ngưỡng tô tem. Bài viết này đề cập đến quan điểm và các dạng thức thờ hổ của người Việt qua không gian tại hạ ban trong di tích thờ Mẫu và điện thờ tại nhà pháp sư, thay phù thủy. Thờ hổ là một hình thức tiếp biến văn hóa của Đạo giáo phái Chính Nhất đạo sau khi du nhập vào nước ta đã được người Việt cải biên từ một loại hình sùng bái linh vật (tô tem) thành tín ngưỡng dân gian thờ hổ gắn với không gian thiêng, thực hành nghi lễ, ma thuật, bùa chú. Đồng thời, hổ vừa mang tính biểu tượng cho sức mạnh, quyền uy, vừa mang yếu tố tâm linh, văn hóa nên việc sùng bái hổ như một vị thần và đến nay vẫn được duy trì thực hành nghi lễ, ma thuật, bùa chú.; Ac...
|
- Article
Authors: Trương Thúy Trinh (2024-08) - Cuối thế kỷ XVII, cùng với việc hình thành hệ thống chùa Sắc tứ, chính quyền chúa Nguyễn bắt đầu chú trọng đến các vấn đề quản lý tăng sĩ, cơ sở thờ tự tại các ngôi chùa này. Tiếp cận từ góc độ Sử học, Tôn giáo học, Văn bản học, trên cơ sở các nguồn tư liệu, tài liệu lịch sử, bài viết bước đầu làm rõ các biện pháp quản lý của chính quyền chúa Nguyễn đối với tăng nhân, cơ sở thờ tự tại các ngôi chùa Sắc tứ ở Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII. Qua đó, góp phần cung cấp một cái nhìn cận cảnh về chính sách của chính quyền chúa Nguyễn đối với Phật giáo ở Đàng Trong thời kỳ này.; At the end of the 17th century, along with the formation of the Buddhist temples appointed by the royal decree, the Nguyen Lords’ government began to pay attention to the issues of managing monks and worship facilit...
|
- Article
Authors: Ngô Quốc Đông (2024-09) - Chiến dịch Mùa xuân năm 1975 kết thúc vào ngày 30/4 đã tạo ra một hoàn cảnh chính trị- xã hội mới tại miền Nam Việt Nam. Bối cảnh đó thúc đẩy Giáo hội Công giáo ở miền Nam phải tìm cho mình một đường hướng mục vụ thích hợp nhằm bảo toàn Đức tin, sớm ổn định tình hình, cuối cùng tiến tới sự chung sống lâu dài trong hoàn cành đó. Rõ ràng, việc chầm dứt chế độ Việt Nam Cộng hòa được nhiều người Công giáo miền Nam khi đó xem là một biến cố lớn mà họ cần phải lựa chọn một phương cách ứng xử cho phù hợp nhất giữa Nhà nước và giáo hội. Với cách tiếp cận Sử học, bài viết phân tích quá trình thích nghi và sự điều chỉnh quan điểm, lập trường giáo hội để hòa nhập vào một thể chế mới, đáp ứng các yêu cầu của một tình huống mới. Điều này, đuợc bắt nguồn trước hết từ các vị đứng đầu giáo hội miền...
|
- Article
Authors: Bùi Trung Thành (2024-09) - Âm nhạc Công giáo ở giáo xứ Đồng Bài và giáo xứ An Ngải, trực thuộc Giáo phận Phát Diệm, là một bộ phận của nền văn hóa âm nhạc Việt Nam. Trên tinh thần chung của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, từ sau Cộng đồng Vatican II, đặc biệt là sau Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, âm nhạc Công giáo Việt Nam nói chung, âm nhạc Công giáo ở Giáo xứ Đồng Bài và An Ngải nói riêng đã đẩy mạnh khai thác và sáng tạo, thực hành nhiều nội dung, hình thức âm nhạc cổ truyền mang đặc sắc âm hưởng âm nhạc truyền thống Việt Nam, mà đỉnh cao là việc đưa âm nhạc dân gian dân tộc Mường vào các Thánh lể của Giáo xứ địa phương. Bài viết này sẽ tập trung nhận diện âm nhạc Công giáo tại hai giáo xứ này, cũng như nêu bật những giá trị đ...
|
- Article
Authors: Nguyễn Văn Trang (2024-09) - Trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam, thời kỳ nào trong hoàng tộc cũng có những người yêu mến và tu theo Phật giáo. Đấy là một trong những yếu tố quan trọng để Phật giáo Việt Nam không ngừng lớn mạnh, khẳng định vai trò quan trọng với sự phát triển của tôn giáo nói riêng và xã hội nói chung trong mỗi thời kỳ lịch sử. Bằng phương pháp tiếp cận Sử học tôn giáo, phương pháp khái quát hóa trong nghiên cứu Phật học và Tôn giáo học, thông qua nghiên cứu những đóng góp của một số phật tử hoàng tộc triều Lý, cụ thể qua hai nhân vật - Lý Thánh Tông và Nguyên Phi Ỷ Lan, chỉ ra vai trò của một số phật từ hoàng tộc đối với Phật giáo và xã hội thời Lý nói riêng, góp phần vào quá trình phát triển cùa Phật giáo Việt Nam nói chung.
|
- Article
Authors: Nguyễn Xuân Trường (2024-09) - Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn thực hiện phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội ”. Trong quá khứ cũng như hiện tại, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện tinh thần đồng hành cùng dân tộc, một trong những hoạt động thể hiện rõ tinh thần đó là công tác từ thiện xã hội cùa Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thời gian qua, công tác từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ làm rõ thực trạng công tác từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời gian qua, từ đó, đánh giá khái quát kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của hạn chể trong công tác từ thiện xã hội. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số phương hư...
|
- Article
Authors: Trần Anh Châu (2024-10) - Abraham Maslow là nhà Tâm lý học, người đã góp phần khởi xướng lĩnh vực Tâm lý học nhân văn. Nghiên cứu về nhu cầu của ông có vị trí quan trọng trong lý thuyết động lực con người và gợi ra nhiều hướng nghiên cứu mở rộng sau này. Khái niệm trải nghiệm đỉnh cao (peak experiences) của Maslow là một trong những đóng góp đặc sắc cho lý thuyết về tâm lý con người, trong đó, yếu tố tôn giáo được đề cao. Bài viết này, thông qua phân tích hai công trình tiêu biểu của Abraham Maslow, cùng với tham chiếu các nghiên cứu về lý thuyết của ông bởi một số nhà khoa học đi sau, đồng thời, làm rõ khái niệm trải nghiệm đỉnh cao và chỉ ra những khía cạnh tôn giáo trong khái niệm ấy.
|
- Article
Authors: Ninh Thị Sinh (2024-09) - Bài viết khẳng định tầm quan trọng cùa tài liệu lưu trữ đoi với nghiên cửu Phật giáo ở Việt Nam giai đoạn thuộc địa. Giá trị cùa tài liệu lưu trữ được làm nổi bật qua việc khai thác các hồ sơ lưu trữ được bảo quản ở Việt Nam và Pháp để tàm sảng tỏ một số vấn đề liên quan đến phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam giai đoạn nữa đầu thế kỷ XX, tạo ra sở cứ để có những đánh giá khách quan và toàn diện về phong trào.
|