Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 68741-68750 of 69108 (Search time: 0.044 seconds).
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thanh Lợi (2024-09)

  • Trong hơn 300 năm lịch sử phát triển cùa vùng đất Nam Bộ, có nhiều loại hình tín ngưỡng biển đã theo các cộng đổng cư dân dịch chuyển từ Nam Trung Bộ, trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hóa tín ngưỡng của các tộc người lân cận, dần hình thành nên đặc trưng văn hóa của vùng đất Nam Bộ. Qua việc nghiên cứu các loại hình tín ngưỡng biển có nguồn gốc từ Nam Trung Bộ, bài viết tập trung làm rõ đặc tính “mở” trong văn hóa tín ngưỡng Nam Bộ, thể hiện trên ba phương diện: giao lưu tín ngưỡng biển giữa Nam Trung Bộ và Nam Bộ, giao lưu tín ngưỡng biến trong văn hóa tộc người ở Nam Bộ, sự hòa quyện giữa tín ngưỡng biển và tôn giáo ở Nam Bộ.

  • Article


  • Authors: Đỗ Hương Giang (2024-09)

  • Cư trần lạc đạo phú cùa Trần Nhân Tông là một trong những bài phú đã thể hiện gần như đầy đủ quan điểm của Trần Nhân Tông về Thiền. Nội dung của Cư trần lạc đạo phú bàn đến những vấn đề cơ bản của Phật giáo, đó là các vấn đề: bàn thể luận, nhân sinh quan và nhận thức luận. Tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông trong bài phú này nói lên hai đặc điểm, đó là: tính tổng hợp uyển chuyển và tính chất hướng nội, biện tâm.

  • Article


  • Authors: Phạm Minh Phương; Nguyễn Văn Thành; Đỗ Duy Hưng (2024-10)

  • Tín ngưỡng Tứ vị Thánh nương là một trong những hình thức tín ngưỡng quan trọng của cư dân ven biển Thanh Hóa, đặc biệt phổ biến tại các xã Đa Lộc, Ngư Lộc và Hải Lộc huyện Hậu Lộc. Tín ngưỡng này không chỉ phản ảnh mối quan hệ gắn bó giữa cư dân với môi trường sinh thái biển, mà còn thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng dân gian và hệ thống thờ Mẫu. Bài viết sử dụng cách tiếp cận Tôn giáo học và Nhân học về Văn hoá tôn giáo, cùng phương pháp khảo sát thực địa để thu thập dữ liệu sơ cấp và phân tích tài liệu thử cấp nhằm làm rò vai trò của tín ngưỡng Tứ vị Thánh nương trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và tăng cường sự gắn kết cộng đồng của cư dân ven biển Thanh Hoá. Đồng thời, nghiên cứu cũng khám phá mối quan hệ giữa cư dân ven biển và môi trường sinh thái thông qua các thực hành ...

  • Article


  • Authors: Phan Thị Hoa Lý (2024-10)

  • Làng Giang Xá thuộc huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội là một địa bàn rất quan trọng của tín ngưỡng thờ vua Lý Nam Đế - một nhân vật lịch sử có công lớn đối với đất nước. Làng có hệ thống di tích, truyền thuyết, câu đối, sắc phong, lễ tiết... gắn bó chặt chẽ với nhau và đều xoay quanh nhân vật được thờ tự này, tạo cho Giang Xá một diện mạo văn hóa dân gian rất phong phú, độc đáo, hấp dẫn và mang nhiều giá trị. Với vị trí ở cửa ngõ thủ đô và xu hướng phát triển du lịch văn hóa, sinh thái của huyện Hoài Đức, các di tích và lễ hội làng Giang Xá còn có tiềm năng du lịch. Bởi vậy, nghiên cứu lễ hội truyền thông làng Giang Xá để đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của nó, xây dựng thành lễ hội cấp thành phố và phục vụ du lịch là một việc làm cần thiết. Bằng phương pháp đ...

  • Article


  • Authors: Đặng Thị Lan; Nguyễn Thi Lê Thu (2024-10)

  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đang tạo ra những cơ hội và thách thức lớn cho sự phát triển mọi mặt của thanh niên Việt Nam, trong đó có vấn đề đạo đức, lói sống. Một bộ phận thanh niên đang tha hóa về đạo đức, sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Là một thành tố tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị của đạo đức Phật giáo đã giao thoa, hòa quyện với giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và ngày nay vẫn còn nhiều giá trị mang tính phổ quát cần được phát huy. Những giá trị nhân văn, hợp lý của đạo đức Phật giáo vẫn đang tích cực góp phần chấn hưng đạo đức xã hội, lan tỏa trong cộng đồng, điều chình ý thức đạo đức và hành vi đạo đức của thanh niên trước tác động đa chiều của toàn cầu hóa ...

  • Article


  • Authors: Vũ Thanh Bằng (2024-10)

  • "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành ” là quan niệm truyền thống cùa người Việt trong ứng xử với thế giới thiêng nhăm câu mong sự bình an, may mãn và tránh đi những tai họa, rủi ro trong cuộc sổng. Kiêng kị là một yếu tố quan trọng trong thực hành thờ cúng Thành hoàng, phàn ánh tâm thức né tránh, dè chừng, che giấu do lo sợ những điều không tốt, không may có thể xảy đến. Kiêng kị trong thờ cúng Thành hoàng không chỉ mang tính phổ quát mà cỏn thể hiện tính dị biệt giũa các làng/ địa phương thông qua tục kiêng húy thần, tránh mạo phạm,... góp phần vào điều chỉnh hành vi của cá nhân, hình thành quy tắc đạo đức của cộng đông, và tái tục tính thiêng đối với thần Thành hoàng qua thời gian. Bài viết này, thông qua tư liệu lịch sử, các nghiên cứu đi trước và thông tin thu thập tại một số ngô...

  • Article


  • Authors: Chu Văn Tuấn (2024-11)

  • Hiện tượng tôn giáo mới (HTTGM) là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ trước đến nay. Nghiên cứu về hiện tượng tôn giáo mới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. Ở Việt Nam, những nghiên cứu đầu tiên về HTTGM xuất hiện khoảng gần 30 năm trước và luôn thu hút các nhà khoa học trong thời gian qua. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn của chủ đề này, đồng thời, cũng cho thấy tính đa dạng, phức tạp và biến đổi của hiện tượng tôn giáo mới. Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu về hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam, tuy nhiên, đến nay vẫn có nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về HTTGM cần làm sáng tỏ. Bài viết trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có trước, cùng với các tư liệu điền dã, góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận, thực tiễn về HTTGM như khái niệm HTTGM, đặc điểm, tính chất...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thế Nam (2024-10)

  • Tiếp thu tinh thần đổi mới của Công đồng Vatican II, vấn đề đối thoại, hòa giãi được Công giáo ở miền Nam Việt Nam nhắc đến khá nhiều từ sau năm 1965, với trọng tâm là tôn trọng các niềm tin khác và đồng hành với dân tộc. Tuy nhiên, xét theo chiều kích lịch sử, đã có những thời điểm Công giáo Roma nói chung, Công giáo Việt Nam nói riêng có những động thái "đối thoại" theo những chiều kích khác nhau, trong đó có đối thoại theo trên tình thần hộ giáo. Và ở chiều ngược lại, Công giáo cũng đón nhận sự công kích từ các thành phần xã hội bản địa Việt Nam. Cuốn sách Hội đồng tứ giáo đại diện cho khuynh hướng nói trên, đồng thời, cũng là tác phẩm thể hiện sự khởi đầu của hiện tượng tranh biện và đối thoại tôn giáo mang tính lịch sử tại Việt Nam, không tuân theo quy chuẩn cũng như cách hiểu ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Khắc Đức (2024-10)

  • Đạo Tin Lành đã được truyền vào khu vực Tây Nguyên từ cuối những năm 1920. Sau những khó khăn nhất định, đạo Tin Lành đã có được vị trí quan trọng trong đời sống tôn giáo ở khu vực. Đến nay, Tây Nguyên có số lượng tín đồ đạo Tin Lành nhiều nhất trong các vùng miền cả nước, trong đó tuyệt đại bộ phận tín đồ là người dân tộc thiểu số, thuộc rất nhiều tổ chức, hệ phái. Đạo Tin Lành đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận đáng kể đồng bào dân tộc thiểu sổ, nhưng sự phát triển của nó cũng đặt ra những vấn để đối với các tỉnh Tây Nguyên, như: đất đai, cơ sở thờ tự, tư cách pháp nhân, an ninh trật tự xã hội, lợi dụng tôn giảo của những thế lực thù địch,... Vì vậy, cần có những giải pháp vừa cơ bản, vừa lâu dài để đạo Tin Lành thực hành tôn giáo ổn định ở khu vực này, đáp ứng nhu cầu của ...

  • Article


  • Authors: Hoàng Thị Thu Hường (2024-10)

  • Thầy cúng có một vai trò đặc biệt trong xã hội loài người nói chung và trong cộng đồng tộc người Dao Quần Chẹt nói riêng. Họ là sự dung hòa cùa nhiều thân phận: phàm trấn, xã hội và thần thánh. Trong lịch sử, đã có nhiều thời kỳ, vì nhiều lý do khác nhau mà hình tượng này bị gan cho những ý nghĩa không mẩy tốt đẹp, nhưng hiện tại, đã có nhiều thay dổi. Bài viết dưới đây, trên cơ sở kế thừa các tài liệu san cỏ, kết họp với các tư liệu điều tra điên dã đê tiến hành phân tích, nghiên cứu góp phân làm rõ vai trò cùa người thầy cúng trong cộng đồng người Dao Quần Chẹt hiện nay ở Yên Bái.