Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 68781-68790 of 69108 (Search time: 0.048 seconds).
  • Article


  • Authors: Lê Đức Hạnh (2024-10)

  • Nhật Bản và Việt Nam đều là các quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo. Mặc dù du nhập vào Việt Nam và Nhật Bản vào thời điểm khác nhau song Phật giáo ở hai nước có nhiều điểm tương đồng như cùng thuộc dòng Đại thừa với nhiều tông phái khác nhau; cùng có sự hỗn dung, thích nghi với tín ngưỡng bản địa để tồn tại và phát triển. Phật giáo Nhật Bản và Việt Nam đều có đặc điểm chung là tổng hòa các yếu tố ngoại lai và bàn địa; đặc điểm nhập thế, hướng tới xã hội; và đều cỏ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, gắn kết với chính quyền, gắn bỏ và đồng hành cùng dân tộc, mưu cầu hòa bình, lợi lạc binh an cho chúng sinh.

  • Article


  • Authors: Võ Hải Thanh (2024-10)

  • Ngoại giao công chúng là một khái niệin tuy không mới đổi với nhiều nước phát triển trên thế giới nhưng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc định hình khái niệm và nội hàm, triển khai và thực hiện ngoại giao công chúng trong thực tiễn một cách rộng rãi, bài bàn và hiệu quả vẫn còn là công việc khá mới mè. Từ việc làm sáng tỏ các khái niệm và nội hàm cùa ngoại giao công chúng nói chung và của Hàn Quốc và Việt Nam nói riêng, bài viết tổng hợp và chỉ ra các hoạt động, biểu hiện cụ thể trên thực tiễn của hoạt động ngoại giao công chúng của Việt Nam với Hàn Quốc trong thời gian gần đây

  • Article


  • Authors: Lê Xuân Thu Hiền (2024-10)

  • Bài viết tập trung hệ thống hóa các biểu hiện suy đoán trong tiếng Nhật. Để làm rõ nội dung nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp như phương pháp phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh - đối chiếu. Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ những biểu hiện suy đoán trong tiếng Nhật và phân tích ý nghĩa cùa biểu hiện suy đoán nhằm đưa ra những nét đặc trưng của từng biểu hiện. Từ đó, chúng tôi tiến hành so sánh những nét tương đồng và khác biệt giữa các biểu hiện giúp người học có thể sử dụng đúng, tránh nhầm lẫn và có cái nhìn bao quát hơn. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ đem lại đóng góp mới cho ngành ngôn ngữ học so sánh đối chiếu và ngành giảng dạy tiếng Nhật.

  • Article


  • Authors: Ngô Hương Lan (2024-10)

  • Bài viết khảo sát và phân tích cơ cấu, nội dung của các ấn phẩm đã xuất bản của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (bao gồm sách và tạp chí từ năm 1993 đến nay) và hệ đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp cơ sở (từ năm 2015 đến nay), từ đó làm rõ nhừng đóng góp của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á cho sự phát triển cùa ngành nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam, và những vấn đề đang đặt ra cho ngành này trên con đường phát triển.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Ngọc Nghiệp (2024-11)

  • Hiến pháp 2013 đã có nhiều điểm mới so với các Hiến pháp của Việt Nam tnrớc đây. Các nhà soạn thảo Hiến pháp 2013 đã thực sự coi trọng vấn đề nhân quyền thể hiện qua việc thay đổi tên chương và vị trí của chương cũng như việc mở rộng các quyền con người, quyền công dân trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa... Có thể nói Hiến pháp 2013 là một bước tiến vượt bậc trong việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, là một cột mốc đánh dấu sự phát triển, tiến bộ của nền lập hiến Việt Nam trong việc ghi nhận, bảo vệ và bảo đàm các quyền con người, quyền công dân. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền thì Hiến pháp 2013 cũng quy định cơ chế bào đàm các quyền đó. Một trong những cơ chế hữu hiệu theo Hiến pháp 2013 là bảo vệ quyền con người bang tòa án. Tuy nhiên, cho đến nay...

  • Article


  • Authors: Trần Thị Hạnh Lợi (2024-11)

  • Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, tại Trung Quốc đã diễn ra cuộc đấu tranh nhằm xác lập quyền lực giữa hai lực lượng chính là Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Trải qua nội chiến và chiến tranh chống Nhật, những tổn thất mà Trung Quốc phải gánh chịu rất lớn nên không ai muốn xung đột lại diễn ra. Những cuộc đàm phán hòa bình đã được tiến hành cùng với sự có mặt của đại diện Chính phủ Mỹ trong vai trò trung gian hòa giải. Tuy nhiên, sự đối lập về lợi ích và xu hướng chính trị của hai bên đã khiến cho các cuộc đàm phán gặp khó khăn. Mặc dù Hiệp định đình chiến đã được ký, song chỉ kéo dài thêm thời gian hòa hoãn chứ không ngăn được nội chiến xảy ra. Dù vậy, với vai trò trung gian hòa giải, các đại diện Mỹ đã có những đóng góp tích cực trong các cuộc đàm phán hòa bình những năm 19...

  • Article


  • Authors: Phạm Hồng Thái (2024-11)

  • Bài viết đánh giá thực trạng nghiên cứu chính trị Hàn Quốc tại Việt Nam qua nghiên cứu trường hợp các xuất bản phẩm của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nơi có Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc. Trên cơ sở khảo sát toàn bộ các nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á từ ngày Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc ra đời (1998) đến nay và các sách xuất bản tại Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á trong thời gian 10 năm qua, tác giả muốn góp phần nhận diện nhũng thành tựu, hạn chế trong nghiên cứu chính trị Hàn Quốc tại Việt Nam thời gian qua và đưa ra một số gợi mở hướng nghiên cứu của lĩnh vực này thời gian tới.

  • Article


  • Authors: Nghiêm Thúy Hằng; Hoàng Thị Thùy Dương; Nguyễn Thị Thu Trang; Phạm Thị Huê (2024-11)

  • Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế và sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các vụ lừa đảo ở Trung Quốc ngày càng gia tăng. So với tội phạm lừa đảo truyền thống, tội phạm lừa đảo qua mạng có những đặc điểm vô cùng phức tạp bởi chúng phát triển mạnh mẽ và lan rộng một cách nhanh chóng, gây ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan công an trong quá trình trấn áp, thách thức uy nghiêm của thể chế và chế độ. Lợi dụng những điểm yếu hiện nay về hệ thống pháp luật, sự tiến bộ của công nghệ, một số cá nhân đã thực hiện hành vi trái pháp luật, làm tổn hại nghiêm trọng đến an ninh tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của quần chúng nhân dân, đồng thời cũng gây ra mối nguy cơ lớn cho xã hội. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng, đặc điểm của tội phạm lừa đảo qua mạng của Trung Qu...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Tăng Nghị; Nguyễn Thị Ny (2024-11)

  • Với mục đích đem lại những bước tiên mới trong hợp tác về kinh tế, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI (MSR) đều đang được thực hiện, hoàn thiện và có những thành tựu nhất định. Bài viết so sánh AEC và MSR từ góc độ những tác động của chúng đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương trên phương diện cạnh tranh và hợp tác, từ đó đưa ra gợi ý cho việc lựa chọn đối sách của Trung Quốc để điều chỉnh mối quan hệ, cách tiếp cận cũng như chứng minh vai trò cần thiết của MSR đối với ASEAN và khu vực.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Hà (2024-11)

  • Mô hình tăng trưởng kinh tế lựa chọn ưu tiên phát triển cho một số cực và vùng trọng điểm đã khiển cho sự bất cân bằng hiện hữu rõ rệt trong nền kinh tế xã hội Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Bất chấp nỗ lực tái cân băng phát triển bằng việc đưa ra nhiều giải pháp chính sách và the chế mới, đặc biệt từ đầu những năm 2000, sự bất cân bang không những không suy giảm mà còn có xu hướng nghiêm trọng hơn. Bài viết chỉ ra một so yếu tố kinh tế - chính trị gây ra sự bất cân bằng trong chính các giải pháp mà Chính phủ Hàn Quốc đề ra để hướng đen phát triển cân bằng. Các yếu tổ chính sách được phân tích theo ba cấp bậc, bao gồm (i) kể hoạch phát triển toàn diện lành thổ quốc gia, (ii) luật đặc biệt cho phát triển cân bằng quốc gia, và (iii) ngân sách đặc biệt cho phát triển cân ban...