- Article
Authors: Nguyễn Thị Hạnh, Lê Ngọc Mai (2024-11) - Đối với Trung Quốc, thống nhất với vùng lãnh thổ Đài Loan (sau đây gọi tắt là Đài Loan) không đơn thuần là vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, mà còn có ý nghĩa về danh dự quốc gia và sự ổn định của chế độ. Với tiềm lực đang lên cùng thái độ quyết đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc được cho là đã ra sức tăng cường áp dụng chiến thuật “vùng xám”, hay được hiểu là hoạt động cưỡng chế dưới ngưỡng chiến tranh đối với Đài Loan kể từ năm 2016 đến nay. Mục đích của các hành động này nhằm giúp Trung Quốc thay đổi hiện trạng tại eo biển và khu vực nhưng không đủ dể phát động chiến tranh, tránh đụng độ trực diện với Mỹ. Bài viết sẽ làm rõ nội hàm và thực tiễn triển khai của chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc đổi với Đài Loan, từ đây rút ra đánh giá, phân tích tác động của chiến thuật.
|
- Article
Authors: Nguyễn Hồng Quân (2024-12) - Quan hệ giữa Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á trong nửa thế kỷ qua là mối quan hệ thực chất, có hiệu quả, được các quốc gia thành viên khu vực tin cậy cao. Bài viết tập trung vào quan hệ Nhật Bản với khu vực về kinh tế và quốc phòng, an ninh, qua đó khẳng định Đông Nam Á ủng hộ lập trường và đồng ý để Nhật Bản giữ vai trò quan trọng trong việc định hình trật tự khu vực trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ.
|
- Article
Authors: Tống Thùy Linh; Đỗ Thu Hà; Nguyễn Hữu Lương (2024-12) - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Đài Loan. Đầu những năm 1970, một số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu tác động tiêu cực từ cuộc suy thoái và lạm phát do cuộc khủng hoảng dầu mỏ gây ra. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính yêu cầu về tài sản thế chấp nghiêm ngặt với đơn xin vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì lý do đó, Quỹ bảo lãnh tín dụng Đài Loan (SMEG) được thành lập năm 1974 nhằm tăng cường hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bài viết tập trung giới thiệu Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đài Loan; phân tích làm rõ các chương trình bảo lãnh tín dụng và thành quả cùa các chương trình này thời gian qua trên cơ sở tổng hợp, thống kê số liệu từ các cơ quan, bộ ban ngành ở Đài...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Hoài Châu (2024-12) - Bối cảnh già hóa dân số, ý thức gia đình và quan điểm tôn giáo thay đổi, ý thức môi trường tăng cao... đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong phương thức an táng ở Nhật Bản. Bên cạnh “mộ gia đình” (IE haka) truyền thống, đã xuất hiện các phương thức mới như “mộc thụ táng” (jumokuso), phòng trữ cốt (nokotsudo)... Trong đó, “rải tro cốt” dù chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại thu hút sự quan tâm tại Nhật Bản bởi tính mới, thậm chí bị đánh giá là đối ngược với “IE haka” - vốn dựa trên nền tàng gia đình (IE) và quan niệm Phật giáo bám rể sâu đậm trong tâm thức người Nhật. Bài viết tìm hiểu bối cảnh ra đời, đặc điểm và sự tiếp nhận của phương thức “rải tro cốt” tại Nhật Bản hiện nay, từ đó đưa ra một số nhận xét về ảnh hưởng, khuynh hướng tương lai, đặc biệt là nét mới của “rải tro cốt” trong văn hóa a...
|
- Article
Authors: Phan Cao Nhật Anh (2024-12) - Các quốc đảo Thái Bình Dương nằm trong khu vực địa lý có tính chiến lược bởi đây là cửa ngõ vào châu Á từ Thái Bình Dương. Nhật Bản coi trọng và đặt các quốc đảo này trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Bài viết nhận định rằng sự giàu có về tài nguyên thủy sản và nguyên liệu thô của các vùng lãnh thổ này, tầm quan trọng thiết yếu của các tuyến đường hàng hải và vị trí địa lý chiến lược của các quốc đảo Thái Bình Dương trong bối cảnh trỗi dậy của Trung Quốc là những yếu tố chính đằng sau sự can dự mở rộng của Nhật Bản.
|
- Article
Authors: Lê Hoàng Anh (2024-12) - Chuyển đổi số là lĩnh vực có vai trò ngày càng quan trọng và thu hút sự quan tâm ở Nhật Bản. Là một trong những nước đứng đầu thế giới về GDP nhưng Nhật Bản lại đang thua nhiều nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về chuyển đổi số. Xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, là vấn đề tồn vong đối với đất nước, Nhật Bản đã và đang nỗ lực chuyến đổi số để xây dựng một xã hội số trong tương lai - xã hội 5.0. Bài viết tìm hiểu về quá trình chuyển đổi và những sáng kiến của Nhật Bản trước những thách thức đặt ra trong quá trình chuyển đổi số
|
- Article
Authors: Trần Thế Tuân; Lưu Ngọc Trịnh (2024-12) - Sau khi nêu một số quan điểm về ngoại giao công chúng và khái quát lược sử 30 năm quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam và Hàn Quốc, bài viết trình bày và phân tích thực trạng thực thi các nội dung ngoại giao công chúng chủ yếu của Hàn Quốc ở Việt Nam trong vài thập kỷ gần đây. Bài viết cũng chỉ ra một số tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động ngoại giao công chúng đối với Hàn Quốc và Việt Nam, làm rõ một số nguyên nhân thành công chủ yếu của chính sách này.
|
- Article
Authors: Nguyễn Văn Tuấn (2024-12) - Trong 20 năm qua (2002-2022), hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản được xem là “điểm sáng nhất” trong bức tranh toàn cảnh mối quan hệ Việt - Nhật. Trên cơ sở làm rõ những kết quả đạt được, bài viết chỉ ra những hạn chế và vấn đề đặt ra trong hợp tác kinh tế Việt - Nhật giai đoạn này, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong hợp tác kinh tế với Nhật Bản trong thời gian tới.
|
- Article
Authors: Nguyễn Thanh Tùng; Cao Thảo Hương (2024-09) - Bài viết phân tích một sổ trường hợp “người xử việc” trong giải quyết mâu thuân hôn nhân, gia đình của người Ê Đê và Mơ Nông ở Đắk Lắk, từ đó làm rõ cách thức mà cơ chế luật tục của các cộng đồng mẫu hệ ít nhiều vẫn được duy trì, phát huy. Người xử việc hiện nay là những người có uy tín, được cộng đồng tin tưởng, vừa phải am hiểu phong tục, tập quán, truyền thông văn hóa, vừa phải nắm bắt được những giá trị mới, quan điểm mới dựa trên bối cảnh đương đại. Họ giữ vai trò trung lập trong quả trình phân xử, vân dụng lí lẽ dựa trên tinh thần tôn trọng nguyên vọng cá nhân, hài hòa giữa các bên. Trong đó, về mặt cá nhân, các bên trong các vụ việc cũng có những mong muôn rất đa dạng do đã trải qua quá trình nội tâm hóa những quan điểm sống khác nhau. Thông qua tư liệu điền dã, bài viết cho ...
|
- Article
Authors: Phạm Đặng Xuân Hương; Đỗ Thị Thu Hà (2024-09) - Bài viết này thảo luận về những tính toán duy lí của người dân Khmer tại ấp Ba Se Á (xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) nhằm đạt sự ổn định, sung túc về kinh tế cho gia đình trong mối liên hệ với văn hóa Phật giáo Nam Tông và trong bối cảnh kinh tế, xã hội, môi trường đã tác động đến cuộc sống của họ trong vòng hai thập kỉ qua. Lập luận của chúng tôi là người Khmer sống tại ấp Ba Se A nói riêng cũng như nhiều xóm, ấp khác ở xã Lương Hòa, tỉnh Trà Vinh nói chung đã tìm kiếm những chiến lược “hợp lí” (hay “khoa học ”) để tích lũy và nâng cao thu nhập của gia đình trong sự thích ứng với những thay đổi về kinh tế, xã hội cụ thể tại nơi họ sinh sống; đồng thời trong cả những ràng buộc với mạng lưới ý nghĩa đạo đức được tạo ra bởi thế giới quan Phật giáo Nam Tông mà họ đã và đ...
|