- Article
Tác giả : Bùi Thị Bích Lan (2024-09) - Nguồn nhân lực được xem là một yếu tố quan trọng, có tỉnh quyết định đến hiệu quả công tác hào tôn, khai thác tài nguyên vân hỏa trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, kết quà nghiên cứu cho thấy, chất lượng cùng như số lượng nguồn nhân lực trong hoạt động bào tồn, phát triển nghề thủ công gắn với du lịch tại các làng nghề/làng cỏ nghề thủ công truyền thống đang gặp phải những thách thức không nhỏ, như vấn đề chế độ đãi ngộ đội ngũ thợ giỏi nghề, vấn đề thu hút lao động và đội ngũ kế thừa làng nghề, hay chất lượng nguồn nhân lực du lịch,... Bài viết này, qua nghiên cứu các nghề/làng nghề tại vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, sẽ làm rõ hơn những thách thức nêu trên, tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoạch định chính sách phát triển nghề/làng nghề cùng như hoạt động du lị...
|
- Article
Tác giả : Nguyễn Ngọc Mai (2024-09) - Địa danh Bến Bạc nằm ở vị trí sát bờ mép nước sông Hồng tại địa chỉ 144 An Dương Vương thuộc địa phận Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội). Trước 1995, xã Phú Thượng dược chìa thành ba làng là Thượng Thụy, Phú Gia và Phú Xá (có tên nôm là làng Bạc, làng Gạ và làng Sù).Bến Bạc đã được dựng biển di tích lịch sử năm 2000 và là nơi hằng năm dân làng Thượng Thụy (làng Bạc) ngày nay vẫn tổ chức rước nước từ sông Hồng vào dinh Thượng Thụy để thờ. Đây là một di tích lịch sử gắn bó chặt chẽ với sông Hồng, Hồ Tây và cả làng Phú Thượng của Quận Tây Hồ, nhưng rất ít người biết được vị trí vai trò của Bến Bạc xưa. Bài viết dựa trên các tư liệu khảo sát tại chỗ, tư liệu Hán nôm lưu trong đình Thượng Thụy và các vãn bân cỏ khác cùa làng Thượng Thụy xưa để dựng lại hình hài, chức năng của Ben Bạc và mối liê...
|
- Article
Tác giả : Lê Thị Phượng (2024-09) - Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triên khai trên cà nước từ năm 2011 đến nay, đã mang lại nhiều đổi thay trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nông thôn mới, không chỉ mới, đẹp ở cơ sờ hạ tầng mà còn góp phần định hình các thực hành văn hóa theo hướng văn minh, hiện đại nhằm thanh lọc những yếu tố không còn phù hợp với xã hội mới. Trong đó, phong tục tang ma được điều chỉnh và kết tập vào các quy ước xây dựng nông thôn mới, được người dân dần dần thích ứng. Vận dụng quan điểm về thích ứng văn hóa, bài viết làm rõ việc chuyển đổi từ các nghi lễ tang ma truyền thống sang các hình thức hiện đại ở một làng ngoại thành Hà Nội, qua đó cho thấy cách thức người dân tiếp nhận và điều chỉnh chính sách văn hóa trong thực hành văn hóa hàng ngày của họ.
|
- Article
Tác giả : Đinh Đức Tiến (2024-09) - Ông Hoàng Bảy là vị thần quan trọng trong hệ thống ‘'Bách thần đất Việt” và có sức ảnh hưởng lớn tới đời sống văn hóa tâm linh Việt Ham, đặc biệt là người Việt ở Bắc Bộ. Trải qua diễn trình lịch sử dân tộc, Ông Hoàng Bảy đã khoác lên mình những lớp văn hóa khác nhau của từng thời đại. Có lẽ, Ông là vị thần sông nước điển hình được lịch sử hóa và trở thành vị thần hộ quốc - an dân, trấn giữ con đường huyết mạch từ phía Nam Trung Hoa tiến vào Đại Việt. Bài viết tập trung làm rõ nguồn gốc của Ông Hoàng Bảy, thông qua việc bóc tách các lớp lang lịch sử, văn hóa... trên nền tảng lý thuyết địa văn hóa - lịch sử. Nhưng có góc nhìn khác, Ông Hoàng Bảy có thể là một nhân vật lịch sử được thiêng hóa bằng khả năng của sức mạnh siêu nhiên. Sự nhân hóa thần linh tự nhiên hay nhiên/thiêng hóa thầ...
|
- Article
Tác giả : Nguyễn Hữu Phúc (2024-09) - Ngoài hệ thống di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh, miền Trung Việt Nam còn rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể được công nhận ở các quốc gia. Trong hệ thống di sản văn hóa phi vật thể ở vùng Trung Bộ, tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và nghi lễ lên đồng là một loại hình di sản đặc trưng và mang đậm bản sắc riêng biệt, khác với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với việc sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, phỏng vấn,... bài viết đi sâu tìm hiểu diện mạo tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và nghi lễ lên đồng hay còn gọi là thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, qua đó, làm rõ những nét đặc trưng và giá trị của loại hình tín ngưỡng này ở miền Trung.
|
- Article
Tác giả : Vũ Hoàng Hiếu (2024-11) - Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí chính thống vào những năm cuối thập niên 90 của thế kỉ trước, người đồng tính, chuyển giới thường gắn liền với những định kiến, kì thị và phân biệt đối xử của xã hội. Tuy nhiên, trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, thái độ xã hội đối với nhóm người này đã thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực. Đó là kết quả của việc tiếng nói, hình ảnh và các câu chuyện của những thân phận này được chia sẻ, giới thiệu, bàn luận ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội; và đặc biệt hơn cả, người đồng tính, chuyển giới đã bước vào nền vãn hóa đại chúng, thậm chí sự xuất hiện của họ càng ngấy càng trở nên phổ biển và có nhiều ảnh hưởng đáng kể. Qua khảo sát một số chương trình truyền hình thực tế có lượng người xem đông đảo thời g...
|
- Article
Tác giả : Nguyễn Thị Phương Châm (2024-11) - Lý Sơn là một khu vực biển đảo rất đặc biệt của Việt Nam: đặc biệt ở vị trí địa lý – đảo tiền tiêu của tổ quốc, đặc biệt ở lịch sử di cư và tụ cư của các tộc người và đặc biệt ở các thực hành tín ngưỡng của cư dân noi đây,... Lý Sơn hiện nay có đa dạng các thiết chế tín ngưỡng, đa dạng các loại hình tín ngưỡng và đa dạng các phương thức thực hành tín ngưỡng, bức tranh tín ngưỡng đó đã tạo ra nhiều giá trị đặc sắc và là chỉ dấu văn hoá nổi trội của cộng đồng này. Đồng thời, các thực hành tín ngưỡng của cư dân Lý Sơn đã góp phần quan trọng tạo nên đa dạng các chiêu kích kết nối, trong đó nổi bật nhất là các chiêu kết nối với cội nguồn, với truyền thống, với các cộng đồng, tộc người khác trong quả khứ và hiện tại,... Sự đa dạng, đa chiều kết nối đó cùng trở thành những giá trị văn hóa ...
|
- Article
Tác giả : Nguyễn Chí Bền (2022-11) - Văn hóa nông thôn Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến nay là một thực thể văn hóa phát triển trong một giai đoạn có nhiều đặc thù và biến đổi. Vận dụng lí thuyết truyền bá văn hóa của các nhà khoa học nước ngoài, bài viết phân tích các yếu tố, các tác nhân lịch sử đến nông thôn Việt Nam giai đoạn này, từ dó phân tích sự biến đổi của văn hóa nông thôn Việt Nam từ năm 1975 đến hiện nay trên các phương diện: chủ thể sáng tạo và khách thê tiếp nhận, cảnh quan làng xã cũng như quá trình đô thị hóa.
|
- Article
Tác giả : Lê Thị Bích Hằng; Nguyễn Đình Hưng; Phạm Thị Kim Ngoan; Bùi Thị Hồng Minh (2022-08) - Kiểm tra trắc nghiệm (MCQ) là một hình thức đo lường và đánh giá ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các trường học. Hình thức đánh giá này đang được hỗ trợ mạnh mẽ trên các nền tảng E-learning, đặc biệt là các hệ thống quản lý học tập. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, việc đánh giá chất lượng các câu hỏi và bài kiểm tra MCQ nói chung và các bài kiểm tra MCQ trực tuyến nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bài báo này giới thiệu một giải pháp đánh giá các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên hệ thống Moodle sử dụng Lý thuyết đáp ứng câu hỏi. Giải pháp được trình bày thông qua một ứng dụng Web mà tác giả cung cấp. Dựa trên kết quả phân tích, các câu hỏi có vấn đề cần sửa sẽ được phát hiện. Quá trình này có thể được tiến hành lặp đi lặp lại để cải thiện chất lượng ngân hàng câu...
|
- Article
Tác giả : Nguyễn Ái Quốc (2022-08) - Theo chương trình giáo dục phổ thông Toán học năm 2018, năng lực giao tiếp trong toán học là một trong những năng lực toán học cốt lõi cần được hình thành và phát triển cho học sinh trong quá trình dạy học Toán. Nghiên cứu này giới thiệu quá trình dạy học Toán thông qua tranh luận khoa học nhằm phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh. Quá trình đề xuất được minh họa thông qua việc dạy nội dung "Góc giữa hai mặt phẳng" (Hình học 11). Tranh luận khoa học đã tạo ra môi trường học tập tương tác và tích cực để đặt nền tảng chân thực để giải quyết vấn đề. Học sinh có thể chia sẻ ý tưởng và suy nghĩ của mình, học hỏi lẫn nhau, để cuối cùng thúc đẩy sự phát triển các thành phần của năng lực giao tiếp toán học.; According to the 2018 Mathematics general education program, the com...
|