- Article
Authors: Trương Thị Thu Hằng (2024-11) - Bài viết trình bày nghiên cứu về sự chuyển đổi phương thức canh tác nông nghiệp của cộng đồng người dân Khmer ờ xã Phủ Cần, huyện Tiếu Cần, tỉnh Trà Vinh diễn ra từ năm 2018 đến nay khi có nhiều hộ dân chuyển từ trồng dừa thu trái sang thu mật hoa và sự ra đời của doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ mật hoa dừa Sokfarm. Vận dụng phương pháp nghiên cứu điền dã Nhân học, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được việc chuyển đổi này luôn gần với quá trình ra quyết định và thực thi quyết định của người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu và biến động của chuỗi nông sản toàn cầu trong những năm qua. Để hiểu được cơ chế hình thành và ra quyết định như là sự trình diễn tính chủ thể của người nông dân trong sự chuyển đổi phương thức canh tác này, chúng tôi vận dụng khung phân tích các mạng lưới ...
|
- Article
Authors: Bàn Thị Quỳnh Giao (2024-11) - Từ xưa người Dao đã đúc kết các bài học trí tuệ, triết lý thành những câu nói ngắn gọn, có vần điệu, giàu hình ảnh, dễ nhớ, dễ hiểu để truyền cho nhau những hiểu biết, kinh nghiệm về thế giới tự nhiên, về đời sống sinh hoạt, sinh kế... Những câu nói ngắn gọn ấy được người Dao gọi là “Kiềm miền nhây voà tạp ” (Tục ngữ Dao), có thể xem đây là một dạng “Bụa quai ” (Túi khôn) của họ. Khảo sát kho tàng “Kiêm miền nháy voà tạp ”, chúng tôi nhận thấy người Dao đặc biệt chú trọng đến thiên nhiên, cũng như mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Đây là nội dung nằm trong mối quan tâm của chúng tôi trong quá trình nghiên cứu về văn hóa tộc người từ góc nhìn của các lý thuyết hiện đại. Bài viết này dựa trên một số luận điểm cơ bản của thuyết sinh thái văn hóa để nghiên cứu về mối quan hệ biện ...
|
- Article
Authors: Trịnh Thi Mai Linh (2024-07) - Dưới thời Pháp thuộc, người Hoa ở Việt Nam được phép tổ chức thành từng đoàn thể, tùy theo nơi sinh quán, tục gọi là “Bang”. Bang được phép mở trường học, lập phòng thương mại. Đến năm 1945, khi đội quân của tướng Lư Hán theo quyết định của Hội nghị Potsdam vào miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân Nhật thì chính quyền Tưởng Giới Thạch nhân cơ hội này làm áp lực với chính quyền thực dân Pháp đòi bãi bỏ “chế độ Bang” của người Hoa ở Việt Nam, thay vào đó bằng những đoàn thể chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Trung Hoa.
Theo đó, “Bang” được thay thế bằng “Hội Hành chính Trung Hoa địa phương”; Tòa lãnh sự Trung Hoa có quyển biểu quyết sự chấp thuận hay từ chổi việc chọn một bang trưởng ỏ Việt Nam; từ nay người Trung Hoa được quyền gia nhập bất cứ một tổ chức, đoàn thể nào nếu họ muốn, không c...
|
- Article
Authors: Lê Thị Thùy Ly (2024-11) - Bài viết này đề cập đến sự phục dựng truyền thống ở một ngôi làng buôn bán nổi tiếng của ngoại thành Hà Nội hiện nay - nơi tốc độ hiện đại hóa đang diễn ra rất nhanh chóng - qua việc hàng khu (hàng xóm trong cùng tổ liên gia) đâm trách công đoạn đào huyệt và đắp mộ trong nghi lễ tang ma. Thực tế điên dã ở nơi đây đã góp thêm một ví dụ cho thấy, trong xã hội đương đại, văn hóa truyền thống không phải sẽ luôn mất đi hoặc mai một như nhận định của nhiều lí thuyết hiện đại, mà ngược lại, có thể tồn tại một cách vững chắc và thậm chí trong một số trường hợp là mạnh mẽ hơn. Từ kết quả nghiên cứu trên, bài viết thảo luận về sự tồn tại của văn hóa truyền thông trong bối cảnh hiện đại hóa.
|
- Article
Authors: Dương Thị Thu Hà (2024-11) - Nhà Mạc là một triều đại đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Sự xuất hiện của Mạc Đăng Dung và vương triều Mạc (từ 1527 đến 1592, giai đoạn sau tiếp tục thời kì trung hưng tại Cao Bằng đến năm 1677) trong tiến trình phát triển lịch sử dân tộc đà tạo ra những chuyên biến tích cực trên nhiều bình diện xã hội. Trong đó phải kể đến việc nhà Mạc đã vận dụng tương quan Tam giáo (Phật - Nho - Đạo) để tạo thành nội lực, vượt qua sự khủng hoảng xã hội cuối thời Lê, từng bước ốn định và đạt được nhiều thành tựu mang dấu ấn cùa một triều đại phong kiến dù chỉ duy trì thực sự trong 65 năm. Việc duy trì tương quan Tam giáo đã tạo ra dấu ấn đặc sắc của văn hóa thời nhà Mạc. Dấu ấn đó thể hiện qua những đặc trưng văn hóa thời nhà Mạc. Từ đó, giúp nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn về thành tựu và đón...
|
- Article
Authors: Trương Thúy Trinh (2024-07) - Thiền sư Liễu Quán (1667-1742), là một vị Thiền sư người Việt có nhiều đóng góp đối với Phật giáo Đàng Trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVIII. Đáng chú ý, trong bối cảnh Phật giáo Đàng Trong phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiếu lực lượng tăng sãi, các chúa Nguyễn tích cực sử dụng hàng ngũ tăg nhân Trung Hoa. Do đó, sự xuất hiện của Thiền sư Liễu Quán cùng vối nỗ lực Việt hoá hật giáo Trung Hoa, đặc biệt là việc lập ra một Thiền phái Phật giáo cho người Việt ở Đàng Trong có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó đã kịp thời giải quyết những khó khăn của đời sống Phật giáo lúc đó, đồng thời đáp ứng nhu cầu thực hành Phật giáo của cộng đồng lưu dân Việt trên vùng đất mới Đàng Trong.
|
- Article
Authors: Ngô Hoàng Nam (2024-07) - Đảng và Nhà nưâc Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề giải quyết chế độ chính sách đối vói thương binh, liệt sĩ và nhận thức đây là một trong nhũng công tác quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TỔ quốc. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chính sách đôì với thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng đã được ban hành, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Sau khi thống nhất đất nưổc, từ năm 1975 đến năm 1985, công tác thương binh, liệt sĩ và người có công vâi cách mạng ngày càng hoàn thiện từ chủ trương, chính sách đến tổ chức thực hiện. Chính nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn, sáng tạo, đầy trách nhiệm của Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước nên công tác thương binh, liệt sĩ, người có công luôn đạt được kết quả tốt mặc d...
|
- Article
Authors: Hà Lê Huyền; Trần Khánh (2024-07) - Thái Lan là quốc gia có vị trí địa chính trị quan trọng ỏ Đông Nam Á, nằm trên bờ biển Adaman của Ấn Độ Dương, có vịnh thông ra Biển Đông của Thái Bình Dương, là một nơi kết nối quan trọng cả đất liền và biển giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo nên Thái Lan trở thành một trong những tâm điểm cạnh tranh ảnh hưỏng của các nước lân, trước hết là Mỹ và Trung Quốc. Hơn nữa, truyền thống văn hóa đốì ngoại của Thái Lan mang tính thực dụng, “lựa chiều”, khai thác khá tốt nhân tố địa lý, nhất là yếu tố "vùng đệm” trong hợp tác và cạnh tranh quốc tế để mở rộng và duy trì không gian an ninh và phát triển của mình.
|
- Article
Authors: Phạm Thị Hồng Hà (2024-08) - Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về hệ thông xã hội chủ nghĩa (XHCN) có một sự chuyển dịch quan trọng. Thay vì chỉ tập trung vào các nưốc xã hội chủ nghĩa lốn như như Liên Xô, Đông Đức, Tiệp Khắc ở châu Âu và Trung Quốc ồ châu Á, các nghiên cứu ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các nước XHCN khác như Triều Tiên hay Việt Nam, đặc biệt là quan tâm đến nỗ lực của các nước này trong việc khẳng định vị thế độc lập và chủ động của mình trong hệ thông xã hội chủ nghĩa, thay vì chỉ là những nưóc phụ thuộc và thụ động đi theo con đường của các nưốc xã hội chủ nghĩa lớn.
|
- Article
Authors: Đào Phương Chi (2024-08) - Bên cạnh chức sự cá nhân như Chủ tế, Tả văn, Độc chúc..., một thành phần không thể thiếu được trong các buổi tế tự làng xã là chức sự tập thể. Nếu như ở các chức sự cá nhân, tiêu chuẩn lựa chọn thường xuyên được đề cập, thì đốì với chức sự tập thể, người ta thường bỏ qua mục đó, mà đi thẳng vào nhiệm vụ, quyền lợi và đôi khi là quy định các hình thức phạt khi không làm tròn nhiệm vụ.
Trên cơ sở phân tích tư liệu của một số' làng xã thuộc khu vực Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng, Từ Liêm, Thường Tín, Phú Xuyên..., bài viết tìm hiểu về những quy định liên quan tới chức sự tập thể được ghi chép trong các văn bản tục lệ, để có thể hình dung được phần nào về họ.
|