- Article
Authors: Nguyễn Thị Dung Huyền (2024-08) - Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, ngành y tế đốì mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Số' lượng cơ sở y tế rất ít, nhất là ở khu vực nông thôn. Trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên y tế còn hạn chế. Trước những khó khăn đó, nhiều chủ trương, chính sách xây dựng hệ thông y tế, nhất là y tế tuyến cơ sở được đề ra. Thực hiện các chính sách đó, với nỗ lực không ngừng của ngành y tế, mạng lưới y tế nông thôn được xây dựng và dần hoàn thiện vối sự ra đời của trạm y tế, nhà hộ sinh phủ rộng khắp các vùng nông thôn từ đồng bằng đến miền núi. Các cơ sở y tế đó nhanh chóng phát triển xuống tận hợp tác xã, đi sâu vào các đội sản xuất góp phần đem lại những nhận thức khoa học đầu tiên cho nhân dân lao động ở nông thôn.
|
- Article
Authors: Nguyễn Hồng Dương; Nguyễn Thị Quế Hương (2024-08) - Sự đa dạng về tộc người, về vị trí địa lý, cảnh quan môi trường... kéo theo sự đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo. Một trong những tín ngưỡng chủ đạo là tín ngưỡng sông nước, tiếp theo là tín ngưỡng liên quan đến sản xuất, tổ nghề, tín ngưỡng cộng đồng (gia đình, gia tộc, đòng họ, thôn làng). Với người Việt là tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng nơi đình thần, với người Khmer là thờ thần có tên Nesk Tà (quen gọi Ông Tà).
|
- Article
Authors: Nguyễn Văn Quý (2024-08) - Miền Trung Việt Nam là cái nôi của Văn hóa Sa Huỳnh. Nền văn hóa này hình thành từ thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên và được xem là tiền đề hình thành văn hóa Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành, tức Champa sau này với một số đặc trưng điển hình; đồng thời cũng dễ nhận thấy các hoa tai hình quả cầu hai đầu hình thú vật. Mẫu hoa tai này còn được tìm thấy ở Thái Lan, Philippines, Mailaysia,.... Ngoài ra, khảo cổ học còn phát hiện một số loại tiền, vũ khí và một số vật dụng vào những năm đầu Công nguyên khiến cho ta hình dung về mạng lưới mậu dịch trên biển, cũng như giao thoa ván hoá với Ấn Độ, Trung Quốc.
|
- Article
Authors: Phạm Thị Vượng (2024-08) - Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng kinh tế thực hiện một trong ba nhiệm vụ, chức năng “đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất”.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ trên mặt trận kinh tế. Thời kì hòa bình trên miền Bắc (1955-1964), quân đội trồ thành đội quân tiên phong trong công cuộc tái kiến thiết miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Thời kì kháng chiến chông Mỹ, cứu nước (1964-1975), khi cuộc kháng chiến chổng Mỹ bưốc vào giai đoạn cam go, hàng vạn quân đội tham gia xây dựng kinh tế được đưa trỏ lại chiến trường miền Nam tham gia phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiên đấu.
|
- Article
Authors: Lưu Anh Rô (2024-09) - Việc Mạc Cảnh Huống từ bỏ vai trò của mình để cùng Nguyễn Hoàng vào Nam thực hiện giấc mộng “rạch đôi sơn hà” vẫn còn là một ẩn số của lịch sử. Đó có thể là một quyết định sáng suốt của một con người nhạy cảm về chính trị song cũng không loại trừ là kế sách “tính chuyện về sau” của nhà Mạc, bởi khi Cảnh Huôhg vào Nam ít lâu thì nhà Mạc tiêu vong bởi thế lực chính trí vua Lê - chúa Trịnh. Dẫu lý do gì thì các cựu thần nhà Lê cũng đã thẳng tay gạch tên Mạc Cảnh Huống ra khỏi phả đồ nhà Mạc. Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử khi liệt kê những người con của Mạc Đăng Doanh gồm 7 con trai thì không có ai tên là Mạc Lịch hay Mạc cảnh Huống: “Con trưởng là Phúc Hải, thứ 2 Phúc Tư, thứ 3 Kính Điển, thứ 4 Lý Thiền, thứ 5 Lý Hòa, thứ 6 Hiệp Thái, thứ 7 Đôn Nhượng”.
|
- Article
Authors: Nguyễn Thanh Tuyền (2024-09) - Cuộc chiến chông Xiêm lần thứ hai năm 1842 được ghi chép rõ ràng, hoặc chi tiết hoặc khái quát, trong nhiều tác phẩm sử học khác nhau (Cuộc chiến lần thứ nhất diễn ra nãm 1834). Có thể kể đến các công trình tiêu biểu do triều Nguyễn biên soạn, đó là Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Quốc triều chính biên toát yếu...', và một số công trình sử học của tư nhân soạn â đầu thế kỉ XX như Bản triều bạn nghịch liệt truyện, Việt Nam sử lược...
|
- Article
Authors: Vũ Thị Thu Giang (2024-08) - Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2. Biển Đông được bao bọc bởi 8 nước Đông Nam Á (Việt Nam, Philippines, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia) và Trung Quốc. Vì vậy, Biển Đông còn có tên gọi khác là biển Đông Nam Á.
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Thắm (2024-08) - Tháng 4/2018, CHDCND Triều Tiên tuyên bố đã hoàn thành phát triển hạt nhân, chính thức chuyển từ chính sách “Song tiến ” được duy trì hàng thập kỳ sang chính sách mới “Tập trung tổng lực xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa ”, đánh dấu một sự thay đổi chính sách lớn của nước này. Nhưng do vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên luôn là vấn đề nóng, nên chính sách mới của trước này chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận và cả các nhà nghiên cứu. Trên cơ sở nội dung các văn bản chỉ thị của Đảng, chính sách, luật pháp, Hiến pháp... của CHDCND Triều Tiên được ban hành từ năm 2012 đến nay, bài viết làm rõ quá trình chuẩn bị, nội dung trọng tâm và tình hình triển khai của chính sách này. Đồng thời, thông qua đó, bài viết cũng đưa ra một sô nhận xét, đánh giá bước đầu về sự thay đổi chỉnh ...
|
- Article
Authors: Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2024-08) - Bài viết trình bày một số nhận thức căn bản về vai trò thiết yếu của cân bằng nội môi đối với sức khỏe toàn diện từ những thành tựu tiến bộ của các ngành khoa học liên ngành về ý thức, trong đó có Sinh lý học thần kinh, Di truyền học biểu sinh, Miền dịch học tâm thần kinh và Sinh học lượng tử. Thay vì phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngoài thiếu bền vững, các nghiên cứu cấp tiến đề xuất việc áp dụng những phương pháp y học thay thế, nhằm kích hoạt tiềm năng chuyển hóa và tái tạo to lớn của cơ thể người - hệ thống sinh học cao cấp vốn đã được cấu trúc hết sức toàn diện và đồng bộ, từ đó, tái xác lập trạng thái cân băng nội môi, phát triển sức khỏe thể chất, tinh thần và môi trường bền vững. Hiểu biết sâu sắc, nhận thức và niềm tin đúng đắn dựa trên cơ sở vững chắc của những thành tựu khoa...
|
- Article
Authors: Trần Thị Thanh Huyền (2024-08) - Trong giai đoạn 1939-1945 - Chiến tranh Thế giới thứ Hai, tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động. Pháp tham chiến tại Việt Nam. Để thuận lợi cho việc khai thác của cải ở Việt Nam phục vụ cho chính quốc, Pháp đã thi hành hàng loạt chính sách để tiêu diệt các tổ chức cộng sản. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đã nhanh chóng chuyển hướng chỉ đạo cách mạng. Trong đó, vấn đề phương pháp đấu tranh với kẻ thù trong tình hình mới là một nhiệm vụ quan trọng được Đảng liên tục đề ra tại các hội nghị Trung ương, cụ thể là Hội nghị 6 (tháng 11/1939), Hội nghị 7 (tháng 11/1940), Hội nghị 8 (tháng 5/1941). Trong giai đoạn này, nhất là từ sau Hội nghị Đảng Cộng sản Đông Dương lần 8 (tháng 5/1941), hàng loạt báo cách mạng ở Bắc kỳ đã ra đời, góp phần tuyên truyền, hướng dẫn...
|