- Article
Authors: Đặng Thu Thủy; Nguyễn Xuân Cường (2024-08) - Quỹ tài chinh nhà nước ngoài ngân sách là một công cụ tài chỉnh linh hoạt, được sử dụng để bổ sung cho ngân sách quốc gia và huy động nguồn lực xã hội phục vụ các hoạt động của khu vực công. Các quỹ này có thể được sử dụng để hỗ trợ đầu tư cho những lĩnh vực cần khuyến khích, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và minh bạch, nhà nước cần quản lý chặt chẽ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngăn sách, đảm bảo chúng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể. Kinh nghiệm quản lý các quỹ này của Trung Quốc là trường hợp mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan.
|
- Article
Authors: Lê Lan Anh; Nguyễn Thị Hạ (2024-08) - Trải qua nhiều giai đoạn thực hiện chiến lược cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên trở thành một cường quốc mới nổi hàng đầu thể giới với những thành tựu về phát triển kinh tể, nâng cao sức mạnh tổng hợp. Hiện nay, thế và lực về kinh tể của Trung Quốc có thể gảy ảnh hưởng đảng kể tới nhiều quốc gia, khu vực cũng như kinh tể thế giới. Sự phát triển vượt trội của kỉnh tể Trung Quốc hiện cũng đang thách thức vị thể cường quỏc sỏ một của Mỹ. Bài viêt phân tích thực trạng phát triên kinh tế của Trung Quốc trên các lĩnh vực thương mại, tài chỉnh, khoa học và công nghệ, đầu tư; từ đó đảnh giá tác động của sức mạnh kinh tể Trung Quốc tới xu thể chính trị, kinh tế Mỹ.
|
- Article
Authors: Phạm Quỳnh An (2024-08) - Hồ Xuân Hương được coi là nhà thơ của phụ nữ. Trong nhiều sáng tác thơ Nôm, bà đã thê hiện khát vọng nữ quyên, đòi hỏi sự bình đẳng cho giới mình. Một trong những vũ khí đâu tranh cho nữ quyền của thơ Nôm Hồ Xuân Hương chính là tiếng cười trào phúng, qua đó bà lên án chế độ phong kiến hủ lậu tước đoạt quyền tự do sống và tự do yêu đương của người phụ nữ. Bài viết tìm hiểu mối quan hệ giữa tiếng cười trào phúng và khát vọng nữ quyền trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, từ đó khẳng định thơ Hồ Xuân Hương không những là một bước tiến vượt bậc của thơ trào phúng trung đại mà còn là tiếng nói mạnh mẽ của văn học nữ quyền thời bấy giờ.
|
- Article
Authors: Nguyễn Anh Cường; Trần Quang Khải (2024-09) - Những điểm nóng trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung không chỉ phản ảnh mức độ quyết liệt và cấp bách tức thời của cuộc ganh đua mà còn khởi đầu cho những thay đổi mang tính chiến lược mới trong quan hệ hai nước. Những thay đổi đó được biểu hiện thông qua các định chế, quan điểm, chính sách. Còn sự điều chỉnh cạnh tranh có tính chiến lược biểu hiện tập trung qua các sự kiện nổi bật có vai trò dẫn dắt của Mỹ hay Trung Quốc khi họ tham gia. Bài viết tập trung phân tích ba điểm nóng, bắt đầu từ những căng thẳng quân sự có thể dẫn tới xung đột toàn diện ở bán đảo Đài Loan, đến sự quyết liệt trong chạy đua giành vị trí dẫn đầu lĩnh vực công nghệ cao và sự hiện diện quyền lực của Mỹ và Trung Quốc trong cuộc xung đột Ukraine.
|
- Article
Authors: Ông Văn Năm (2024-08) - Alvin Toffler là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn trong thế kỳ XX. Ông là một nhà chính luận, nhà chính trị, nhà phân tích nói tiêng với những dự đoán về tác động của công nghệ và sự thay đổi xã hội, góp phần định hình cách con người nhìn nhận, đánh giá về sự phát triển của xã hội và làm thể nào để chuẩn bị cho tương lai. Alvin Toffler là tác giả của nhiều cuốn sách “best seller” trên thế giới, trong đó có "Củ sốc tương lai” (Future Shock), "Làn sóng thứ ba" (The Third Wave) và “Thăng trầm quyền lực” (Powershift). Bài viết khái lược về các công trình và tóm tắt những tư tưởng cơ bản của ông.
|
- Article
Authors: Lộc Thị Thủy (2024-09) - Từ năm 2020 đến nay, thông qua cơ chế ASEAN - Mekong, Việt Nam đã thúc đẩy hợp tác với các nước tiểu vùng Mekong trong các vấn đề môi trường, xã hội và văn hóa. Quá trình hợp tác này giúp Việt Nam và khu vực phối hợp giải quyết nhiều vấn đề có liên quan trực tiếp đến lợi ích an ninh, kinh tế, chính trị của các nước. Tuy vậy, Việt Nam và các nước tiêu vùng Mekong cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nội tại như: an ninh nguồn nước, tội phạm xuyên biên giới, buôn bán ma túy ở khu vực và sự cạnh tranh nước lởn Mỹ - Trung đang ngày càng gia tăng. Bài viết tập trung phân tích chủ trương, chính sách và quá trình triển khai hợp tác của Việt Nam với các nước tiểu vùng Mekong về văn hóa, xã hội, môi trường nhằm đưa ra một số đánh giá và dự báo về chính sách này trong thời gian tớ...
|
- Article
Authors: Vũ Kiều Oanh; Dương Thị Tuyết Nhung (2024-09) - Thực tiễn tư pháp ở các nước cho thấy, với vai trò là nguồn bổ sung cho pháp luật thành văn, cơ sở pháp lý cho hoạt động xét xử, án lệ có xu hướng ngày càng phát triển. Để bản án/quyết định cùa tòa án trong một vụ án cụ thể trở thành án lệ, mỗi nước đều có quy trình hình thành án lệ mà họ cho là hợp lý. Điều đó đã làm cho sự hình thành án lệ ở các nước có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định. Bài viết tìm hiểu quy trình hình thành án lệ của một số quốc gia trên thê giới, từ đó rút ra một số kinh nghiệm gợi mở cho việc hình thành án lệ ở Việt Nam.
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Lê (2024-09) - Từ năm 2014, những tuyên bố của giới chức Nga và Tổng thống Vladimir Putin liên quan tới chính sách của Moscow đối với Ukraine đã gợi đến sự xuất hiện của một học thuyết mới nào đó về chính sách đối ngoại và an ninh của Nga, đặc biệt là liên quan đến không gian hậu Xô viết. Cho đến nay, tuy cách gọi có thể khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu đều ít nhiều tổng hợp và khái quát một số yếu tố quan trọng của học thuyết Putin/chủ nghĩa Putin này, trong đó nổi bật là: thế giới quan đế quốc (nhà nước trung ương tập quyền), tinh thần bảo thủ chống phương Tây, và yếu tố tôn giáo (Chính thống giáo). Bài viết tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước góp phần làm rõ các vấn đề nêu trên.
|
- Article
Authors: Trần Thị Thanh (2024-07) - Trung Đông là khu vực có vị trí địa chiến lược quan trọng, nơi có trữ lượng dầu tnỏ và khí đốt hàng đầu thế giới và có ảnh hưởng lớn đến an ninh năng lượng toàn cầu. Những thập kỷ gần đây, Trung Đông đóng vai trò là một trong những động lực chính của sự chuyến đổi kinh tế - chính trị, quân sự toàn cầu liên quan đến nền tảng trật tự thế giới. Chính vì thế, khu vực này luôn là mục tiêu trọng tâm trong chiến lược của các nước lớn, trong đó có chính quyền Mỹ. Ở mỗi thời kỳ của mọi nhà lành đạo, Mỹ đều triển khai chính sách mang dấu ấn cả nhân người đứng đầu nước này đối với Trung Đông, và Tổng thống Joe Biden cũng không ngoại lệ. Năm 2021, sau khi lên nắm quyền, dựa trên những triển vọng khu vực, chính quyền Biden đã đưa ra những chính sách mới đối với Trung Đông. Tuy nhiên, việc chính ...
|
- Article
Authors: Trần Nam Tiến (2024-07) - Trên thực tế, quan hệ kinh tế Mỹ - Nga ít nhận được sự chú ý hơn so với quan hệ địa chính trị hay quan hệ chính trị của hai cường quốc. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô (Nga thừa kế phần lớn hiện nay) có hệ tư tưởng đối lập, hệ thống kinh tế, chính trị hoàn toàn khác nhau. Bước vào thế kỷ XXI, trải qua nhiều thay đổi của bối cảnh thế giới và tình hình khu vực với dấu hiệu của sự hình thành trật tự kinh tế thế giới, quan hệ kình tế Mỹ - Nga có tác động không nhỏ đến cục diện chung. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung vào các nội dung chính sau: (i) Trật tự kinh tế thế giới mới: (ii) Khái quát quan hệ kinh tế Mỹ - Nga giai đoạn 2001-2020; (iii) Nhận xét tác động của quan hệ kinh tế Mỹ - Nga đối với trật tự kinh tế thế giới.
|