Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 68901-68910 of 69108 (Search time: 0.101 seconds).
  • Article


  • Authors: Chu Thị Bích Thu; Nguyễn Diệu Hương (2024-12)

  • Kỳ họp Lưỡng hội (Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân - Chính hiệp và Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc - Quốc hội) diễn ra vào tháng 3 hằng năm là một trong những sự kiện chính trị quan trọng nhất trong năm của Trung Quốc; đồng thời đây cũng có thể được coi là cơ hội để thế giới có cái nhìn tổng thể về tình hình chính trị và kinh tế - xã hội của quốc gia này. Kỳ họp Lưỡng hội năm 2024 cho thấy các mục tiêu phát triển kinh tế và chấn hưng đất nước của Trung Quốc vẫn là những nội dung then chốt. Đối với lĩnh vực văn hóa, trong bối cành cuộc đua công nghệ toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh tới chiến lược số hóa văn hóa, thúc đẩy quá trình ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác giá trị văn hóa, đồng thời nâng cao mức độ dịch vụ miễn phí tại các địa điểm...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thanh Hương; Ngô Thị Mai Diên; Trần Thị Thanh Tuyến (2024-12)

  • Bài viết tập trung phân tích thực trạng an ninh công việc của lao động nữ tại các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, an ninh công việc của lao động nữ tại khu vực này ở mức tương đối tốt và chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố, đó là: (1) Hài lòng với đồng nghiệp; (2) Hài lòng về mức thu nhập; (3) Cơ hội phát triển nghề nghiệp; và (4) Chế độ làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Đây là các dữ liệu khoa học quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý địa phương, các đơn vị quản lý khu công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm đảm bào an ninh công việc cho người lao động.

  • Article


  • Authors: Trần Hoài (2024-07)

  • Bài viết này dựa trên việc lược thuật một cách hệ thống các nghiên cứu đi trước cùng những quan sát thực địa của tác giả, phân tích sự biến đổi của tính thiêng trong thiết chế tự quản tại các cộng đồng làng ở Tây Nguyên từ truyền thống cho tới những năm gần đây. Bài viết cùng chỉ ra vai trò trong "bộ máy tự quản ” bị biển đổi ý nghĩa và mất đi tính thiêng khi, từ chổ ngầm ẩn trong đời sống hàng ngày, "chính thức hóa" vào bộ máy hành chính qua các giai đoạn lịch sử cho tới ngày nay. Bên cạnh đó, những quan sát thực tế của tác giả đưa ra gợi ý rằng, dù đã trải qua nhiều biến đổi, những nhu cầu duy trì sự cân băng cho tính thiêng, sự thích ứng ở mức độ nào đó cùa các cộng đồng cũng đang giúp gìn giữ những yếu tố thiêng này trong quản lý cộng đồng. Từ đó, bài viết đưa ra những thảo luận...

  • Article


  • Authors: Bùi Thanh Bình; Nguyễn Thị Nga (2024-12)

  • Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và ban hành nhiều quyết sách quan trọng để bảo đảm quyền bình đẳng trong học tập đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi. Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện chính sách giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp và kết quả nghiên cứu của Đề tài cấp Cơ sở, bài viết tập trung phân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số tại tỉnh Lai Châu thời gian qua.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Xuân Hòa (2024-12)

  • Tỉnh Bình Thuận có tiềm năng phát triển du lịch mạo hiểm nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, phân bổ theo nhiều dạng địa hình, địa mạo khác nhau. Khu vực phía Tây - Tây Nam của tỉnh chủ yếu là dạng địa hình núi cao, nơi đầu nguồn của một số con sông như La Ngà, La Ngâu,... Còn khu vực có địa hình gò, đồi phân bố theo dài hẹp ngang chạy dài từ Bắc xuống Nam. Ngoài ra còn có dạng địa hình đồng bằng ven biển, với một số đồi cát ở Bàu Trắng, Mũi Né có các màu sắc khác nhau, cùng với các bãi biển nổi tiếng. Với những lợi thế này, việc sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong phân vùng du lịch mạo hiểm ở tỉnh Bình Thuận sẽ góp phân thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển mạnh mẽ.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Đình Hòa; Lý Hoàng Mai; Nguyễn Phương Thảo (2024-12)

  • Kinh tế tập thể, hợp tác xã được xác định là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương và có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Tuy nhiên, tốc độ và chất lượng tăng trưởng của khu vực này vẫn chưa cao so với các khu vực kinh tế khác. Bối cảnh mới đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi tiếp tục làm rõ, bổ sung và phát triển lý luận cũng như hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

  • Article


  • Authors: Lưu Thị Thu Thủy; Nguyễn Thu Hằng (2024-12)

  • Hiện nay, sự ra đời của thành phố thông minh (đô thị thông minh - Smart city) là xu hướng tất yếu nhằm giải quyết nhiều vấn đề tồn tại của đô thị hiện đại mà những kiểu đô thị truyền thống không giải quyết được, từ đó tạo nên một môi trường văn minh, tiện lợi hơn. Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong khu vực và trên thế giới về xây dựng thành phố thông minh. Bài viết tổng quan về khái niệm, đặc điểm, làm rõ những vấn đề trong phát triển thành phố thông minh của Nhật Bản, từ đó gợi ý kinh nghiệm cho Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Lê Văn Lợi; Trần Thị Thu Hiền (2024-07)

  • Với việc sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và khảo sát về tôn giáo, bài viết giới thiệu khái quát về nguồn lực của Công giáo ở Đắk Lắk gồm: nguồn lực vật chất, tinh thần, nguồn nhân lực và nguồn vốn xã hội. Tuy nhiên, việc phát huy nguồn lực của Công giáo tại Đắk Lắk còn khiêm tốn, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của Công giáo. Sự quản lý, phối hợp ở cả phía chính quyền cũng như phía cá nhân, tổ chức Công giáo có lúc, có nơi còn chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả. Hơn thế nữa, do chưa được chủ trọng, khai thác, phát huy đúng mức các giá trị văn hóa, đạo đức và nguồn lực của Công giáo phục vụ cho đời sống xã hội, nên kết quả còn một số hạn chế, bất cập. Từ đó, bài viết đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị giải pháp về nhận thức, phương thức, nội dung, nhằm phát huy ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Khắc Đức;  Advisor: Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (2024-07)

  • Cùng với hoạt động tôn giáo, các tôn giáo ở Việt Natn cũng tích cực hoạt động xã hội đóng góp cho cộng đồng, đất nước, thể hiện thông qua lĩnh vực giáo dục, y tế, từ thiện, nhân đạo, cứu trợ xã hội... Theo đà phát triển của xã hội, những hoạt động này của tôn giáo ngày càng được quan tâm phát triển đa dạng. Các tổ chức tôn giáo sẽ tiếp tục thành lập và hoạt động các trường, lớp mầm non, lớp học tình thương, dạy nghề; các phòng khám Đông Tây y, Tuệ Tĩnh đường, trạm xá, phòng thuốc nam, trại phong; cũng như không ngừng tăng cường các hoạt động từ thiện, nhân đạo, cứu trợ xã hội. Hơn nữa, tôn giáo sẽ tham gia sâu hơn vào các lĩnh vực xã hội, như thành lập và hoạt động các trường, lớp tiểu học, cao đẳng, đại học, bệnh viện, phòng khám đa khoa khi điều kiện pháp lý thuận lợi hơn.

  • Article


  • Authors: Bôn Si Môn Ca Na An (2024-06)

  • Văn hóa truyền thống cùa tộc người Bru-Vân Kiều rất phong phú và có nhiều giá trị. Tuy nhiên, hiện nay khi Việt Nam có chính sách đổi mới gắn với cơ chế thị trrường và công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, người Bru - Vân Kiều giao lưu, tiếp xúc và sống xen cư với nhiều dân tộc ở địa phương đã làm không chỉ kinh tế mà còn văn hóa truyền thống của người Bru-Vấn Kiều có nhiều biến đổi. Nội dung bài viết này sẽ phân tích và đánh giá một số biến đổi cũng như các nhân tố tác động đến sự biến đổi đó trong đời sống vật chất và tinh thần của công đồng Bru-Vân Kiều ở xã Ea Hiu, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắc Lắk. Trên cơ sở đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của người Bru- Vân Kiều trong bối cảnh hiện nay.