Tìm kiếm

Tác giả

Chủ đề

Năm xuất bản

Toàn văn

Kết quả tìm kiếm

Hiện thị kết quả từ 68911 đến 68920 của 69108
  • Article


  • Tác giả : Đỗ Xuân Huỳnh (2024-07)

  • Huyện Kim Sơn được thành lập năm 1829 nhờ công lao to lớn cùa Nguyễn Công Trứ (1778-1859) là doanh điền sứ triều Nguyễn, đã mở ra một trang sử mới cho vùng đất Ninh Bình. Trong giai đoạn đầu lập huyện Kim Sơn có rất nhiều vấn đề khó khăn, nhà sư Phồ Tế trụ trì chùa Phúc Nhạc, huyện Yên Khánh đã có công giúp Nguyễn Công Trứ hoàn thành việc khai hoang, lập ấp. Đó cùng chính là nơi gắn với lịch sử Tổ đình Kim Liên, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Bài viết sẽ trình bày quá trình hình thành, phát triển của Tổ đình Kim Liên với các thế hệ tổ khai sáng và trụ trì tại Tổ đình, đồng thời, làm rõ vai trò tư tưởng nhập thế, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo ngay từ thời Nguyễn cùng như Phật giáo lại vùng đất này.

  • Article


  • Tác giả : Huỳnh Văn Út (2024-07)

  • Nghi lễ Phật giáo nói chung, nghi lễ Phật giáo trong Thiền phái Lâm Tế Gia Phổ nói riêng, từ xưa đã được chư vị Tổ sư vận dụng giáo lý Phật giáo một cách phong phú vào nền văn hóa Việt Nam. Căn cứ vào hoàn cảnh của con người Việt Nam, chư vị Tổ sư đã lập ra những lễ nghi phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm phổ biến những bài kinh, câu kệ, đưa vào những giai điệu âm nhạc dân tộc với mục đích khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến; đồng thời, hình thành bộ môn nghi lễ có quy thức được phổ cập trong thiền phái, giúp cho sự ứng phó đạo tràng luôn hài hòa với đặc tính quần chúng, làm gắn bó thêm giữa đạo và đời. Nghi lễ Phật giáo trong Thiền phái Lâm Tế Gia Phổ mang những nét đặc trưng chung của Phật giáo Bắc truyền, nhưng cùng có nét đặc trưng riêng. Bài viết trình bày nghi lễ...

  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Thị Tố Uyên (2024-07)

  • Ở thời kỳ Lý, Trần, một trong những yếu tổ quyết định vị thế quan trọng trong xã hội và thúc đẩy sự phát triển hưng vượng của Phật giáo chính là việc các cơ sở thờ tự thường sở hữu một số lượng ruộng đất lớn, có thể lên đến hàng ngàn mẫu, được gọi là ruộng chùa hay còn gọi là ruộng Tam bảo. Nguồn gốc của ruộng đất chùa thời Lý, Trần rất đa dạng: do hoàng gia, vương thất, quý tộc cho đến dân chúng ban cấp hoặc cúng dường, hay được trích từ ruộng đất công làng xã, hoặc được hình thành từ việc các tăng, ni khai phá, canh tác. Có thể thấy, những chính sách thời Lý, Trần về đất đai, trong đó có đất chùa, đã có những giá trị nhất định và được nhà nước Việt Nam hiện nay kế thừa, phát triển. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một số vấn đề của ruộng đất chùa thời Lý, Trần...

  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Thanh Tùng (2024-03)

  • Thờ cúng liệt sĩ ở người Việt là hiện tượng tín ngưỡng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi cả yếu tố dân gian và thể chế, diễn ra ở cả phạm vi gia đình và công cộng. Sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phạm trù này dẫn đến một tình trạng đặc biệt, đó là liệt sĩ không bị ràng buộc bởi chỉ một cách quan niệm, cách thờ cúng nhất định, mà linh hoạt đóng các vai đòi hỏi những kiểu ứng xử khác biệt theo từng hoàn cảnh. Cách mà người trong cuộc giải quyết những vấn đề tâm linh phát sinh gắn với thờ cúng liệt sĩ cho thấy hệ quả đa dạng của quá trình tương tác giữa chính sách Nhà nước với thực tiễn văn hóa dân gian, đồng thời phản ánh tính đa dạng của hệ thống niềm tin và giá trị văn hóa trong bối cảnh hiện nay.

  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Ngọc Mai (2024-07)

  • Bài viết giới thiệu một số tư liệu mới về chùa Thưa (còn có tên gọi là Sưa), một ngôi chùa đã mất dấu hơn 100 năm tại Hà Nội. Với tư liệu điền dã và tư liệu lịch sử, bài viết khăeng định về sự tồn tại trong lịch sử về một ngôi chùa có niên đại thời Lý Nhân Tông và nhân vật Từ Lan được thờ tại đây. Ngoài ra, bài viết cũng cho thấy rõ giá trị cùa ngôi chùa trong hệ thống chùa thờ quốc sư Từ Đạo Hạnh và lễ hội chùa Láng.

  • Article


  • Tác giả : Võ Thị Mai Phương (2024-06)

  • Khôi phục và định hình trang phục sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình là một bước đi quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa. Người Chứt, thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, hiện không còn giữ được trang phục truyền thống, do đó, việc tái tạo và định hình bộ trang phục đặc trưng không chỉ giúp bảo tồn di sản văn hóa mà còn tạo nên biểu tượng cho cộng đông. Quá trình này bao gồm sự tham gia tích cực của cộng đồng Chứt, với vai trò quan trọng của các già làng và người có uy tín, nhằm đàm bảo trang phục phản ánh đúng phong tục, tín ngưỡng và lịch sử của dân tộc. Các buổi khảo sát, thảo luận và thử nghiệm trang phục giúp người dân trực tiếp đề xuất, đánh giá và điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu và nền tảng văn hóa của tộc người. Việc định hìn...

  • Article


  • Tác giả : Phan Thị Hoa Lý (2024-06)

  • Những năm gần đây, ở nước ta, đi cùng với sự phát triển rầm rộ của các lễ hội dân gian là phong trào phục dựng di tích, lễ hội, xây mới nhiều cơ sở thờ tự, “làm mới sắc phong” và nhu cầu vinh danh cho di tích. Cùng với thực tế đó là sự xuất hiện của nhiều nghiên cứu về chủ đề di sản, ở những góc độ khác nhau, trong đó, góc độ được thảo luận nhiều nhất là vấn đề quyền đối với di sản sau khi được Nhà nước vinh danh mà ít có nghiên cứu nào quan tâm đến vấn đề quyền của các chủ thế đối với các di tích được phục dựng một cách tự phát và chưa được Nhà nước ghi danh là di sản. Bài viết này tìm hiểu trường hợp một ngôi đình làng đã bị bỏ hoang và trở thành phế tích từ lâu, nay được phục dựng từ nguồn kinh phí xã hội hóa, trong đó, chủ yếu do một “Mạnh Thường Quân ” là người làng tài trợ. Qu...

  • Article


  • Tác giả : Trần Đức Sáng (2024-06)

  • Các nghi thức, nghi lễ trong tang ma truyền thống của người Pa Cô ở huyện A Lưới được xem như một hình thức tôn giáo cổ xưa vẫn tồn tại đến ngày nay. Nét chung nhất ở đây là những nghi lễ và lòng tin vào người chết đang sống ở một thế giới bên kia. Những nghi lễ này đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong chu trình vòng đời của mọi con người. Bài viết giới thiệu về quy trình nghi lễ trong tang ma truyền thống của người Pa Cô để thấy rõ mối quan hệ giữa thế giới người sống và chết, thế giới quan bản địa và các mối tương trợ xã hội, quan hệ hôn nhân và các giá trị văn hóa tâm linh, tất cả tạo nên một nét đặc trưng văn hóa tộc người.

  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Giáo (2024-06)

  • Bài viết bàn về khuôn mẫu giới trong văn hóa truyền thống dưới ảnh hưởng của Nho giáo và văn hóa bản địa Việt Nam. Từ việc xem xét các tư liệu về giới ở Việt Nam, bài viết nhấn mạnh rằng có những bằng chứng cho thấy văn hóa bản địa Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á đã cấp cho người phụ nữ một vị thế quan trọng trong đời sống gia đình cũng như ngoài xã hội, bất kể những ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo. Văn hóa bản địa Việt Nam mang một tinh thần bình đẳng giới theo cách riêng của nó và tinh thần bình đẳng ấy đã góp phần định hình khuôn mẫu giới đối với người phụ nữ.

  • Article


  • Tác giả : Lâm Nhân (2024-06)

  • Cà phê là một thuật ngữ quốc tế và thân thuộc với hầu hết công dân toàn cầu. Cà phê bao hàm đầy đủ các vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hoá, môi trường, nông nghiệp, công nghiệp, thị trường,... và ngày càng khẳng định vai trò của mình đối với đời sống xã hội. Không chỉ là tách cà phê, đó là di sản văn hóa của nhân loại. Tiếp cận dưới góc độ di sản văn hóa phi vật thể, bài viết phân tích về cà phê ở Việt Nam với các giá trị và mục tiêu phát triển bền vững.