- Article
Authors: Rodney Harrison; Phạm Quỳnh Phương (2024-06) - Chương này giới thiệu khái niệm di sản và xem xét các cách sử dụng khác nhau của nó trong xã hội đương đại. Qua đó, chương viết cung cấp nền tảng cho sự phát triển của các nghiên cứu di sản phê bình như một lĩnh vực học thuật được quan tâm, và đặc biệt là cách thức mà các nghiên cứu di sản đã phát triển để hồi đáp các phê bình khác nhau về chính trị và văn hóa đương đại, trong bối cảnh phi công nghiệp hóa, toàn cầu hóa và chủ nghĩa xuyên quốc gia.
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Hà Phương; Trần Kiêm Minh (2022-09) - Chuẩn bị giáo viên toán tương lai có đủ kiến thức để dạy toán hiệu quả là một vấn đề quan trọng trong đào tạo giáo viên toán tại các trường sư phạm. Nghiên cứu này xác định kiến thức mà giáo viên toán dự bị cần có để dạy biến thiên dữ liệu từ biểu đồ thống kê trong chương trình Toán ở trường phổ thông; sau đó tiến hành khảo sát để đánh giá kiến thức của giáo viên toán tương lai để dạy nội dung này. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức của giáo viên toán tương lai được khảo sát vẫn còn thiếu về cả kiến thức môn học và kiến thức sư phạm để dạy biến thiên dữ liệu từ biểu đồ thống kê. Để dạy hiệu quả khái niệm này, theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, giáo viên toán tương lai cần có sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất của biến thiên dữ liệu, đồng thời phát triển và rèn lu...
|
- Article
Authors: Đoàn Thị Tuyến (2024-06) - Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam là địa điểm du lịch nổi tiếng, được giới thiệu là nơi “tái hiện đời sống, nếp sinh hoạt của các dân tộc trên khắp lãnh thổ nước ta”. Tại đây, du khách có thể tham quan các công trình kiến trúc độc đáo của các dân tộc ví dụ tháp Chăm, chùa Khmer, nhà Rồng Tây Nguyên hay tham gia trải nghiệm, thưởng thức các món ăn truyền thống của các dân tộc như thịt trâu gác bếp, bánh dày, bánh rợm, xôi ngũ sắc, thịt khau nhục... Ngoài ra, du khách cũng có thể mượn/thuê trang phục của các dân tộc thiểu số để chụp ảnh lưu niệm. Ở đây có trang phục truyền thống của các dân tộc: Chăm, Khmer, Dao, Thái và Mông. Trong bài viêt này, tác giả tập trung phân tích các hoạt động “tái hiện đời sống, nếp sinh hoạt” của người Tày ở Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Vi...
|
- Article
Authors: Diêm Kiệt Hoa (2024-06) - Việc đúc kết giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa là yêu cầu tất yếu đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, là nhu cầu của thời đại trước tinh hình phức tạp mà Trung Quốc phải đối mặt trong giai đoạn quan trọng của cuộc cải cách sâu rộng, toàn diện. Nhận thức được điều đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc hết sức coi trọng việc đề xuất giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa như là một sự tích hợp các yêu cầu giá trị liên quan đến đất nước, xã hội và công dân, định hướng việc xây dựng quốc gia, xã hội và hình mẫu công dân, thiết lập nên định hướng giá trị cho con dường xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Trong bài viết này, chúng tôi nhìn lại quá trình hình thành, sự phổ biến và thực hành các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, từ đó, bước đầu chỉ ra...
|
- Article
Authors: Đào Thị Minh Thảo (2024-06) - Nhận thấy vai trò, giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng ta và đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch đã ra sức xuyên tạc giá trị, tính khoa học, cách mạng của chủ nghía Mác - Lênin, xuyên tạc, phủ nhận công lao và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trước yêu cầu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, càn đẩy mạnh cuộc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên phương diện lý luận; tiếp tục làm sáng tỏ nội dung, giá trị của các nguyên lý, luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tường Hồ Chí Minh; không ngừng bổ sung, phát triển tư tưởng, lý luận trên cơ sở thực tiễn đời sống; chủ động ứng phó, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng; bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Min...
|
- Article
Authors: Vũ Thị Kiều Phương (2024-06) - Đối với Việt Nam hiện nay, xây dựng hệ giá trị quốc gia nhằm kiến tạo giá đỡ, phát huy nội lực và hình thành động lực thúc dẩy sự phát triền bền vững đất nước là hết sức cần thiết và cấp bách. Góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, bài viết này đề xuất và luận giải một số định hướng cơ bản đối với việc xây dựng hệ giá trị quốc gia Việt Nam trong thời kỳ mới. Đó là: thứ nhất, xây dựng hệ giá trị quốc gia Việt Nam cần quán triệt phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; thứ hai, xây dựng hệ giá trị quốc gia Việt Nam phải phù hợp với thực tiễn, điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước; thứ ba, xây dựng hệ giá trị quốc gia Việt Nam bảo đảm tạo nguồn lực nội sinh, hình thành động lực thúc đẩy phát triển bền vừng đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; thứ tư, hệ giá ...
|
- Article
Authors: Phạm Văn Dương (2024-06) - Sau hơn 40 năm kiên trì thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc về kinh tế. Tuy nhiên, xã hội Trung Quốc cũng nảy sinh những xung đột giá trị, đạo đức xã hội xuống cấp. Những vấn đề này có ảnh hưởng tiêu cực tới sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Do vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra mục tiêu xây dựng hộ giá trị con người Trung Quốc đương đại để định hướng cho việc giáo dục và bồi dưỡng những phẩm chất và năng lực cho những con người có sứ mệnh phục hưng dân tộc Trung Hoa. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung làm rõ một số vấn đề xây dựng hệ giá trị con người Trung Quốc đương đại.
|
- Article
Authors: Nguyễn Dương Hùng (2024-06) - Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những mục tiêu quan trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hiện nay, xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói riêng đang có nhiều thời cơ, song cũng gặp không ít thách thức. Bài viết luận giải một số vấn đề đặt ra trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta trước tác dộng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và khuyến nghị phương hướng nhằm xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh mới.
|
- Article
Authors: Phạm Thị Hường (2024-06) - Chủ nghĩa xã hội sinh thái (Eco-socialism) là một trào lưu tư tưởng mới được hình thành từ trong phong trào sinh thái phát triển mạnh mẽ ở Mỹ và Châu Âu những năm 1960 - 1970 của thế kỷ XX. Đến nay, quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa xã hội sinh thái trải qua 3 giai đoạn, đi từ khởi phát (những năm 1960 - 1970) đến phát triển (những năm 1980) và cơ bản trưởng thành (những năm 1990) với nhiều đại diện tiêu biểu. Chủ nghĩa xã hội sinh thái ghi dấu ấn trong lĩnh vực tư tưởng bởi hệ thống quan niệm, quan điểm về mô hình xã hội chủ nghĩa sinh thái và quá trình chuyển đổi của nó, trong dó, quan niệm về kinh tế là nổi bật và sắc nét hơn cả. Quan niệm về kinh tế trong mô hình phát triển của xã hội chủ nghĩa sinh thái phản ánh tư duy mới, mang tính cách mạng bởi nguyên tắc trung ...
|
- Article
Authors: Phan Thị Hà (2024-06) - Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang chi phối, tác động mạnh mẽ đến mọi phương diện của đời sống xã hội, mọi lực lượng của nền sản xuất xã hội. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng nguồn nhân lực công nghiệp, nâng cao chất lượng giai cấp công nhân được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên cơ sở làm rõ những nội dung mới về lý luận của việc xây dựng nguồn nhân lực lao động công nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời dựa trên các kết quả nghiên cứu khảo sát và những tài liệu thứ cấp về thực trạng đội ngũ công nhân và lao động công nghiệp tỉnh Vĩnh Long, bài viết phân tích thực trạng, phát triển đội ngũ này và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng nguồn nhân lực lao động công nghiệp và đội ngũ công nhân Vĩnh ...
|