Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 68961-68970 of 69101 (Search time: 0.049 seconds).
  • Article


  • Authors: Phạm Thị Hường (2024-08)

  • Phân hóa xã hội ở Việt Nam thời kỳ đồi mới là một quá trình phức tạp, vừa phản ánh xu hướng biến đổi khách quan của sự phát triển, vừa là hệ quả chủ quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước vấn đề này, Đàng ta đã có những nhặn định từ sớm nhằm đàm bảo định hướng quá trình phát triển xã hội chủ nghĩa không đi chệch hướng. Trên cơ sở khái quát xu hướng nghiên cứu và hệ thống hóa những dòng quan điểm chủ đạo, phổ quát về phân hóa xã hội ở Việt Nam thời kỳ đồi mới, bài viết tập trung phân tích làm rõ nhận thức của Đàng Cộng sàn Việt Nam VC phân hóa xã hội.

  • Article


  • Authors: Lê Thị Lan (2024-09)

  • Mô hình hoạt động doanh nghiệp xã hội, xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay, đã có nhiều kết quả đóng góp thiết thực cho kinh tế, góp phần thực hiện an sinh xã hội, hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Tìm hiểu mối quan hệ giữa mô hình hoạt động doanh nghiệp xã hội (Social Enterprise) với công tác quản lý phát triển xã hội sẽ cho ta thấy rõ hơn tầm quan trọng của quản lý phát triển xã hội trong thúc đẩy các quá trình phát triển xã hội vì tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Bài viết gồm ba phần: về mục tiêu chung của doanh nghiệp xã hội và quản lý phát triển xã hội trong lĩnh vực xã hội; về vai trò hỗ trợ của Nhà nước và những tác động xã hội tích cực của doanh nghiệp xã hội trong 15 năm...

  • Article


  • Authors: Trần Văn Phòng (2024-09)

  • Trên cơ sở phân tích tính đặc thù của mô hình quàn lý phát triển xã hội trong điều kiện một đàng duy nhất cầm quyền như Việt Nam, bài viết làm rõ quan hệ giữa ba thành tố Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong mô hình quản lý phát triển xã hội này; đồng thời, đề xuất ba giải pháp bảo đảm quan hệ hài hòa giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền: xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Minh Hoàn (2024-10)

  • Thế giới ngày nay đang ở trong thời kỳ phát triển lớn, thay đổi lớn và điều chỉnh lớn. Trong bối cảnh đó, căn cứ theo xu thế và quy luật chung của sự biến đổi lịch sử như C.Mác đã vạch ra đồng thời căn cứ vào quá trình Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác và tư tưởng truyền thống Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định: “nhân loại sống trong cùng một ngôi làng toàn cầu, lợi ích, sự đồng cam cộng khổ và tương lai của các nước gắn liền với nhau. Đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn của tư tưởng “Cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại” của Tập Cận Bình. Theo đó, xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại” là một yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển hiện tại và tương lai của xã hội loài người. Có thể thấy, đây là tư tưởng đã phá vỡ giới hạn nhận thức về c...

  • Article


  • Authors: Hoàng Minh Quân (2024-10)

  • Tri Tân là một tạp chí có địa vị nổi bật trong lĩnh vực văn hóa, học thuật ở Việt Nam những năm 40 của thế kỷ XX. Là một tạp chí tập trung vào khảo cứu lịch sử, Tri Tân đã đóng vai trò quan trọng đổi với sự phát triển của nền sử học Việt Nam hiện đại. Đóng góp của Tri Tân không chỉ nằm ở những nghiên cứu cụ thể, góp phần cung cấp sử liệu, làm sáng tỏ nhiều vấn đề còn chưa rõ ràng hoặc còn nghi vấn trong lịch sử dân tộc, mà quan trọng hơn, còn nằm ở chỗ đã đưa ra một quan điểm sử học có tính khoa học, tiến bộ, qua đó thúc đẩy sự phát triển tư duy sử học của người Việt Nam. Trong bài viết này, sau khi khái quát tinh thần hoạt động sử học của Tri Tân, chúng tôi đi vào phân tích quan điểm sử học được thể hiện trên Tri Tân với hai nội dung chủ yểu: quan điểm thực chứng về sử liệu và tinh...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Tuấn Anh; Lê Thị Minh Thảo (2024-10)

  • Quản lý phát triển xã hội, quản trị phát triển xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển đất nước. Vì vậy, nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý phát triển xã hội, quản trị phát triển xã hội phù hợp với nước ta trong bối cảnh mới hiện nay và thời gian tới là yêu cầu thực sự cần thiết. Góp phần vào quá trình nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý phát triển xã hội, quản trị phát triển xã hội, bài viết này sẽ tập trung vào hai nội dung: thứ nhất, trình bày những điểm cơ bản về phát triển xã hội; thứ hai, đề cập đến một số mô hình quản lý phát triển xã hội, quản trị phát triển xã hội, bao gồm: Mô hình hành chính công Weber, mô hình quản lý công mới, mô hình nhà nước Weber kiểu mới, mô hình quản trị công mới, mô hình quản trị thời đại kỹ thuật số, và mô hình lai hay...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Hiền (2024-09)

  • Chủ nghĩa Mác là hệ thống lý luận khoa học thống nhất được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bàn là triết học Mác, kinh tế chính trị học Mác và chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong đó, triết học Mác là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; đóng vai trò trang bị cho con người cách nhìn khoa học và phương pháp đúng đắn để nhận thức, cải tạo và phát triển thế giới, vì thế nó được coi là “linh hồn sống” của chủ nghĩa Mác. Nhiều giá trị khoa học đã làm nên sức sống trường tồn cùa triết học Mác, bởi lẽ chúng dựa trên thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng – chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nghiên cứu những giá trị khoa học làm nên sức sống trường tồn của triết học Mác có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo vệ, bổ sun...

  • Article


  • Authors: Hoàng Thị Thúy An (2024-09)

  • Maria Montessori (1870-1952) là một nhà giáo dục người Ý, người từng 3 lần được đề cử giải Nobel hòa bình năm 1949. Bà được biết đến với tư cách là nhà sáng lập và thực hành phương pháp giáo dục Montessori, một phương pháp giáo dục sớm dành cho lứa tuổi nhỏ đã và đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Phương pháp Montessori, cũng giống như nhiều phương pháp giáo dục khác, đều được xây dựng dựa trên một nền tảng triết học nhất định, trong đó có triết học về con người. Trên cơ sở khẳng định nhân học triết học là xuất phát điểm, là bệ đỡ cho các quan điểm sư phạm và giáo dục của Maria Montessori, bài viết tập trung phân tích 2 nội dung trong vấn đề con người được đề cập trong nhiều tác phẩm của bà, là: (1) quan niệm về bản chất con người và (2)...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Ánh Hồng Minh (2024-10)

  • Henry Sidgwick (1838 - 1900), triết gia Anh thế kỷ XIX, đã xác định ba phương pháp chính để đánh giá hành vi về mặt đạo đức, gồm phương pháp của thuyết vị kỷ, thuyết trực giác và thuyết công lợi (hay còn gọi là thuyết vị lợi). Mặc dù, cố gắng kết hợp và dung hòa các phương pháp đạo đức với nhau thành một hệ thống, Sidgwick vẫn nhận thấy rõ sự xung đột giữa các phương pháp này. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích quan niệm của Henry Sidgwick về các phương pháp đạo đức, từ đó đưa ra một số nhận định chung, những đóng góp và hạn chế về mặt tư tưởng trong quan niệm của ông về các phương pháp đạo đức.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Tuấn Anh (2024-10)

  • Bài viết chú giài quan điểm của Erich Fromm về tự do trong xã hội hiện đại. Theo ông, sự phát triển của xã hội đã mang đến những thành tựu vượt bậc về khoa học, kỹ thuật cùng sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc nhưng con người vẫn chưa đạt được tự do đích thực. E.Fromm cho rằng, chỉ khi xây dựng thành công một xã hội giúp các thành viên phát triển toàn diện, tích cực tham gia vào các hoạt động chung và thiết lập các mối quan hệ chân thành dựa trên tình yêu thương, con người mới có thể đạt được tự do thực sự, tránh được những sự cô đơn và bất lực trong cuộc sống của mình.