- Article
Authors: Phan Thị Anh Thư (2023-01) - Trong thế kỷ XXI, hành trình quay trở về “chủ nghĩa khu vực”, tăng cường tương tác và phát triển quan hệ sâu rộng với ASEAN là bước đi quan trọng của ngoại giao Hàn Quốc, khởi đầu từ việc thay đổi tư duy kết giao nước lớn bằng định hướng củng cố quan hệ với các nước láng giềng đang phát triển ở Đông Nam Á. Xuất phát từ thực tế trên, bài nghiên cứu tập trung phân tích, luận giải cả hai mặt thành công, hạn chế của mô hình hợp tác Hàn Quốc - ASEAN hiện nay; trên cơ sở đó, bước đầu rút ra những hàm ý chính sách cho Việt Nam trong quá trình tìm kiếm, xác lập một chiến lược hợp tác tối ưu, phù hợp với bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu.
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Dung; Lê Đình Dương (2023-04) - -
|
- Article
Authors: - (2013-04) - This is a substantial (400 pages) and, in many ways, comprehensive discussion of a range of interconnected themes, texts, and topoi in the literature of New Zealand. There is a shortish introduction and then chapters of sixty or so pages each on isolation in the back-country; outsiders and misfits; the lonely and the alone in the fiction of Janet Frame; Maurice Gee and postmodern isolation; women, isolation, and history; and cultural deracination and isolation.
|
- Article
Authors: Trần Thanh Dũ (2023-02) - Đối với hầu hết người dân Việt Nam, cụm từ “khẩu hiệu tuyên truyền” ngày càng trở nên phổ biến. Một khẩu hiệu ngắn gọn, dễ nhớ có tác dụng rất lớn đối với người tiếp nhận, đặc biệt là đến hành vi, tâm lý xã hội và thậm chí (người thừa kế tư duy đạo đức xã hội của họ. Nó còn chuyển đổi nhận thức của họ thành những hành động tích cực nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp như mong đợi. Để Để hiểu thấu đáo, sâu sắc thuật ngữ và tận dụng tốt nhất ngôn ngữ trong các khẩu hiệu tuyên truyền, cần tiến hành khảo sát, đánh giá tổng thể việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong các khẩu hiệu đã được sử dụng trong cả nước. Kho ngữ liệu bao gồm 900 khẩu hiệu tuyên truyền được chọn lọc kỹ lưỡng đã được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1975. Được thiết kế cả về mặt định lượng và định tính, kết hợp giữa phân tích ...
|
- Article
Authors: Trịnh Cẩm Lan (2023-02) - Dựa trên số liệu từ hai từ điển phương ngữ Nghệ Tĩnh, bài viết cố gắng xây dựng lại sự tương ứng ngữ âm thông thường giữa phương ngữ Nghệ Tĩnh và phương ngữ Bắc Bộ. Dữ liệu cho thấy có tám loại tương ứng. Tuy nhiên, để tìm hiểu sự biến đổi từ nguyên âm cổ sang nguyên âm đôi tiếng Việt hiện đại, bài viết chỉ nghiên cứu sự tương ứng giữa nguyên âm đơn Nghệ Tĩnh và nguyên âm đôi Bắc Bộ. Các hóa thạch là minh chứng cho một quá trình biến đổi từ nguyên âm cổ sang nguyên âm đôi trong phương ngữ Bắc Bộ *e > iê, *a > ươ, *o > uo. Để hỗ trợ cho việc phân tích, một số số liệu địa lịch sử và số liệu về quá trình phân chia Việt - Mường cũng được huy động. Bài viết hy vọng sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu các phương ngữ cổ trước khi chúng biến mất trong cơn lốc hiện đại hóa, đô thị hóa và san bằng ph...
|
- Article
Authors: Nghiêm Thúy Hằng; Đồng Xuân Dương (2023-03) - Trong kỷ nguyên kinh tế “bình thường mới” (新常态), Chính phủ Trung Quốc đang hướng tới mô hình tăng trưởng định tính (hay cho mô hình tăng trưởng định lượng hiện có. Để phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ sản xuất sang phát triển công nghệ cao, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chiến lược “Khởi nghiệp và đổi mới đại chúng” (大众创业, 方众创新) thông qua việc đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm tạo ra các động lực tăng trưởng mới mang tính bền vững. Các chính sách mới của Chính phủ Trung Quốc đã khiến văn hóa khởi nghiệp, cơ sở hạ tầng và các nền tảng hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp phát triển nhanh chóng. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng, những thành tựu và hạn chế của hệ sinh thái khởi nghiệp của Trung Quốc trong giai đoạn 2012-2022, trên cơ sở đ...
|
- Article
Authors: Lê Văn Yên; Nguyễn Thị Mộng Tuyền (2023-01) - Trước những chuyển biến nhanh chóng của tình hình quốc tế, nhất là nguy cơ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đến gần, vận mệnh của dân tộc Việt Nam giục giã người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Với nhãn quan chính trị sáng suốt, Người đề nghị Quốc tế Cộng sản cử Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Mùa đông năm 1938, Người đến Trung Quốc, giữa lúc phát xít Nhật mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn cõi Trung Quốc, Người trực tiếp tham gia Hồng quân, cùng nhân dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nhật Bàn. Đặc biệt, Người dùng báo chí, một vũ khí sắc bén viết nhiều bài tố cáo tội ác dã man của phát xít Nhật, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Trung Quốc, đồng thời xây đắp tình đoàn kết, hữu ngh...
|
- Article
Authors: Nguyễn Diệu Hương (2023-03) - Trong bối cảnh phát triển mới, Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh hơn nữa vai trò của quá trình xây dựng chính phủ pháp trị. Xây dựng chính phủ pháp trị là việc tạo nên một bộ máy chính quyền có mọi hành động đều tuân theo quy định của pháp luật, bảo đảm lợi ích cho người dân. Căn cứ vào sự thay đổi của thời đại, Trung Quốc đã đưa ra hai nhiệm vụ mới cần thực hiện để xây dựng chính phủ pháp trị, đó là: xây dựng hệ thống ứng phó với các sự kiện bất ngờ, bảo đảm về khoa học kỹ thuật. Hai nhiệm vụ này đã được Trung Quốc thực hiện bằng những giải pháp rất mới, nâng cao hiệu quả cho quá trình xây dựng chính phủ pháp trị, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.
|
- Article
Authors: Trương Thúy Trinh (2023-03) - Để củng cố địa vị chính trị trên vùng đất mới, ngay từ rất sớm các chúa Nguyễn chủ trương phát triển Phật giáo, coi Phật giáo là bệ đỡ tư tưởng đáp ứng nhu cầu tôn giáo của số đông thành phần cư dân (Việt, Hoa, Chăm, Khmer), nó khiến cho các thực hành Phật giáo giữ vai trò nổi trội trong đời sống tôn giáo ở Đàng Trong. Đây là lý do hầu hết các nghiên cứu về chính quyền chúa Nguyễn ở giai đoạn này thường hưởng sự quan tâm vào các khía cạnh của đời sống Phật giáo như chùa chiền, tăng sĩ, tông phái, các thực hành Phật giáo...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Thu Hiền (2023-04) - Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là cầu nối quan trọng giữa hệ thống chính trị ở cơ sở với nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức, trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm vụ là đòi hỏi tất yếu đối với đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Bài viết khái quát một số thành tựu và những hạn chế cần khắc phục trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện thành công nhiệm vụ này trong thời gian tới.
|