Tìm kiếm

Tác giả

Chủ đề

Năm xuất bản

Toàn văn

Kết quả tìm kiếm

Hiện thị kết quả từ 711 đến 720 của 69119
  • Article


  • Tác giả : Trương Phan Thanh Thủy (2023-02)

  • Năm 2022 là một năm đầy biến động, khó khăn đối với toàn thế giới. Đại dịch Covid - 19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới. Chiến tranh giữa Nga và Ukraine khiến căng thẳng leo thang, gây ra lạm phát, khủng hoảng năng lượng, lương thực ở nhiều nước trên thế giới. Những vấn đề này đều ảnh hưởng đến chính trị của Mông cổ. Chính phủ Mông cổ trong năm 2022 cũng có những biến đổi lớn. Bài viết trình bày những vấn đề chính trị nổi bật của Mông cổ trong năm 2022.

  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Thị Huyền Trang; Nguyễn Minh Hạnh (2023-03)

  • Được biết, thực hành sư phạm là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình đào tạo nghề của sinh viên. Hoạt động sư phạm đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành sự sẵn sàng của người giáo viên tương lai. Sự thành công của sinh viên sư phạm tốt nghiệp có đáp ứng được yêu cầu của nhà trường phụ thuộc rất lớn vào môi trường học tập cũng như quá trình thực tập ngay từ khi họ được đào tạo ở trường đại học. Hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động này đối với sinh viên sư phạm, Trường Đại học Ngoại ngữ đã có những điều chỉnh về chính sách và yêu cầu đối với hoạt động thực hành sư phạm của sinh viên. Một trong những thay đổi lớn có thể kể đến là việc áp dụng hồ sơ thực tập mang tên Internship Portfolio. Nghiên cứu này khảo sát ý kiến ​​của 382 sinh viên sư phạm về các y...

  • Article


  • Tác giả : Hoàng Thị Yến (2023-03)

  • Bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan các nghiên cứu trước đây về nhận thức, đánh giá đặc điểm cấu trúc vi mô của Từ điển tiếng Hàn chuẩn của các chuyên gia ngôn ngữ học Hàn Quốc. Theo các chuyên gia này, điểm nổi bật quan trọng của Đại từ điển này là việc ứng dụng chi tiết và thể hiện các quy tắc ngữ pháp trong từng từ tiêu đề. Do đó, Đại từ điển góp phần quan trọng trong việc tiêu chuẩn hóa tiếng Hàn, làm nền tảng cho việc sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế trong thông tin cụ thể về hình thái, ngữ pháp, định nghĩa, ví dụ minh họa trong cấu trúc mục. Những đặc điểm vi cấu trúc của từ điển được trình bày trong nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và biên soạn từ điển tiếng Việt với quy mô lớn.; The article...

  • Article


  • Tác giả : Lê Mai Vân; Hoàng Thị Hương Giang (2023-02)

  • Việc nghiên cứu những lỗi mắc phải trong dạy và học ngoại ngữ và cách khắc phục chúng luôn là trọng tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Một số nghiên cứu đã khám phá niềm tin và thực tiễn của giáo viên cũng như nhận thức và sở thích của học sinh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của việc phạm lỗi và tần suất sửa lỗi trong các giờ học EFL, đặc biệt trong bối cảnh dạy tiếng Anh như ngoại ngữ ở Việt Nam. Nghiên cứu này xem xét quan điểm của cả giáo viên và học sinh về những vấn đề này. Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn bán cấu trúc với giáo viên và phỏng vấn nhóm tập trung với sinh viên tại một trường đại học công lập ở Việt Nam. Các phát hiện cho thấy cả sự nhất quán và mâu thuẫn giữa quan điểm của giáo v...

  • Article


  • Tác giả : Trấn Thị Kim Tuyến (2023-03)

  • Bài viết “Đặc điểm của ngôn từ và giá trị nhân văn, văn hóa trong hai truyện ngắn Đất (của Anh Đức) và Tình yêu đất (của Võ Hồng)” nghiên cứu đặc điểm của ngôn từ cũng như những giá trị nhân văn, văn hóa thể hiện trong truyện ngắn về Chúng tôi thu thập số liệu bằng cách khảo sát những đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp, giá trị con người, văn hóa được thể hiện trong hai truyện ngắn Đất (của Anh Đức) và Tình yêu đất (của Võ Hồng). đóng góp thiết thực không chỉ cho nghiên cứu giảng dạy mà còn là tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên quan tâm tìm hiểu lý luận về đặc điểm ngôn từ và các giá trị nhân văn, văn hóa thể hiện trong tác phẩm văn học.; The paper “The characteristics of words and human, cultural values in two short stories: Đất (by Anh Duc) and Tình yêu đất (by Vo Hong)" inves...

  • Article


  • Tác giả : Vương Thị Hường (2023-01)

  • Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Thăng Long - Hà Nội không còn là kinh đô - trung tâm chính trị của cả nước từ sau khi vua Gia Long chuyển kinh đô vào Huế năm 1802. Tuy nhiên, giới trí thức Thăng Long – Bắc Hà về cơ bản vẫn là những người có uy tín với nền học thuật nước nhà. Đứng trước nguy cơ bị đồng hóa văn hóa của thực dân Pháp, trí thức Thăng Long đã có nhiều hoạt động để chấn hưng văn hóa dân tộc như: xây dựng các trường học tư thục, sáng tác thơ văn yêu nước, khắc in mộc bản phổ biến kiến thức, ... Bài viết giới thiệu phong trào khác in mộc bản tại Thăng Long - Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của giới trí thức Thăng Long nhằm thúc đẩy tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc.

  • Article


  • Tác giả : Bùi Thanh Thủy (2023-04)

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hành dân chủ là quá trình đúc kết những đóng góp, tầm ảnh hưởng to lớn của nhân dân đối với sự phát triển của đất nước. Bài viết làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ và xây dựng nên dân chủ xã hội chủ nghĩa, sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chi Minh vào thực hành dân chủ xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Hải Dương (2023-05)

  • Cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về tự học và học tập suốt đời. Trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay thì việc học tập theo tấm gương tự học của Người là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Bài viết khái quát tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên ba khía cạnh: tấm gương về ý chí, tấm gương về phương pháp và tấm gương học tập suốt đời. Trên cơ sở đó, bài viết cũng đặt ra yêu cầu đối với việc đào tạo đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

  • Article


  • Tác giả : Phạm Thanh Hằng (2023-04)

  • Phật giáo đã có quá trình gắn bó, đồng hành với dân tộc Việt Nam. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam, Phật giáo tỉnh Thái Nguyên nêu cao đường hướng hành đạo "đạo pháp - dân tộc – chủ nghĩa xã hội ”, tham gia đóng góp nhiều hoạt động "ích đạo lợi đời”. Bài viết tập trung khái quát về hoạt động xã hội của Phật giáo Việt Nam nói chung và sự kế thừa, phát huy mạnh mẽ tinh thần nhập thế đó trong Phật giáo tỉnh Thái Nguyên.

  • Article


  • Tác giả : Bùi Nguyên Long; Chu Tuấn Việt (2022-12)

  • Mặc dù đã được áp dụng trong ngành ngoại giao Việt Nam từ những năm 1990 đến nay, khái niệm “hàm ngoại giao" vẫn chưa thực sự phổ biến và được nhận thức đầy đủ. Trong nhiều trường hợp "hàm ngoại giao " và "chức vụ ngoại giao " chưa được phân biệt rõ, chưa được vận dụng đúng quy định và hiệu quả khi triển khai công tác đối ngoại. Bài viết trước hết nhằm cung cấp thông tin cho độc giả để hiểu rõ hơn nội hàm của chức danh đặc trưng này - cấp hàm duy nhất dành cho khối dân sự. Trên cơ sở nghiên cứu thông lệ quốc tế, quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn triển khai công tác phong hàm ngoại giao, bài viết xác định một số nội dung cần tháo gỡ để có thể phát huy hiệu quả vai trò của hàm ngoại giao trong Đề án chiến lược xây dựng và phát triển ngành, hướng đến mọi nền ngoại giao chuyê...