Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 721-730 of 67929 (Search time: 0.012 seconds).
  • Article


  • Authors: Phạm Thanh Hằng (2023-04)

  • Phật giáo đã có quá trình gắn bó, đồng hành với dân tộc Việt Nam. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam, Phật giáo tỉnh Thái Nguyên nêu cao đường hướng hành đạo "đạo pháp - dân tộc – chủ nghĩa xã hội ”, tham gia đóng góp nhiều hoạt động "ích đạo lợi đời”. Bài viết tập trung khái quát về hoạt động xã hội của Phật giáo Việt Nam nói chung và sự kế thừa, phát huy mạnh mẽ tinh thần nhập thế đó trong Phật giáo tỉnh Thái Nguyên.

  • Article


  • Authors: Bùi Nguyên Long; Chu Tuấn Việt (2022-12)

  • Mặc dù đã được áp dụng trong ngành ngoại giao Việt Nam từ những năm 1990 đến nay, khái niệm “hàm ngoại giao" vẫn chưa thực sự phổ biến và được nhận thức đầy đủ. Trong nhiều trường hợp "hàm ngoại giao " và "chức vụ ngoại giao " chưa được phân biệt rõ, chưa được vận dụng đúng quy định và hiệu quả khi triển khai công tác đối ngoại. Bài viết trước hết nhằm cung cấp thông tin cho độc giả để hiểu rõ hơn nội hàm của chức danh đặc trưng này - cấp hàm duy nhất dành cho khối dân sự. Trên cơ sở nghiên cứu thông lệ quốc tế, quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn triển khai công tác phong hàm ngoại giao, bài viết xác định một số nội dung cần tháo gỡ để có thể phát huy hiệu quả vai trò của hàm ngoại giao trong Đề án chiến lược xây dựng và phát triển ngành, hướng đến mọi nền ngoại giao chuyê...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Huyền (2023-05)

  • Trong bối cảnh một thế giới đang có nhiều đổi thay mạnh mẽ như hiện nay, việc nâng cao dân trí cho Nhân dân không chỉ là điều kiện để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mỗi người dân và xã hội mà hơn thế nữa, nó còn mang ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững và tiến bộ của đất nước. Vì vậy, bài viết tập trung phân tích một số quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao trình độ dân trí cho Nhân dân, từ đó chỉ ra sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay.

  • Article


  • Authors: Trần Nhật Minh; Trần Hoài Thu (2023-05)

  • Lý luận khoa học là thực tiễn được chưng cất, tinh luyện có vai trò như là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Với tư cách là người đứng đầu Đảng và nhà nghiên cứu lý luận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất chú ý đến lý luận và việc phát triển lý luận trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bài viết góp phần làm rõ tư duy, quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lý luận và phát triển lý luận ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Cao Hoàng Long (2023-04)

  • Hình tượng robot trong điện ảnh: Hai thái cực thiện và ác; Nỗi ám ảnh về robot giống con người. Từ điện ảnh đến trải nghiệm đời thực: Robot trong thực tế thường không có hình dáng giống con người, và đặc biệt là không có tính cách cực đoan như những người “anh chị em” trong điện ảnh. Điện ảnh đã giúp các nhà phát triển và sản xuất robot hiểu rõ tâm lý của người tiêu dùng. Quan điểm về robot từ điện ảnh giúp đưa ra các sản phẩm phù hợp với kỳ vọng của công chúng, tăng cơ hội thành công cho các sản phẩm robot được phát triển trong tương lai.

  • Article


  • Authors: ThS. Trịnh Thị Hiền (2023-03)

  • Estonia được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy, lan tỏa chuyển đổi số và có nền kinh tế số thâm nhập vào tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội. Việc xây dựng thể chế chính sách tạo hành lang pháp lý thúc đẩy đã giúp cho nền kinh tế số của Estonia có sự phát triển nhanh chóng.

  • Article


  • Authors: Trần Văn Liệu (2023-03)

  • Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định xây dựng "Trung Quốc kỹ thuật số" là yếu tố quan trọng để thúc đẩy hiện đại hóa quốc gia, là động lực mạnh mẽ để tạo ra lợi thế mới trong cạnh tranh toàn cầu, có ý nghĩa lớn và có tác động sâu rộng đến việc xây dựng một đất nước XHCN hiện đại, thúc đẩy toàn diện quá trình phục hưng dân tộc Trung Hoa.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Trọng Khánh (2023-05)

  • Vai trò dữ liệu trong quản trị công của cơ qua nhà nước (CQNN): Hỗ trợ xây dựng chính sách và ra quyết định; Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của Chính phủ; Tăng cường trách nhiệm và tính minh bạch của CQNN. Giải pháp và định hướng tăng cường quản trị dữ liệu của CQNN: Thay đổi nhận thức về vai trò của dữ liệu; Xây dựng định hướng và chiến lược dữ liệu; Hoạch định và thu thập dữ liệu đáp ứng nhu cầu quản lý; Tổ chức hợp lý các cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung; Cung cấp, chia sẻ, khai thác dữ liệu thông suốt; Quản trị và đảm bảo chất lượng dữ liệu; Sử dụng dữ liệu để cải cách hành chính (CCHC) và đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân,...